Vì sao nga rút khỏi inf

Theo ông Ryabkov, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước sẽ cho phép Washington triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung mới ở châu Âu. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp tới an ninh của Nga và làm mất thế cân bằng chiến lược hiện nay giữa hai nước. Do đó, Nga sẽ có hành động đáp trả hiệu quả. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo, Nga sẽ nhắm tới những quốc gia ở châu Âu cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm trung. Các nhà lập pháp Nga cũng cho hay, Moscow có thể phản ứng bằng cách triển khai tên lửa tầm trung trên lãnh thổ của các nước đồng minh ở châu Âu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov

Tháng 10 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố kế hoạch rút Mỹ khỏi INF, với cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi thử nghiệm và triển khai tên lửa đạn đạo đối đất mới với tầm bắn vượt quá 500km. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov đã bác bỏ cáo buộc trên và cho hay, Moscow - Washington đã thảo luận vấn đề này suốt 5 năm qua. Mỹ từ lâu đã có dấu hiệu muốn rút khỏi hiệp ước chung khi không cung cấp bằng chứng chi tiết cho cáo buộc nhằm vào Nga. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov, chính sách của Mỹ đối với các hiệp ước chiến lược sẽ làm sụp đổ toàn bộ hệ thống kiểm soát vũ khí đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Quan chức này cho rằng, trong bối cảnh công nghệ vũ khí ngày càng hiện đại, việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung sẽ khiến tình hình bất ổn hơn so với thời khủng hoảng hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đầu những năm 1980.

Dự định của Mỹ rút khỏi INF sẽ đồng nghĩa với việc hủy hoại một trong ba thỏa thuận về giải trừ và kiểm soát vũ trang hạt nhân trên thế giới. INF được ký kết giữa cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev năm 1987, cấm Mỹ và Nga sở hữu cũng như sản xuất tên lửa phóng từ mặt đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn từ 500 - 5.500km. Cho tới nay, Mỹ và Nga đã tiêu hủy khoảng 2.500 tên lửa hạt nhân tầm trung theo INF.

Giới phân tích cho rằng, mặc dù INF không quyết định tất cả chuyện giải trừ và kiểm soát vũ trang hạt nhân, nhưng hiệp ước này là thành tố không thể thiếu của việc giải trừ và kiểm soát vũ trang hạt nhân. Phá bỏ INF không chỉ cho phép Mỹ và Nga tùy ý nghiên cứu, phát triển, chế tạo và sở hữu tên lửa hạt nhân tầm trung; mà còn mở đường cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới trên thế giới.

Theo Ngọc Khánh/Báo Đại biểu Nhân dân

Nói với các phóng viên hôm 20/10 trước khi lên chuyên cơ Không lực Một [Air Force One] rời Nevada cho chiến dịch vận động tiếp theo, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng: “Nga đã vi phạm thỏa thuận. Họ đã vi phạm thỏa thuận đó nhiều năm rồi. Tôi không hiểu tại sao Tổng thống Obama đã không đàm phán hay rút khỏi hiệp ước này. Chúng tôi sẽ không để họ vi phạm hiệp ước, tiếp tục với vũ khí hạt nhân còn chúng ta thì không được phép làm điều đó. Chúng ta là bên vẫn còn ở trong thỏa thuận và tuân thủ các thỏa thuận. Những Nga thì không. Vì thế, chúng ta sẽ xóa bỏ thỏa thuận đó".

Tổng thống Mỹ Donald Trump [trái] và Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 7/2018 tại Helsiki. Ảnh: CNN

INF là gì?

Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF được ký giữa Tổng thống Mỹ Ronald Regan và Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.

Theo Hiệp ước INF, cả Nga và Mỹ cam kết cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn [từ 500 - 5.500 km]. Hiệp ước được ký kết đã mở ra một nền tảng bạo vệ cho các đồng minh châu Âu của Mỹ và đánh dấu một thỏa thuận quan trọng giữa 2 nước là trung tâm của cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, hiện là chuyên gia phân tích quân sự và ngoại giao của CNN, giải thích rằng, hiệp ước INF “không được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề giữa Mỹ và Liên Xô”, mà “là để cung cấp các biện pháp về sự ổn định chiến lược trên lục địa châu Âu”.

Ông nói: “Tôi cho rằng các đồng minh châu Âu bây giờ không ai mừng khi nghe tin Tổng thống Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp ước này”.

Tại sao tuyên bố rút khỏi INF vào thời điểm này?

Chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng, Nga vi phạm hiệp ước INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Năm 2014, CNN đưa tin Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, viện dẫn các vụ thử tên lửa hành trình từ năm 2008. Thời điểm đó [năm 2014], đã thông báo cho các đồng minh NATO về các hành động nghi là phá vỡ hiệp ước của phía Nga. Tuy nhiên, phải tới gần đây NATO mới chính thức xác nhận các hành động của Nga giống như vi phạm hiệp ước INF.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đầu tháng này nói rằng, NATO vẫn “lo ngại về việc Nga thiếu tôm trọng các cam kết quốc tế, trong đó có Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung”.

