Vì sao những người mang bầu cần sử dụng thực phẩm có hàm lượng sắt cao

Vì sao mẹ bầu phải bổ sung sắt?

Hoạt động chuyên môn

  • Nghiên cứu khoa học
    • Lĩnh vực nghiên cứu
      • Dinh dưỡng lâm sàng
      • An toàn thực phẩm
      • Dinh dưỡng cộng đồng
    • Các đề tài và xuất bản phẩm
  • Đào tạo
    • Giới thiệu trung tâm đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Thư viện Giáo trình/Bài giảng
    • Hoạt động Đào tạo
    • Dành cho học viên
  • Hợp tác quốc tế
    • Lĩnh vực hợp tác
    • Đối tác quốc tế
    • Các hoạt động
  • Chỉ đạo tuyến
    • Sơ đồ mạng lưới
    • Văn bản pháp luật
    • Chiến lược dinh dưỡng
  • Quản lý nhà nước
    • Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
    • Thanh tra, kiểm tra về ATTP

Tư vấn - Giải đáp

Trang chủ / Chăm sóc khách hàng / Tư vấn - Giải đáp
Sắt có vai trò như thế nào trong thời kỳ mang thai?
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục vụ cho những thay đổi về mặt sinh lý, giải phẫu, sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó sắt đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ, quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể.

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần 1000 mg sắt để làm tăng khối lượng máu mẹ, cung cấp máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt cũng là thành phần của hemoglobin, có trong các mô cơ, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ, bằng cách kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Đặc biệt đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt.

Ngoài việc mệt mỏi, thiếu sắt sẽ khiến bà bầu có cảm giác chán ăn, khó ngủ. Nó còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém. Đồng thời thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

Mỗi ngày mẹ bầu cần nạp bao nhiêu sắt?

- Trước mang thai, một người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

- Khi mang thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Bổ sung sắt qua đâu?

- Thực phẩm

Cách tốt nhất để dự phòng thiếu sắt cũng như thiếu các vi chất dinh dưỡng khác là duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm. Nên chọn các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày. Thức ăn động vật chứa nhiều sắt bao gồm; gan các loại động vật: lợn, gà, vịt, bò, trâu…và các phủ tạng khác như: tim, bầu dục, đặc biệt tiết có hàm lượng sắt rất cao.


Ảnh minh họa [nguồn Internet]


Các loại thịt bò, thịt lợn cũng chứa nhiều sắt, lòng đỏ trứng và các loại thủy hải sản cũng chứa nhiều sắt. Sắt trong các thức ăn có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao và khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Trong các thức ăn nguồn gốc thực vật thì sắt thì sắt có nhiều trong đậu đỗ, vừng lạc, các loại rau màu xanh thẫm; rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau đay…Ngoài ra, nên chọn các thực phẩm được bổ sung vi chất sắt thay cho các thực phẩm cùng loại nhưng không được bổ sung sắt như nước mắm, xì dầu, hạt nêm có bổ sung sắt, bánh quy, bột dinh dưỡng cho trẻ em.

Ngoài việc bổ sung chất sắt thì các bà mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm các chất khác như Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, Vitamin B-12,... bởi các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu

- Bổ sung viên sắt

Đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu chỉ duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý không thì vẫn rất khó để cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, một giải pháp hữu hiệu được khuyến khích đối với các đối tượng này là sử dụng viên sắt hàng ngày, hàng tuần theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng sắt trong cơ thể, vì nếu như lượng sắt trong cơ thể bị quá tải có thể dẫn tới hậu quả không tốt cho sức khỏe như ứg đọng sắt, có thể gây hại tới tim, gan, tuyến nội tiết…

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ [Sắt sulfat] và sắt hữu cơ [Sắt fumarate và sắt gluconate]. Trong đó sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

Nguyên tắc khi dùng thuốc bổ sung sắt

- Để đạt hiệu quả tổng hợp sắt tốt nhất nên sử dụng kèm vitamin C.

