Vì sao nước ta bị chia cắt thành 2 Đàng

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 21 trang 108: Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước.

Trả lời:

Quảng cáo

Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước là:

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” [Nam triều].

- Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

Quảng cáo

- Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. ⇒ Xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn.

- Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ và không phân được thắng bại, đành gảng hòa, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong.

⇒ Đất nước bị chia cắt.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ngắn nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-21-nhung-bien-doi-cua-nha-nuoc-phong-kien.jsp

Nguyên nhân:

– Do sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến: Nam triều – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

– Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

Tiến trình

– Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc – Bắc Triều.

– Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

– Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn [1627-1672], không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh [Trịnh Tùng nắm quyền] là Đàng Ngoài [Bắc Hà], biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong [Nam Hà].

– Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

– Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

`Bài Làm:`

Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì:

Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đến giữa tháng 5/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Trong khi đó, ở miền Nam, Pháp vừa rút quân thì Mĩ liền dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.

=> Đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam-Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau

Nhiệm vụ đặt ra cách mạng cho mỗi miền là:

Miền Bắc: Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
Miền Nam: Chuyển từ đấu trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

Đề bài

Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 107, 108 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Do sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến: Nam triều - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

Loigiaihay.com

Sự chia cắt Việt Nam là tình trạng cắt cứ sâu sắc và phân tranh mạnh mẽ mà quyết liệt trên các vùng miền của các lực lượng chính trị - xã hội - quân sự và ý thức hệ ở nước Việt Nam.

Lãnh thổ Việt Nam từng bị chia cắt nhiều lần nhưng đáng kể là 2 lần chia cắt: Lần chia cắt lần 1 là lần chia cắt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh [1600-1787], lần 1 bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi triều đình nhà Hậu Lê và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh; lần 2 là lần chia cắt thời Chiến tranh Việt Nam [1954-1976], lần này bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 và Việt Nam thống nhất trong hòa bình về mặt Nhà nước ở năm 1976.

Trên danh nghĩa thì Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt. Vào thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn phân tranh thì hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lê, và Hoàng đế nhà Lê vẫn được cả chúa Trịnh - chúa Nguyễn công nhận là vua cai trị toàn bộ nước Việt Nam. Lần chia cắt thời chiến tranh Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được coi là biên giới quốc gia hay nhà nước/chính trị mà chỉ là ranh giới hòa bình tạm thời giữa hai vùng tập kết quân đội chính thức;[1] Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn lúc đó cũng tuyên bố là chỉ có một nước và dân tộc Việt Nam duy nhất dựa trên Hiến pháp và theo ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa Việt Nam.

Triệu Việt Vương - Lý Phật Tử

Xem thêm: Triệu Việt Vương và Lý Phật Tử

Thập nhị sứ quân

Bài chi tiết: Loạn 12 sứ quân

Xem thêm: Nhà Ngô, Nhà Đinh, và Đinh Tiên Hoàng

Thời Hậu Lê

Nam-Bắc triều

Bài chi tiết: Nam-Bắc triều [Việt Nam]

Xem thêm: Nhà Lê, Nhà Mạc, Mạc Đăng Dung, và Nguyễn Kim

Trịnh-Nguyễn phân tranh

Bài chi tiết: Trịnh-Nguyễn phân tranh

Xem thêm: Trịnh-Nguyễn phân tranh, 1774-1775; Chúa Trịnh; và Chúa Nguyễn

Tây Sơn đối đầu Trịnh-Nguyễn

Bài chi tiết: Nhà Tây Sơn

Xem thêm: Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, và Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ sau 4 lần Bắc tiến thì đã tạm gần như thống nhất Đại Việt về danh nghĩa, mở đường cho công cuộc thống nhất mà vua Gia Long đã hoàn thành hẳn về sau đó khi hoàn toàn tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi Hoàng đế vào năm 1802.

Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi

Bài chi tiết: cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi

Do bất hòa với nhà Nguyễn, thủ lĩnh Lê Văn Khôi đã nổi dậy đánh chiếm 6 tỉnh ròng rã 2 năm trời. Biến Nam Kỳ Lục tỉnh trở thành vùng cát cứ quân sự của mình và tách biệt với triều Nguyễn.