“Hiệp ước INF là yếu tố quan trọng đối với an ninh của chúng tôi. Hiện tại hiệp ước này đang gặp nguy hiểm vì các hành động của Nga. Sau nhiều năm phủ nhận, Nga mới đây đã thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tên lửa mới, có tên là 9M729. Nga không cung cấp bất cứ câu trả lời đáng tin cậy nào về hệ thống tên lửa mới. Tất cả các thành viên NATO đều nhất trí rằng, đánh giá hợp lý nhất là: Nga đang vi phạm hiệp ước INF. Do đó, điều cấp thiết là Nga phải giải quyết các mối lo ngại này một cách đầy đủ và minh bạch”, ông Stoltenberg nói trong cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO đầu tháng 10/2018.

Việc Nga không tuân thủ Hiệp ước INF cũng được nêu trong Báo cáo tình hình hạt nhân gần đây nhất do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 2/2018, theo đó, Nga “tiếp tục vi phạm một loạt hiệp ước và cam kết về kiểm soát vũ khí”.

“Nói rộng hơn, Nga đang bác bỏ hoặc trốn tránh các nghĩa vụ và cam kết quốc tế dưới một loạt hiệp ước, và ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới [START]”, báo cáo nhấn mạnh.

INF có ý nghĩa gì với an ninh Mỹ?

Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF có thể dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang trên khắp châu Âu, tương tự với cuộc chạy đua đã từng diễn ra trước khi hiệp ước được ký vào những năm 1980.

“Tôi không nghĩ chúng ta đang ở đúng thời điểm”, ông John Kirby nói. “Nếu rút khỏi INF, chúng ta thực sự cần phải nghĩ chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào, ngay bây giờ, vì năng lực của chúng ta không cân bằng với Nga, đặc biệt là về các tên lửa. CHúng ta sẽ cố gắng và chống lại chúng như thế nào? Chúng ta sẽ cố gắng và giúp ngăn chặn việc sử dụng nó trên lục địa châu Âu ra sao?”.

Yếu tố Trung Quốc?

Giới chức chính quyền Mỹ tin rằng, Hiệp ước INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi hơn vì Trung Quốc không tham gia vào cam kết cắt giảm các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Thái Bình Dương, trong khi các điều khoản của Hiệp ước không cho phép Mỹ phát triển vũ khí mới.

Phát biểu với các phóng viên ngày 20/10, Tổng thống Trump có đề cập tới Trung Quốc khi giải thích về lý do ông muốn Mỹ rút khỏi INF.

“Nếu Nga hay Trung Quốc chạy tới và nói ‘chúng ta hãy khôn ngoan hơn, hãy để không ai trong chúng ta phát triển những vũ khí này’. Nhưng nếu Nga đang làm điều đó, Trung Quốc làm điều đó và chúng ta thì vẫn cứ tuân thủ các cam kết thì đó là điều không thể chấp nhận được”, ông Trump nói.

Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2017, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris nói rằng, khoảng 95% lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. “Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do chúng ta tuân thủ INF với Nga”.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng dự kiến sẽ thảo luận về INF với giới chức Nga khi ông có chuyến thăm Moscow sắp tới.

Trong khi đó, nhà phân tích John Kirby cho rằng phía Nga sẽ đồng ý với quyết định của Mỹ về việc rút khỏi INF. “Điều này cho Nga cái cớ tiếp túc những gì họ đang làm và sẽ làm một cách công khai hơn”.

Phản ứng về quyết định của Tổng thống Donald Trump, Thượng nghị sỹ Nga Alexey Pushkov ngày 21/10 nói trên Twitter rằng: “Mỹ đang đưa thế giới trở lại Chiến tranh Lạnh” và đây là “cú đòn nặng giáng vào toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược trên thế giới”.

Thượng nghị sỹ Nga Konstantin Kosachev cũng cảnh báo trên Facebook cá nhân rằng hậu quả sẽ thực sự thảm khốc. Tuy nhiên, ông nói việc Mỹ rút khỏi INF vẫn chưa chính thức và có thể coi tuyên bố của ông Trump là “một kiểu ra tối hậu thư hơn là một hành động pháp lý đã hoàn thành”./.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã đến Moscow trong tuần này để thảo luận về việc Tổng thống Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung [INF] được ký kết năm 1987, từng đánh dấu cho sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan [phải] và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại lễ ký Hiệp ước các Lực lượng tên lửa tầm trung [INF] tại Nhà Trắng ngày 8/12/1987. Ảnh: AP

Mikhail Gorbachev, cựu lãnh đạo Liên Xô – người ký Hiệp ước INF với cựu Tổng thống Ronald Reagan, cảnh báo rằng việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này là hành động sai lầm và thiển cận.