- Uống sắt lúc đói, ngày 3 lần, tốt nhất là cách 30 phút trước bữa ăn sáng, trưa và tối.

- Tuyệt đối không dùng sắt cùng lúc với canxi. Sắt và canxi thường kỵ nhau, vì thế mẹ bầu tuyệt đối không uống cùng lúc. Khuyến cáo được các chuyên gia y tế đưa ra: 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt cho bà bầu, 3 tháng cuối sẽ thích hợp để uống bổ sung canxi.

- Tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể khi uống sắt mà mẹ bầu có thể thay đổi thời điểm uống bổ sắt sao cho phù hợp: ví dụ có biểu hiện bị ợ nóng, mẹ nên tránh uống sắt trước khi đi ngủ, ngược lại việc uống sắt khiến mẹ buồn ngủ thì trước giờ đi ngủ sẽ là thời điểm lý tưởng để nạp thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc tránh bổ sung sắt quá liều lượng có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường

Nhóm Admin ST





Các bài đã đăng
  • Nguyên nhân và sự nguy hiểm của thai lưu [7/9/2021]
  • Máu nhiễm mỡ khi mang thai có nguy hiểm đến mẹ và bé không? [16/8/2021]
  • Mẹ bầu nên ăn gì để đỡ nghén mà vẫn đủ dinh dưỡng cho bé [11/8/2021]
  • Dính buồng tử cung và những điều chị em cần biết [4/8/2021]
  • Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung đến khả năng mang thai [29/7/2021]
  • Nên và không nên ăn gì khi bị rong kinh [28/7/2021]
  • DHA có vai trò quan trọng như thế nào đối với bà bầu? [22/7/2021]
  • Kinh nguyệt màu đen có sao không? [19/7/2021]
  • Cổ tử cung ngắn có ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh con? [16/7/2021]
  • Ung thư nội mạc tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và giai đoạn phát triển [4/2/2021]
  • Nguyên nhân gây nên lạc nội mạc tử cung [4/2/2021]
  • Sữa non có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? [3/2/2021]
Tin tức mới nhất
Tin tức xã hội
Bọc răng sứ là gì? Bọc răng sứ cho 1 cái răng giá ra sao tại nha khoa Parkway?
Khi thẩm mỹ nha khoa, bên cạnh chất lượng thì vấn đề bọc răng sứ cho 1 cái răng giá ra sao tại nha khoa Parkway? luôn là điều nhiều khách hàng quan tâm tìm hiểu.
Tin tức y tế
Hải Phòng sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 10/11
Trước tình hình dịch bệnh xâm nhập vào trường học, thành phố Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Thời gian thực hiện từ 10/11 tới.
Tin tức xã hội
8 thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm mẹ chớ bỏ qua!
6 tháng trẻ bắt đầu ăn dặm, do đó lúc này mẹ nên cho bé sử dụng thực phẩm giàu kẽm để phát triển toàn diện.
Tin tức xã hội
Mách Mẹ 10 Cách Trị Biếng Ăn Hiệu Quả Cho Trẻ 2-3 Tuổi
Trẻ biếng ăn thực sự là cơn ác mộng đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tin tốt là trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn phần lớn do tâm lý muốn thể hiện hoặc chống đối bố mẹ cũng như thói quen ăn uống chưa đúng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách ứng xử với trẻ cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống của cả gia đình. Dưới đây là 10 gợi ý hữu ích dành cho bạn.
Tin tức xã hội
Cách uống bột tam thất như thế nào? Nên uống vào lúc nào?
Cách uống bột tam thất pha với mật ong, pha trà hoặc nấu súp, hầm canh có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư.
Đấu thầu - Mua sắm
THƯ MỜI QUAN TÂM
THƯ MỜI QUAN TÂM
Tin tức bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng thanh lý tài sản
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua đến nộp đơn đặt giá mua tại Tổ Giúp việc mua sắm. Thời gian nộp đơn đặt giá mua từ 07 giờ 00 phút ngày 13/7/2021 đến trước 08 giờ 00 phút, ngày 16/7/2021.
Tin tức bệnh viện
BVPS Hải Phòng: Bệnh nhân khám, chữa bệnh nội trú không đúng tuyến từ ngày 01/01/2021 sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% viện phí

Hải Phòng: Từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, bệnh nhân khám, chữa bệnh nội trú không đúng tuyến sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% viện phí.