Pháp thuộc

Bài chi tiết: Pháp thuộc và Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc

Khi thực dân Pháp đánh Đại Nam, Đại Nam bị chia ra làm ba xứ riêng lẻ [Nam Kỳ - Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin] với 3 chế độ cai trị khác nhau nhưng vẫn nằm trong Liên bang Đông Dương, phục vụ cho chính sách được gọi là "chia để trị", "dùng người Việt trị người Việt".

Nam Kỳ là nơi mà người Pháp, về mặt pháp lý, xem là của họ từ hiệp ước nhượng ba tỉnh Nam Kỳ của Tự Đức và sau đó họ hành quân chiếm thêm 3 tỉnh với lý do nhà Nguyễn vi phạm hiệp định hòa bình. Bắc Kỳ và Trung Kỳ, về danh nghĩa pháp lý, được người Pháp xem là đất mà họ bảo hộ một triều đình "độc lập" của An Nam.

Trên thực tế cả ba vùng vẫn nằm trong một tổng thể thống nhất là Liên bang Đông Dương, các vùng đóng vai trò mỗi bang trong một liên bang thống nhất. Lúc này không có sự chia tách về kinh tế-xã hội khi người dân vẫn được tự do đi lại giữa các vùng, sử dụng chung một đồng tiền duy nhất. Toàn bộ Việt Nam vẫn nằm dưới quyền cai trị của Toàn quyền Đông Dương.

Chiến tranh Việt Nam

Bài chi tiết: Chiến tranh Việt Nam

Hiệp định Genève vào năm 1954 đã kết thúc chiến tranh Đông Dương. Theo Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập trung quân sự, Việt Nam vẫn là quốc gia thống nhất cho đến khi 2 miền đất nước được thống nhất về mặt Nhà nước và Chính phủ Trung ương sau cuộc Tổng tuyển cử tự do có sự giám sát của quốc tế vào năm 1956. Tuy nhiên, cuộc Tổng tuyển cử không bao giờ diễn ra do chính phủ Quốc gia Việt Nam vốn theo chủ nghĩa chống cộng từ chối Tổng tuyển cử và cho cảnh sát, mật vụ đàn áp các nỗ lực vận động Tổng tuyển cử của Việt Minh ở miền Nam.[2] Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi", chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử thống nhất Việt Nam.[3] Cũng theo Điều 15 Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève năm 1954.[1]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Minh lãnh đạo kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, được Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, với thủ đô là Hà Nội. Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở miền Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ, được các nước phương Tây và một số nước thế giới thứ ba công nhận, có thủ đô là Sài Gòn. Sau này có thêm Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam được thành lập. Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương đã được thành lập để giám sát việc ngừng bắn và thi hành Hiệp định Genève, trong đó có cuộc Tổng tuyển cử chung trên cả nước.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa - hậu thân của Quốc gia Việt Nam - tuyên bố đầu hàng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Theo báo Hà Nội Mới, ngày 30 tháng 4 được nhân dân Việt Nam gọi là "Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước" hoặc "Ngày Chiến thắng".[4]

Việt Nam được tái thống nhất hòa bình vào ngày 2/7/1976 thông qua cuộc Tổng tuyển cử 2 miền trên toàn quốc vào ngày 25/4 năm 1976 được tổ chức bởi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[5][6]

Xem thêm

  • Chia cắt Triều Tiên
  • Bức tường Berlin
  • Chia cắt Ấn Độ

Tham khảo

  1. ^ a b “HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM CHÍNH PHỦ VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VÀ CHÍNH PHỦ HOA KỲ”. thuvienphapluat.vn. Truy cập 25 tháng 8 năm 2018. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 10 [trợ giúp]
  2. ^ “Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về lập lại hòa bình ở Việt Nam”. tapchicongsan.org.vn. Truy cập 25 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá [Thiên tài quân sự Việt Nam: Đại tướng Võ Nguyên Giáp]. Nhà xuất bản Thế giới, trang 333.
  4. ^ “Nhiều hoạt động kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 - 30/4/2016]”. hanoimoi.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2016. Truy cập 25 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ “5. Cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 đánh dấu bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước [Ngày 24 tháng 6 năm 1976]”. dangcongsan.vn. Truy cập 25 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ //backan.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-215/tin-trong-tinh-289/chinh-tri-xa-hoi-156/2541976-ngay-tong-tuyen-cu-bau-qu9-85603ec992067d79.aspx Lưu trữ 2017-04-25 tại Wayback Machine [link lỗi]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chia_cắt_Việt_Nam&oldid=68871353”

Video liên quan

Chủ Đề