Vì sao trẻ bỏ bú bình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé không thích bú ti mẹ [trong đó có tư thế và khớp ngậm sai]. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là việc dùng  bình sữa [hay núm vú giả] cho con quá sớm, trước 6 tuần, khi mà kỹ năng ti mẹ của bé chưa thuần thục [sau 6 - 8 tuần]. 

Phân biệt cách bú ti mẹ và ti bình của trẻ

Các mẹ không ngờ rằng chính cái bình sữa/núm vú giả là “kẻ thứ ba” chia cách cặp đôi “mẹ - con”. Trước hết các mẹ hãy xem sự khác biệt giữa 2 cách bú ti mẹ và ti bình nhé!

Bé bú ti mẹ

Trẻ bú ti mẹ. [Ảnh minh họa]

1. Đầu ti mẹ đút sâu bên trong, sâu đến mức có thể đến điểm A – vị trí giao giữa khẩu cái cứng [B] và khẩu cái mềm [C]. Nhờ vậy ti mẹ có thể tạo áp lực đáng kể lên phần khẩu cái cứng [B], giúp kích thích phản xạ nút.2. Khẩu hình miệng bé há to, môi bé trề ra như cá đớp mồi

3. Lưỡi bé le dài ra phủ lên trên nướu hàm dưới.

Bé bú ti bình

Trẻ bú ti bình. [Ảnh minh họa]

1. Đầu ti giả nông, không nằm sâu bên trong, thường nằm phía trước điểm A – vị trí giao giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, như vậy rất khác với khi bé bú mẹ.2. Khẩu hình miệng bé há nhỏ, môi bé có xu hướng chụm lại

3. Lưỡi bé không le dài, thụt ra phía sau nướu.

Khác nhau về nhóm cơ cần sử dụng khi bú

Khi bú, bé sẽ sử dụng nhiều nhóm cơ trên vùng đầu mặt. Tuy nhiên khi bú mẹ hay bú bình, các nhóm cơ được sử dụng ở mức độ khác nhau.

  • Bú mẹ: Cơ vận động chính là cơ cắn và cơ thái dương.
  • Bú bình: Cơ vận động chính là cơ mút và cơ vòng miệng.

Nhóm cơ cần sử dụng khi trẻ bú mẹ và bú bình. [Ảnh minh họa]

Chính vì rất khác nhau trong cơ chế bú, nên nếu bé bú bình sớm trước khi bé thực sự “nhuần nhuyễn” [sau 6 - 8 tuần] thì khả năng bé sẽ thích bú bình hơn, vì bú bình chỉ cần nút nhẹ, ngậm nông là ra sữa, còn nút ti mẹ phải ngậm sâu nút mạnh mới ra sữa. Bé trở nên “lười”.

Nguyên nhân khiến trẻ thích bú bình hơn bú mẹ

Do mẹ cho bé tập bú ti bình quá sớm dẫn đến bé dễ bị sai khớp ngậm. Từ đó, bé dễ bỏ ti mẹ và chọn ti bình.

  • Bú mẹ phải ngậm sâu, há miệng rộng, nút mạnh, sữa xuống không đều – giống lao động nặng
  • Bú bình chỉ cần ngậm nông, nút nhẹ, sữa ra đều – giống lao động nhẹ.

Khi nào nên cho bé bú bình?

Thời điểm cho bé bú bình phù hợp nhất là khi bé được 6 tuần tuổi.

>>> Cách tập cho bé bú bình

>>> Giải pháp cho bé không bú mẹ trực tiếp trong 6 tuần đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhưng đột nhiên một ngày trẻ bú ít đi khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Liệu đây có phải vấn đề nghiêm trọng và cần khắc phục như thế nào? Mời các mẹ tham khảo những chia sẻ sau.

1. Trẻ bú bình thường

Trước khi tìm hiểu trẻ bú ít nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu về chế độ bú bình thường của trẻ, để có thể phân biệt trẻ bú thế nào là bình thường, thế nào là bú ít.

Dạ dày của trẻ sơ sinh mỗi lần bú chỉ cần 50 - 70 ml sữa là đủ. Sau 2 tuần, dạ dày mở rộng hơn, trẻ có thể bú 60 - 90 ml sữa/lần. Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi dần quen với việc bú mẹ và mỗi lần bú có thể bú từ 90 đến 150 ml.

