Vì sao môi tê

Tình trạng tê môi thường tự hết, nhưng bạn có thể áp dụng một số liệu pháp khắc phục nhanh để chữa tê môi. Thử uống thuốc kháng histamine hoặc kháng viêm và chườm lạnh nếu môi bị sưng. Nếu môi không sưng, hãy chườm ấm và mát-xa môi cho máu lưu thông. Với chứng tê môi dai dẳng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu có các biểu hiện như chóng mặt, lú lẫn, khó phát âm hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác kèm theo tê môi, có thể đây là phản ứng dị ứng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

  1. 1

    Uống thuốc kháng histamine. Môi bị tê hoặc có cảm giác châm chích có thể liên quan đến phản ứng dị ứng nhẹ, nhất là khi kèm theo các triệu chứng như ngứa, sưng hoặc khó chịu trong dạ dày. Bạn hãy thử uống thuốc chống dị ứng không kê toa để chữa môi tê hoặc cảm giác châm chích và các triệu chứng kèm theo.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chú ý đến thức ăn và đồ uống mà bạn nạp vào trước khi các triệu chứng xuất hiện. Cố gắng xác định và loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi chế độ ăn. Ngừng dùng son dưỡng môi hoặc các sản phẩm tương tự mà bạn đã dùng trước khi bị tê môi.
    • Trong trường hợp dị ứng thức ăn nghiêm trọng, cảm giác châm chích hoặc tê có thể báo hiệu tình trạng phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng và cần phải cấp cứu. Bạn hãy gọi dịch vụ cấp cứu và dùng bút tiêm tự động, chẳng hạn như Epi-Pen nếu có.

  2. 2

    Chườm lạnh để giảm sưng. Nếu hiện tượng tê kèm theo sưng, bạn hãy chườm túi đá lên vùng da bị tê 10-15 phút. Tình trạng sưng và tê có thể là do bị côn trùng đốt, va đập hoặc chấn thương nhẹ, hoặc do dị ứng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tình trạng sưng có thể chèn ép mạnh lên các dây thần kinh trên mặt và gây tê.
    • Bạn cũng có thể uống thuốc kháng viêm để giúp giảm sưng.

  3. 3

    Chườm ấm nếu không có hiện tượng sưng. Không nên chườm lạnh nếu bạn không bị sưng. Vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu lưu thông đến môi, và liệu pháp chườm ấm có thể giúp tăng cường lưu thông máu.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Lưu lượng máu giảm có thể chỉ là phản ứng với nhiệt độ lạnh, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn như hội chứng Raynaud. Bạn cần liên lạc với bác sĩ nếu có các triệu chứng khác kèm theo, chẳng hạn như tê các ngón tay ngón chân.

  4. 4

    Mát-xa hoặc cử động vùng bị tê. Ngoài liệu pháp chườm ấm, bạn có thể thử xoa bóp môi để làm ấm và tăng cường lưu thông máu. Thử cử động miệng và môi, hít không khí vào giữa hai môi để làm rung môi.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy National Heart, Lung, and Blood Institute Đi tới nguồn

    • Rửa tay trước và sau khi mát-xa môi.

  5. 5

    Dùng thuốc để trị chứng lở môi. Cảm giác tê và châm chích có thể xảy ra ngay trước khi bệnh lở môi xuất hiện. Nếu nghi ngờ lở môi là nguyên nhân khiến môi bị tê, bạn có thể bôi thuốc mỡ không kê toa hoặc hỏi bác sĩ về việc kê toa thuốc chống virus.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể thử dùng liệu pháp vi lượng đồng căn, chẳng hạn như đắp một lát tỏi lên vết lở môi trong 10-15 phút. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ liệu pháp điều trị nào, ngay cả các liệu pháp tại nhà.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Hỏi bác sĩ xem liệu các loại thuốc bạn đang uống có phải là nguyên nhân gây tê không. Một số loại thuốc như prednisone có thể làm tê mặt. Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ hiện tượng này là tác dụng phụ của thuốc.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy MedlinePlus Đi tới nguồn

    • Kể với bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc bạn đang uống và hỏi về các tác dụng phụ của chúng hoặc các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hỏi về các thuốc thay thế nếu bạn tin rằng một loại thuốc nào đó là nguyên nhân gây tê môi.

  2. 2

    Hỏi về tình trạng thiếu hụt vitamin B. Ngoài các nguyên nhân khác, sự thiếu hụt vitamin B-12 cũng có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, gây cảm giác châm chích hoặc tê ở bàn tay và bàn chân kèm theo yếu cơ. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng thiếu hụt vitamin và có nên uống thực phẩm bổ sung không.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy Harvard Medical School Đi tới nguồn

    • Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B bao gồm những người trên 50 tuổi, người ăn chay, người sụt cân sau phẫu thuật và người có bệnh lý dẫn đến hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng, hoặc người đang uống các loại thuốc như Nexium, Prevacid, hoặc Zantac.