Trong khi một số nhà lập pháp Nga chỉ trích hành động này là "một sự phá hủy sự ổn định chiến lược" thì các quan chức hàng đầu chính phủ đã có một cuộc tranh luận trước khi thảo luận về vấn đề này với ông Bolton.

Việc Mỹ rút khỏi một thỏa thuận từng ngăn chặn Mỹ và Nga sở hữu các loại  tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung trên mặt đất không phải là điều gì đó quá bất ngờ bởi hai quốc gia này đều nhiều lần buộc tội nhau phá hủy Hiệp ước trong nhiều năm. Mỹ cáo buộc Nga đã thử và triển khai các tên lửa hành trình - được coi là hành vi vi phạm Hiệp ước trong khi Moscow phủ nhận cáo buộc này.

Với Kremlin, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước sẽ khiến Washington tự biến mình thành một đối tác không đáng tin cậy khi luôn hành động đơn phương và hầu như không cân nhắc đến lợi ích của các quốc gia khác. Đây cũng là cảm nhận phổ biến của Nga từ sau Chiến tranh Lạnh khi Moscow cho rằng Washington chưa thực hiện đủ các biện pháp cần thiết để xây dựng một thỏa thuận an ninh mới với Nga.

Năm 2002, chính quyền Tổng thống George W. Bush đã rời Hiệp ước Chống Tên lửa đạn đạo để Mỹ có thể tự do phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa bất chấp sự phản đối từ phía Nga. Sự "khai tử" hiệp ước INF có thể sẽ đặt ra câu hỏi về tương lai của New START [Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới ] - một thỏa thuận kiểm soát vũ trang được đàm phán dưới thời chính quyền Tổng thống Obama.

Một số nhà quan sát ở Moscow cho rằng tuyên bố đe dọa rời khỏi Hiệp ước INF của ông Trump có lẽ là một "ván bài mở" mà Mỹ thường sử dụng với một chính quyền nào đó qua các biện pháp cứng rắn mạo hiểm đánh cược trước khi bước vào đàm phán.

"Nếu cả hai bên đều có thiện chí, có lẽ hiệp ước này sẽ được cứu vãn", ông Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ ở Moscow khẳng định trên truyền hình quốc gia.

Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong 3 thập kỷ từ khi hiệp ước được ký kết, nên bản thân Hiệp ước này cũng cần một vài sửa đổi, bổ sung, ông Pukhoz nhận dịnh. Một minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của máy bay vũ trang không người lái của Mỹ mà Moscow cho rằng đã vi phạm Hiệp ước INF.

Một đe dọa khác theo quan điểm của Nga là các yếu tố trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania. Moscow cho rằng hệ thống này không chỉ được trang bị các tên lửa đánh chặn phòng thủ để ngăn chặn một cuộc tấn công mà còn được trang bị cả các tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng tiến hành một cuộc tấn công.

"Những chiếc Tomahawk mang theo các đầu đạn hạt nhân có thể sẽ được triển khai ở các địa điểm chống tên lửa tại Romania và Ba Lan ngay sau khi Mỹ rời Hiệp ước INF", Igor Korotchenko, biên tập viên tờ "National Defense" của Nga nhận định. Ông Korotchenko cũng cho biết những hiểm họa về việc lặp lại một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, sự kiện từng khiến Mỹ và Liên Xô bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, có thể sẽ tăng lên ở châu Âu.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những tiếc nuối về việc Hiệp ước INF bị khai tử có lẽ đã bị phóng đại quá mức.

Vladimir Frolov - một nhà phân tích chính sách đối ngoại ở Moscow nhận định rằng Kremlin từng một thời gian dài làm suy yếu ảnh hưởng của Hiệp ước này nhưng Nga muốn Mỹ chính là bên chấm dứt nó.

"Đây là một trong những thắng lợi lớn về mặt ngoại giao của ông Putin, điều mà ông ấy khao khát đạt được trong gần như suốt nhiệm kỳ lãnh đạo. Đối với các cơ quan an ninh và các khu phức hợp công nghiệp – quân sự của Nga, hiệp ước INF giống như một trở ngại, một biểu tượng cho sự thất bại của quốc gia này trong Chiến tranh Lạnh", ông Frolov nhận định.

Ông Bolton đã rơi vào một cái bẫy khi ủng hộ việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF bởi vì Nga đã sẵn có các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, trong khi Mỹ vẫn cần phát triển những vũ khí như thế này và sẽ phải đối mặt với không ít rào cản trong việc triển khai chúng ở châu Âu.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ từng thúc đẩy việc rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo khi ông phục vụ dưới thời chính quyền Tổng thống Bush và từng phản đối Hiệp ước INF trong một thời gian dài. Ông Bolton sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin ngày 23/10 [theo giờ địa phương]./.

Video liên quan

Chủ Đề