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi trẻ là khác nhau nhưng trung bình một ngày trẻ cần bú 8 - 12 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú sữa mẹ và 3 tiếng nếu bú sữa công thức. Nếu sau mỗi lần bú trẻ ngủ ngon, không quấy khóc, lên cân đều đặn và tiểu trên 6 lần/ngày tức là bé đã nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày

Nếu trẻ không bú đủ 8 - 12 lần mỗi ngày mà vẫn tăng cân, phát triển bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp trẻ bú ít, khó tăng cân, mất nước hoặc đang gặp một số bất thường về sức khỏe thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị. Một số trẻ sẽ bú 1 - 2 phút rồi nghỉ bú tiếp nhưng cũng có trẻ bú liên tục trong 2 phút, tùy vào lượng sữa của mẹ cũng như dạ dày của bé.

2. Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu

Trẻ đột nhiên bú ít khiến nhiều mẹ lo lắng và không biết xử lý như thế nào, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trẻ bú ít có thể xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Để giải quyết, bố mẹ cần tìm được nguyên nhân đó. Một số nguyên nhân khiến trẻ bú ít như sau.

Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe

Nếu trẻ đang bú ngoan nhưng đột nhiên bú ít lại, thường xuyên quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra xem cơ thể trẻ có đang có vấn đề bất thường hoặc có bệnh lý nào hay không. Thông thường đó là những vấn đề của đường tiêu hóa hoặc đau họng, có đờm, trẻ bị nhiệt miệng. Cũng có thể do trẻ bị viêm tai, thân nhiệt cao hay đang mọc răng.

Trẻ đột nhiên bú ít lại có thể do đang gặp vấn đề về sức khỏe

Hệ tiêu hóa kém

Nếu trẻ bú kém kèm theo một số biểu hiện bất thường như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng thì có thể trẻ đang rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày hoặc rối loạn khuẩn đường ruột. Những vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú ít và biếng ăn ở trẻ.

Nấm lưỡi

Nếu thấy trên lưỡi trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng tức là trẻ đã bị nấm lưỡi - một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị nấm lưỡi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm trẻ mất vị giác, đau đớn khiến bé lười bú, thậm chí có trẻ bỏ bú.

Trẻ bú ít có thể do nấm lưỡi, khiến trẻ mất vị giác và đau đớn

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân này cũng có thể do sữa mẹ. Gai vị của trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn nên trẻ rất nhạy cảm để nhận biết mùi vị. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thay đổi, mùi vị của sữa cũng thay đổi theo khiến trẻ bú ít hơn bình thường. Nhất là khi mẹ ăn những thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, ăn đồ căn cay, uống rượu bia,…

Ngoài ra, nếu mẹ bảo quản sữa không đúng cách, mùi vị cũng như chất lượng sữa thay đổi khiến trẻ lười bú. Trẻ cũng sẽ bú ít đi nếu bầu ngực của mẹ có mùi lạ do dùng nước hoa hay kem dưỡng,…

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một giải pháp điều trị bệnh cho con được rất nhiều bố mẹ sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bú ít đi. Vì vậy, khi cần sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Ngoài ra, mẹ không được hòa thuốc vào sữa của bé. Điều đó có thể khiến trẻ ám ảnh mỗi khi bú.

Trẻ bú ít có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Mẹ ít cho bé bú

Một số mẹ thắc mắc trẻ bú ít nguyên nhân do đâu và thường cho rằng nguyên nhân chỉ đến từ bé. Tuy nhiên, trẻ bú ít cũng có thể do mẹ. Một số bà mẹ do quá bận rộn nên không có nhiều thời gian cho bé bú. Nếu lâu ngày mẹ không cho bé bú, khiến trẻ dần mất đi thói quan bú mẹ, trẻ sẽ cáu gắt, quấy khóc do lạ lẫm khi gặp ti mẹ. Việc này khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng.