  3. 3

    Hỏi bác sĩ về hội chứng Raynaud. Nếu bạn thường bị tê mặt, bàn tay hoặc bàn chân kèm theo cảm giác lạnh hoặc da biến màu, hãy hỏi bác sĩ xem liệu nguyên nhân có phải là hội chứng Raynaud không. Hội chứng Raynaud xảy ra khi các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị thu hẹp, dẫn tới giảm lưu lượng máu.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy National Heart, Lung, and Blood Institute Đi tới nguồn

    • Nếu nghi ngờ bạn mắc hội chứng Raynaud, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xét nghiệm máu để có chẩn đoán chính xác.
    • Để đối phó với hội chứng Raynaud, bạn nên tránh nhiệt độ lạnh, đội mũ và đeo găng tay, tránh hút thuốc và cố gắng giảm căng thẳng tinh thần.

  4. 4

    Đi tái khám nếu gần đây bạn mới làm răng. Thuốc gây tê tại chỗ sau khi làm thủ thuật nha khoa có thể gây tê môi trong khoảng 2-3 tiếng, nhưng tình trạng tê kéo dài lâu hơn có thể là dấu hiệu của biến chứng. Nếu bạn bị tê liên tục sau khi cấy ghép răng, trám răng, nhổ răng khôn hoặc sau các thủ thuật nha khoa khác, hãy đến nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng càng sớm càng tốt.[10] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

    • Hiện tượng tê sau phẫu thuật răng miệng có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh hoặc áp-xe.

  5. 5

    Hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng về thuốc phentolamine. Nếu sắp làm phẫu thuật răng miệng, bạn có thể hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật vê thuốc chống tê sau khi gây tê tại chỗ. OraVerse, hoặc phentolamine mesylate, là một loại thuốc tiêm có tác dụng tăng cường lưu thông máu để làm mềm các mô và giúp giác quan nhanh chóng hồi phục.[11] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Cho nha sĩ hoặc bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc các vấn đề về mạch máu. Thuốc này không nên sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch.

  6. 6

    Theo dõi huyết áp. Cảm giác châm chích trên môi có thể là dấu hiệu của huyết áp cao và cả huyết áp thấp. Bạn nên thường xuyên đi đo huyết áp hoặc mua máy về tự kiểm tra tại nhà. Nếu bạn biết mình có huyết áp cao hoặc thấp, hãy nhớ uống thuốc được kê toa và báo cho bác sĩ biết nếu vẫn còn vấn đề.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Kiểm tra màu nhuộm trong mỹ phẩm. Nhiều người cho biết họ bị dị ứng với màu đỏ trong mỹ phẩm, chẳng hạn như son môi. Ngoài cảm giác châm chích, tình trạng dị ứng này còn có thể gây tê và nổi mụn hoặc nốt sần xung quanh miệng. Nếu thấy các triệu chứng trên, bạn cần hỏi bác sĩ xem có cần điều trị y tế không.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy DermNet NZ Đi tới nguồn

    • Trong khi chờ vùng da quanh miệng lành lại, bạn nên tránh tô son hoặc dùng các mỹ phẩm khác trên vùng da bị ảnh hưởng.

  1. 1

    Tìm sự chăm sóc y tế nếu kèm theo tê là các triệu chứng nghiêm trọng. Nếu có các dấu hiệu chóng mặt, khó phát âm, lú lẫn, đột ngột đau đầu dữ dội, yếu sức hoặc liệt kèm theo tê, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Bạn cũng nên đi cấp cứu nếu hiện tượng tê xảy ra đột ngột sau khi bị thương ở đầu trong bất cứ trường hợp nào.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Các trường hợp nặng cần được chụp cắt lớp vi tính [CT] và chụp cộng hưởng từ [MRI] để loại trừ các chấn thương đầu nghiêm trọng, đột quỵ, khối tụ máu, khối u và các bệnh hiểm nghèo khác.

  2. 2

    Đi cấp cứu khi xảy ra phản ứng phản vệ. Trong các trường hợp dị ứng nghiêm trọng, cảm giác tê có thể là dấu hiệu cảnh báo của sốc phản vệ, một tình trạng có thể dẫn đến tử vong. Gọi dịch vụ cấp cứu, và nếu có thể, hãy dùng bút tiêm Epipen khi có các triệu chứng sau kèm theo tê:[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sưng ở miệng và cổ họng
    • Da đỏ hoặc phát ban
    • Buồn nôn và nôn
    • Co thắt đường thở
    • Thở nhanh hoặc khó thở
    • Ngã quỵ hoặc bất tỉnh

  3. 3

    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng tê môi trở nặng hơn hoặc kéo dài dai dẳng. Hiện tượng tê ở các bộ phận trên cơ thể thường tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý nhẹ hoặc nặng, vì vậy bạn không nên xem thường nếu bị tê dai dẳng. Nếu môi ngày càng tê hơn hoặc không khỏi, bạn nên hẹn với bác sĩ để khám bệnh.[16] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  • Đừng bao giờ ngừng uống thuốc hoặc uống thực phẩm bổ sung vitamin mà không tham khảo trước ý kiến bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện thêm triệu chứng tê ở mặt, hoặc nếu cảm giác châm chích kéo dài hơn 24 tiếng, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay, vì đây là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề