Vì sao nghỉ việc ở công ty cũ

Khi đi phỏng vấn xin việc làm, ngoài các câu hỏi bình thường, các ứng viên thường gặp phải những câu hỏi rất khó trả lời. Một trong những câu hỏi đó là “Tại sao anh/chị lại bỏ công việc đang làm?” 

Khi trả lời câu hỏi này điều tối kị là nói xấu sếp và công ty cũ. Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt “kể tội” sếp và công ty cũ của mình thì người phỏng vấn sẽ thắc mắc liệu sau này khi bỏ công việc ở đây, bạn có lại kể xấu họ hay không? Bạn sẽ rơi vào một tình thế rất khó xử nếu công ty cũ của bạn lại chính là đối tác hay khách hàng quan trọng của công ty đang phỏng vấn bạn. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, trái đất tròn mà bạn. Họ sẽ nghi ngờ về khả năng làm việc của bạn khi bạn ghét khách hàng tương lai của mình như vậy. Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai của bạn.

Đây là câu hỏi gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn, vậy bạn nên chuẩn bị các phương án trả lời “an toàn” nhất. Dưới đây là một số gợi ý.


1.Tôi cảm thấy công việc cũ hơi nhàm chán và tôi muốn thử sức với những thách thức mới. Tôi không muốn để tinh thần làm việc không hào hứng đó ảnh hưởng đến lợi ích của công ty cũ. 2. Ở chỗ làm cũ tôi không có đủ cơ hội để thăng tiến, tôi đã sẵn sàng để đối đầu với thử thách mới. 3. Công ty cũ của tôi thực hiện cơ cấu lại, thật không may bộ phận của chúng tôi lại là bộ phận cần cắt bỏ. 4. Tôi muốn thay đổi hướng đi trong công việc, nhưng không thể thực hiện được điều này ở chỗ cũ và tôi thấy công ty anh/chị rất phù hợp. 5. Tôi quan tâm đến công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn, tôi đã sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. 6. Tôi phải rời bỏ công việc cũ, tìm một công việc làm nửa ngày để dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nhưng bây giờ mọi thứ đã ổn định, tôi đã sẵn sàng đi làm cả ngày. 7. Chỗ làm cũ của tôi cách nhà quá xa, hàng ngày tôi mất rất nhiều thời gian cho việc đi lại. Tôi muốn làm ở một chỗ gần nhà hơn. 8. Nói thật là tôi cũng không có ý định bỏ việc nhưng khi tình cờ nhìn thấy quảng cáo tuyển dụng của công ty, tôi cảm thấy đây là một vị trí rất phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của tôi.

9. Tôi không có cơ hội để vận dụng hết các kiến thức và kinh nghiệm của mình trong công việc cũ. Tôi muốn được đóng góp nhiều hơn.

Khi phỏng vấn ở chỗ làm mới bạn sẽ phải chuẩn bị đối phó với những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trong đó, sẽ có câu: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”. Với câu hỏi này thì chúng ta cần học cách trả lời cho thật khéo léo.

Chắc hẳn có nhiều người sẽ trải qua nhiều công việc khác nhau và mỗi lần như thế các bạn sẽ đối diện với rất nhiều câu hỏi liên quan đến công ty cũ, quen thuộc nhất vẫn là câu: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” Trong trường hợp này rất nhiều lý do có thể đưa ra. Nhưng cách trình bày ra sao thì mới đúng?

Tại sao cần nêu lý do nghỉ việc?

Có nhiều lý do khác nhau khiến chúng ta thôi việc, chẳng hạn như: Mâu thuẫn với cấp trên, lương thấp, áp lực công việc quá lớn, không đúng chuyên môn… Tuy đây là những lý do sự thật mà bạn có thể trình bày nhưng vấn đề là chúng ta cần trình bày như thế nào cho thật khéo léo và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Việc tìm hiểu lý do nghỉ việc của bạn là để giúp họ có thể xác định được lý do mà bạn nghỉ có thật sự chính đáng hay không. Bởi các nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn sẽ có thể gắn bó với họ nếu được nhận vào. Ngoài ra, họ còn muốn xem xét thái độ của bạn có nghiêm túc với công việc hiện tại hay đơn giản chỉ muốn trải nghiệm nhiều việc khác nhau.

Dù là bất kỳ lý do nào bạn cũng cần giữ cho mình tinh thần thoải mái và tràn đầy sự tự tin. Và đặc biệt hãy chú ý đến lời nói của mình, ví dụ bạn không thể nói với nhà tuyển dụng rằng bạn nghỉ việc ở công ty cũ vì lý do nhàm chán với công việc mà thay vào đó là cách nói muốn có nhiều cơ hội phát triển công việc hơn.