Tin tức y tế
Giải pháp vàng loại bỏ khối chửa tại vết mổ đẻ cũ

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tin tức bệnh viện
PGS, TS, BS Vũ Văn Tâm: Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng – Ông “ mụ ” của những Thiên thần

Nhắc đến PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là nhắc đến một tấm gương lao động sáng tạo, tất cả vì nhân dân, một bác sĩ tận tâm đã mang đến hạnh phúc vô bờ cho hàng ngàn gia đình vô sinh, hiếm muộn ở Hải Phòng và trên cả nước.

Thông báo
Biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đối với người đến khám, chữa bệnh; chăm sóc người bệnh; người đến liên hệ công tác
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Y tế Hải Phòng về việc phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng xin thông báo một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với người vào viện, như sau:
Tin tức bệnh viện
BSCKII Phạm Thị Anh Tú - Khoa GMHS BV Phụ sản Hải Phòng tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TP Đà Nẵng
Trước tình hình dịch Covid-19 tại Đà nẵng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, có sự lây lan rộng ra cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh, đòi hỏi sự cần thiết huy động tối đa lực lượng y tế.
Tin tức y tế
PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm - Giám đốc BVPSHP - Người " Tiên phong" trong kỹ thuật truyền ối điều trị thiếu ối
Thiểu ối [nước ối bị ít] là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Tỷ lệ thiểu ối rất dễ thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, chiếm từ 0,4% - 3,9% các bà mẹ mang thai. Tình trạng thiểu ối có thể gây ra nhiều nguy cơ như: suy thai, thiểu sản phổi, thận, gây dị tật, biến dạng thai nhi…
Tin tức bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tổ chức hội thi điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên giỏi vòng sơ khảo
Chủ đề: “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện”
Tin tức y tế
Massage cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt?
Massage thật sự rất có ích cho sự phát triển của bé, đặc biệt trẻ sơ sinh. Việc massage hàng ngày giúp bé thoải mái đi vào giấc ngủ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đường hô hấp và cải thiện tiêu hóa cho bé.
Dịch vụ y khoa
  • Khóa Vú - Phụ khoa
    • Bệnh buồng trứng
      • Đa nang buồng trứng
      • Suy buồng trứng sớm
      • U nang buồng trứng
      • Viêm buồng trứng
      • Viêm tắc vòi trứng
    • Bệnh cổ tử cung
      • Nang naboth cổ tử cung
      • Phì đại cổ tử cung
      • Polyp tử cung
      • Viêm cổ tử cung
      • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
    • Bệnh tử cung
      • Khí hư bất thường
      • Nang naboth tử cung
      • U xơ tử cung
      • Viêm nội mạc tử cung
      • Viêm tử cung
    • Phá thai an toàn
      • Nạo hút thai
      • Phá thai bằng thuốc
      • Phá thai không đau
      • Phá thai ngoại khoa
    • Rối loạn kinh nguyệt
      • Kinh nguyệt không đều
      • Kinh nguyệt ra ít
      • Rong kinh
    • Viêm phụ khoa
      • Viêm âm đạo
      • Viêm đường tiết niệu
  • Khám nam khoa
    • Bao quy đầu
      • Cắt bao quy đầu
      • Dài bao quy đầu
      • Hẹp bao quy đầu
      • Viêm bao quy đầu
    • Bệnh lý dương vật
      • Chỉnh hình dương vật
      • Liệt dương
      • Rối loạn cương dương
      • Yếu sinh lý
    • Rối loạn cương dương
    • Bệnh lý tinh hoàn
      • Đau tinh hoàn
      • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
      • Viêm mào tinh hoàn
      • Viêm tinh hoàn
    • Rối loạn xuất tinh
      • Xuất tinh muộn
      • Xuất tinh ngược
      • Xuất tinh ra máu
      • Xuất tinh sớm
  • Khám & Điều trị vô sinh
  • Khám thai & Quản lý thai nghén
  • Bệnh Xã Hội
    • Bệnh giang mai
    • Bệnh lậu
    • Bệnh sùi mào gà
    • Mụn rộp sinh dục
  • Ngoại Khoa
    • Thẩm mỹ vùng kín
    • Thu hẹp tầng sinh môn
    • Vá màng trinh
Bài viết mới
  • Bọc răng sứ là gì? Bọc răng sứ cho 1 cái răng giá ra sao tại nha khoa Parkway?