Sữa mẹ ít đi

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ bú ít là do sữa mẹ về chậm, nguồn sữa không còn dồi dào như trước. Lúc này, việc bú mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nếu mẹ vắt sữa nhiều nhưng thời gian vắt nhiều hơn trước chứng tỏ sữa mẹ ít đi. Trong lúc chờ trẻ rất dễ cáu gắt, quấy khóc, một số trẻ thậm chí còn bỏ bú.

Bú sai tư thế

Điều này thường xảy ra với những người lần đầu làm mẹ, còn bỡ ngỡ trong việc cho con bú, nhất là tư thế cho bú. Khi mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc sữa mẹ về không đều có thể khiến bé khó chịu và bú ít hơn.

Cho trẻ bú sai tư thế hoặc sữa mẹ về ít cũng có thể khiến trẻ bú ít đi

3. Làm thế nào nếu trẻ bú ít

Để giải quyết tình trạng trẻ bú ít, trước hết mẹ cần xác định được trẻ bú ít nguyên nhân do đâu rồi có cách xử lý phù hợp.

Đối với trẻ bú sữa mẹ

  • Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ năng lượng cho hai mẹ con. Hạn chế thức ăn nặng mùi, đồ chiên rán dầu mỡ.

  • Tạo cho con thói quen bú mẹ bằng cách chia nhỏ các cữ bú mỗi 3 giờ/lần.

  • Cho trẻ bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và sữa mẹ ra đều.

  • Điều trị kịp thời bệnh lý của trẻ nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường kèm theo bú ít.

Đối với trẻ bú sữa công thức

  • Chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé những vẫn đủ các thành phần dinh dưỡng cho những tháng đầu đời.

  • Chọn bình bú có kích cỡ đầu vú phù hợp với con. Theo dõi khoảng cách giữa các cữ bú, lượng bú mỗi lần để có sự điều chỉnh phù hợp.

Cần chọn loại sữa công thức phù hợp với khẩu vị trẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ bú ít nguyên nhân do đâu. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, các mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ sẽ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con. Nếu còn vấn đề nào lo lắng, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và giải đáp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bé bỗng dưng bỏ bú bình là tình trạng luôn khiến các bà mẹ lo lắng, vào những lúc này mẹ nên bình tĩnh quan sát bé để tìm ra nguyên nhân khiến bé từ chối chiếc bình thân thương.

  • Bé bỗng dưng bỏ bú bình: Nguyên nhân do đâu?
  • Cách xử lý khi bé bỏ bú bình
  • Có nhiều cách khắc phục khi bé bỗng dưng bỏ bú mẹ

Bé bỗng dưng bỏ bú bình: Nguyên nhân do đâu?

Một thói quen đã gắn bó với con từ rất nhiều tháng nay. Và đột ngột một ngày đẹp trời, con không chịu bú bình nữa.

Từ kinh nghiệm của các mẹ cho con bú bình cũng như từ lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa. Khi trẻ bỏ bú bình, mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bỗng nhiên như thế nhé.

Bình sữa có mùi lạ

Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình? Trẻ em rất nhạy cảm với mùi vị. Việc gắn bó thân thuộc với một mùi nào đó giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Mẹ thử kiểm tra xem liệu có phải mẹ đã thay đổi quy trình nào đó khiến chiếc bình và sữa của con có mùi vị không giống mọi khi? Chẳng hạn như:

  • Bình rửa chưa sạch, vẫn còn mùi nước rửa;
  • Sữa có mùi bất thường [một số mẹ có thói quen quay cả bình sữa trong lò vi sóng. Nếu làm nhiều lần như vậy chiếc bình sẽ tạo ra mùi khó chịu khiến bé sợ].

Bé đã nhận ra sự khác biệt giữa ti mẹ và núm vú giả

Đây là điều khá khó khăn với một số mẹ. Bởi các mẹ phải kết hợp cả bú bình lẫn bú mẹ. Khi mới 1, 2 tháng đầu có thể bé không nhận ra sự khác biệt này và vẫn chịu bú ngon lành.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nhưng từ 3 tháng trở đi, khả năng nhận biết, học hỏi về giác quan của trẻ phát triển tốt hơn thì bé hoàn toàn có thể "tinh ý" nhận ra núm bình không "ngon" giống như bú ti mẹ.