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Cách trình bày đúng nhất

Trở lại với các lý do nghỉ việc ở công ty cũ như đã nêu trên, chúng ta sẽ tìm hiểu cách trả lời hợp lý thông qua các lý do như:

Mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp: Đây cũng là một trong các lý do phổ biến, nhưng bạn không thể đề cập đến những mâu thuẫn này trong lúc phỏng vấn mà chúng ta sẽ có cách nói dễ chịu hơn. Chẳng hạn như: “Ở công ty cũ đã cho tôi nhiều sự trải nghiệm công việc nhưng gần đây tôi nhận ra quan điểm thực hiện trong các kế hoạch giữa tôi và mọi người có sự khác biệt. Tôi muốn thay đổi là để tìm đúng hướng đi của mình và để các đồng nghiệp của tôi dễ dàng hợp tác trong công việc của họ”.

Công việc quá nhiều: Bạn cần sự cân bằng trong công việc và cuộc sống bởi công việc hiện tại quá tải. Hãy thẳng thắn nêu ra như: “Tôi yêu thích công việc hiện tại nhưng vì khối lượng công việc ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Tôi cảm thấy công việc và cả cuộc sống của mình bị ảnh hưởng nếu tôi tiếp tục. Thế nên, tôi muốn tìm sự phù hợp cho mình và tôi tin rằng vị trí ứng tuyển này là lựa chọn hợp lý.”

Cần mức lương cao hơn: Việc tăng lương là vấn đề sẽ diễn ra phù hợp theo kinh nghiệm và sự đóng góp của bạn. Thế nhưng, vấn đề này khi bị hạn chế thì chúng ta có thể tìm kiếm quyền lợi cho mình. Và bạn có thể nêu rằng: “Tôi nhận thấy mình có những tiến bộ trong công việc lẫn chuyên môn và các kỹ năng để mang lại lợi ích cho công ty. Vì thế, tôi mong muốn có những đánh giá tích cực với một mức lương tương xứng với năng lực của mình”.

Những lưu ý cần tránh

Có những lưu ý trong cách trình bày mà mọi người cần tránh để không phạm phải các sai lầm gây khó chịu cho nhà tuyển dụng. Trong đó, tránh đề cập đến vấn đề mâu thuẫn với cấp trên hay đồng nghiệp và tuyệt đối không được nói xấu họ bởi nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ nhân phẩm của bạn. Không than phiền hay chê trách công ty cũ bởi nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không trung thành với công việc của mình.

Bên cạnh đó, tránh nêu lý do cá nhân bởi câu trả lời này rất thiếu thông tin và mang tính chung chung khiến nhà tuyển dụng không có những đánh giá nổi bật về bạn. Quan trọng hơn hết là sự chân thật nêu ra các lý do cụ thể thay vì cứ che giấu.

Đôi khi, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ hay lý do nào khiến bạn quyết định như vậy. Khi đó, bạn cần phải đưa ra câu trả lời trung thực và dựa theo những hoàn cảnh nhất định. Cho dù bạn nghỉ việc vì sếp khó tính hay vì bạn không thích phong cách làm việc của công ty, thì đây cũng không phải là lúc để bạn nói ra.

Cách trả lời Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? khi phỏng vấn

Đây có thể là một câu hỏi khó. Có thể bạn nghỉ việc do thời gian làm việc quá dài, quá nhiều deadline, lương thấp, hay là gì đi chăng nữa, nếu bạn không diễn đạt một cách cẩn thận, bạn sẽ trở thành kẻ lười biếng hoặc không có động lực trong mắt nhà tuyển dụng.

Hãy đưa ra câu trả lời tích cực [đừng nói xấu sếp cũ] và cố gắng cho nhà tuyển dụng thấy được lý do bạn nghỉ việc công ty cũ là hoàn toàn hợp lý và công việc mới này là hoàn toàn phù hợp với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bạn.
 

Mục Lục bài viết:
1. Những câu trả lời hay.
2. NHững bí quyết chinh phục.
3. Những lỗi cần tránh.


1. Thực lòng mà nói, tôi chưa có ý định chuyển việc nhưng một người bạn đã giới thiệu cho tôi công việc này. Tôi đã nghiên cứu rất kĩ và thấy rằng đây chính là một cơ hội tốt để tôi phát huy năng cực của mình.
2. Tôi không may mắn bị sa thải vì công ty cắt giảm nhân sự.
3. Tôi muốn vận dụng những kiến thức về giáo dục và công nghệ mà gần đây mình đã học được vào công việc mới này vì công việc ở công ty cũ không cho phép tôi làm điều đó.4. Tôi đã phải nghỉ việc ở công ty cũ một thời gian để chăm sóc người thân bị ốm, nhưng bây giờ người đó đã hoàn toàn bình phục và tôi có thể tiếp tục quay lại làm việc.