  • Hải Phòng sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 10/11

  • 8 thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm mẹ chớ bỏ qua!

  • Mách Mẹ 10 Cách Trị Biếng Ăn Hiệu Quả Cho Trẻ 2-3 Tuổi

  • Cách uống bột tam thất như thế nào? Nên uống vào lúc nào?

  • THƯ MỜI QUAN TÂM

  • Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng thanh lý tài sản

  • BVPS Hải Phòng: Bệnh nhân khám, chữa bệnh nội trú không đúng tuyến từ ngày 01/01/2021 sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% viện phí

  • Giải pháp vàng loại bỏ khối chửa tại vết mổ đẻ cũ

Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách

TS.BS.Lê Thị Thu Hà

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic, vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ lẫn con, đứa trẻ khó có được trí thông minh tuyệt vời về sau.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.

Khi thiếu sắt, việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường, vì vậy mẹ bầu cần nhiều chất sắt để tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Đối với mẹ, thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Còn đối với thai nhi, việc thiếu máu, thiếu sắt là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

Theo các số liệu nghiên cứu, có khoảng 40 - 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt [thay đổi theo vùng]. Riêng kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

Trước những vấn đề này, nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng: “Mẹ bầu nên bổ sung sắt ra sao?”, “Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?”

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp,mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

Bổ sung sắt qua chế độ ăn, tăng cường thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể hấp thu được 10 - 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thu được 5 - 10% sắt có trong thực vật. Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo [vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%], ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phosphor.

Bên cạnh việc bổ sung chất sắt, để việc tạo máu tốt hơn, các mẹ bầu cần bổ sung: - Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.

-Vitamin B-12. Vitamin này được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.

Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau [thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, công việc bận rộn…] nên các mẹ bầu không thể “nạp” đủ sắt từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mình. Mặc khác, mẹ bầu có nhu cầu chất sắt khá cao [30mg mỗi ngày], trong khi đó chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10mg. Vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sắt mỗi ngày, việc bổ sung sắt là cần thiết.

Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?

Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ [Sắt sulfate] và sắt hữu cơ [Sắt fumarate và sắt gluconate]. Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate...

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bổ sung thêm viên thuốc sắt?

Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống can xi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.

Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Dùng thuốc bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường. Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt [thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy...] thì không được dùng loại thuốc có sắt.

Bổ sung sắt trước khi mang thai

Thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nên khi có dự định có em bé thì chị em phụ nữ cần bổ sung lượng sắt cần thiết để đảm bảo bước vào thời kỳ mang thai thật khỏe mạnh.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới thì ước tính có khoảng 43% phụ nữ trong độ tuổi 15-50 ở các nước phát triển có tình trạng thiếu máu, trong thời kỳ mang thai thì tỷ lệ này tăng lên 56-80% các trường hợp thiếu máu gây ra do thiếu sắt.

Top 10 thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai

Việc ăn uống trong thời gian mang thai không gì tốt hơn bằng cách dung nạp thực phẩm tươi mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc chọn lựa thực phẩm bổ sung vào cơ thể không hề dễ dàng bởi không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể.

Dưới đây là top 10 loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng:

Video liên quan

Chủ Đề