Đầu núm vú bình cũ không còn phù hợp với bé nữa

Lượng ăn của trẻ sẽ thay đổi qua từng tháng tuổi. Càng lớn khả năng mút của bé sẽ tốt hơn. Ở giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt [growth spurt], cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi nhất định.

Bé sẽ có thể không ăn nhiều như trước, có trẻ ăn ít đi trông thấy trong vòng 3 ngày sau đó chuyển sang chu kỳ ăn các bữa cách nhau 4h. Chu kỳ ăn cách nhau 4h sẽ theo bé đến hết năm đầu đời.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nếu mẹ không nhận ra điều này và vẫn ép bé ăn bữa quá sát nhau, đồng thời dùng núm vú cũ [kích thước nhỏ] sẽ khiến thấy trẻ cảm thấy khó chịu. Từ đó không muốn bú bình nữa.

Trẻ đang trải qua giai đoạn wonder week

Khi bước vào tuần khủng hoảng, trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nhõng nhẽo, bỏ ngủ, bỏ ăn, bám mẹ nhiều hơn, trở nên nhút nhát, mút tay nhiều, thích ôm ấp một món đồ quen thuộc...

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Một điều an ủi với mẹ là giai đoạn này rồi sẽ qua nhanh thôi. Khi bé đã học được kĩ năng mới, con sẽ lại ăn uống như bình thường.

Một số nguyên nhân khác

  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng, bị tưa miệng, đau miệng, nhiễm trùng tai nên bỏ bú
  • Con đau nhức sau tiêm phòng nên khó chịu, không chịu bú
  • Trẻ bị cảm, nghẹt mũi nên khó thở
  • Con bị kích thích quá mức, mẹ cho bé ăn chậm...
  • Đôi khi chỉ đơn giản là bé không muốn bú vào thời gian đó
  • Các yếu tố môi trường bên ngoài như âm thanh, màu sắc... làm trẻ mất tập trung và không muốn bú
  • Trẻ trong giai đoạn mọc răng bị ngứa lợi nên thích cắn chặt vào núm ti chứ không chịu mút sữa
  • 1 số bé khó tính có thể không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú hoặc tư thế bú không phù hợp làm trẻ khó chịu.

Cách xử lý khi bé bỏ bú bình

Khi bé có biểu hiện bất thường, bỏ bình và quấy khóc, việc mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Từ đó mới có cách xử lý phù hợp.

Với bé bỏ bú bình vì mùi lạ. Hãy kiểm tra lại bình, mùi vị của sữa và cố gắng rửa bình, hong bình thật khô ráo. Tuyệt đối không quay sữa trong lò vi sóng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Trường hợp con muốn bú mẹ hơn bú bình. Có thể nhờ người thân cho bé ăn, tạm thời mẹ lánh sang nơi khác. Cố gắng kích sữa để tăng lượng sữa mẹ cho bé.

Đổi núm vú là câu trả lời không tồi cho câu hỏi bé bỏ bú bình phải làm thế nào, chọn loại núm đem lại cảm giác như đang bú mẹ và có kích cỡ phù hợp với lượng ăn, tốc độ mút của con.

Làm thế nào khi bé bỏ bú bình? Với các bé đang trong giai đoạn giông bão của wonder week, mẹ không cần cố ép bé. Thay vào đó mẹ nên giãn cữ giữa các bữa, đợi con đói hẳn rồi hãy cho ăn và cho bé đi ngủ sớm hơn thường lệ.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Có nhiều cách khắc phục khi bé bỗng dưng bỏ bú mẹ

Tương tự như với trường hợp bé bỏ bú bình, việc đầu tiên mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bỗng dưng bỏ bú mẹ. Một số nguyên nhân phổ biến là con đau hoặc khó chịu ở đâu đó, con bị ốm, nguồn sữa của mẹ giảm... Thay đổi tư thế cho bú, thử cho con bú trong khi đang đi bộ hoặc ngồi trên ghế lắc cũng là 1 gợi ý không tồi. Nếu con từ chối ngậm ti vì sữa xuống quá nhanh và bé không kịp xử lý thì mẹ có thể vắt bớt sữa ra trước khi cho con bú...

Video liên quan

Chủ Đề