5. Sau bao năm làm việc thì tôi thấy mình cần thay đổi; do đó, tôi đã lựa chọn nghỉ việc để tìm kiếm một môi trường làm việc mới với nhiều thử thách hơn.


6. Tôi từ chức để tìm một việc khác gần nhà hơn và có thể giúp tôi phát huy tối đa kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
7. Tôi là người ưa sáng tạo và luôn mong muốn tìm kiếm những thử thách mới, và muốn vận dụng những kĩ năng và kinh nghiệm mà mình tích lũy được vào một vị trí công việc hoàn toàn mới.
8. Trước đây, văn phòng ở quá xa khiến tôi phải dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để đi làm; do đó, tôi muốn tìm một công việc gần nhà hơn trước.
9. Công việc cũ của tôi đòi hỏi phải thành thạo rất nhiều kĩ năng nhưng nó lại chẳng phù hợp với những gì tôi đã được học. Vậy nên, tôi lựa chọn tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn với nền tảng giáo dục và kinh nghiệm của mình.
 

II. Bí quyết để thuyết phục nhà tuyển dụng với câu hỏi này

Bạn có thể đưa ra hàng ngàn lý do khác nhau như bạn muốn một mức lương cao hơn, bạn cảm thấy lãnh đạo công ty không tổ chức tốt công việc cho nhân viên, sếp mới của bạn chẳng bao giờ đưa ra hướng dẫn cụ thể, hay chỉ đơn giản là bạn bị sa thải. Tuy nhiên, đây không phải là lúc để bạn than phiền. Theo kinh nghiệm của những người sử dụng phần mềm xin việc vn.joboko.com //vn.joboko.com bạn có thể trả lời câu hỏi một cách tích cực làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn hình thành một câu trả lời câu hỏi vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ một cách hợp lý và thuyết phục:

- Trung thực tương đối: Bạn không cần phải nói lý do chính xác, chỉ cần thể hiện nó một cách tương đối. Nếu lý do là bạn không có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình; thì bạn có thể bắt đầu bằng việc mô tả một số việc mà mình đã làm được, sau đó nói rằng mình có thể làm được nhiều hơn thế nữa nhưng lại không được trao cơ hội. Như vậy, bạn chắc chắn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng và cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn.

- Trả lời ngắn gọn và luôn lạc quan: Với câu hỏi này, hãy trả lời ngắn gọn nhất có thể vì bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm khi trình bày lý do. Chỉ 1 hoặc 2 câu là đủ; và nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ tích cực và lạc quan nhất.

- Chuẩn bị câu trả lời trước khi đến phỏng vấn: Luyện tập câu trả lời trước khi đến phỏng vấn để có thể trình bày một cách trôi chảy và tự tin nhất. Bạn cũng sẽ không bị bất ngờ khi bị đặt một câu hỏi khó nhằn như thế này, đặc biệt là khi bạn bị sa thải khỏi công ty trước.
 

III. Những lỗi sai cần tránh

- Tỏ ra tiêu cực hoặc không hài lòng: Đừng nói xấu sếp, đồng nghiệp, hay công ty trong quá trình phỏng vấn và cũng đừng đưa ra quan điểm quá cá nhân hoặc chủ quan; vì bạn sẽ chẳng thể nào biết được vị sếp mới này có quen biết với sếp cũ của bạn hay không. Tuy nhiên, bạn có thể nói rộng hơn về các mục tiêu của công ty và đề cập rằng bạn không đồng ý với đường lối kinh doanh ấy.

- Đưa ra câu trả lời thiếu chuyên nghiệp: Bạn không hài lòng với công việc? Lương bạn không cao hay bạn không được sếp trọng dụng? Bạn chán nản với tất cả những thứ mà bạn phải làm hàng ngày, .... Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không phải là người để bạn bộc lộ cảm xúc. Đừng chia sẻ quá nhiều, đặc biệt là những điều làm ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của bạn. Câu trả lời của bạn càng chuyên nghiệp, thì bạn càng tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Trên đây là Cách trả lời Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? khi phỏng vấn. Hy vọng bài viết của Taimienphi.vn đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Trong bài viết tiếp theo Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn Cách trả lời vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi ?. Nếu bạn còn đang thắc mắc và chưa biết trả lời thế nào hãy tham khảo để có những câu trả lời làm hài lòng nhà tuyển dụng nhé.

Trả lời trung thực một cách tương đối dựa theo những hoàn cảnh nhất định là cách tốt nhất bạn có thể làm khi nhà tuyển dụng hỏi vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ trong quá trình phỏng vấn.

Cách trả lời Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn? khi phỏng vấn Lời chúc phỏng vấn đạt kết quả tốt Cách phản hồi ứng viên khi nhận hồ sơ email Cách trả lời điểm yếu, điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn Cách trả lời vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi? Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Video liên quan

Chủ Đề