Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng sinh 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Lên men êtilic Lên men lactic
Cách tiến hành – Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3 : 1 g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết.
– Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
– Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3 [hình 24].
– Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 – 32oc, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
a] Làm sữa chua
Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 40oC [áp tay còn ấm nóng] → cho một thìa sữa chua Vinamilk vào → trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40oc [có thể để vào các hộp xốp], đậy kín, sau 3-5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản để vào tủ lạnh. Vi khuẩn lactic biến dịch sữa trên thành dịch chứa nhiều axit lactic. Cazein [prôtêin của sữa] trong điều kiện độ pH thấp sẽ kết tủa.
b] Muối rau quả :
– Rửa sạch dưa chuột, rau cải [cải sen, bắp cải …]
– Cắt rau thành các đoạn dài khoảng 3cm. Dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc [có thể phơi ở chỗ râm mát cho héo].
– Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl [5 – 6%], nén chặt, đậy kín, rồi để ở nơi ấm 28 – 30oc.
– Lúc đầu, vi khuẩn lactic và các loại vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả khuếch tán ra môi trường do quá trình co nguyên sinh, sau đó khi pH giảm, ức chế các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế, dưa quả chua ngon.
Hiện tượng Hợp chất X là: êtilic
C6H12O6 [Đường] → [Nấm men] CO2 + 2C2H5OH [êtilic] + Năng lượng [ít] [Nhận xét ở bên dưới]
– Làm sữa chua: sản phẩm có độ sánh mịn, màu trắng sữa, vị chua tương đương sữa chua đóng hộp bán sẵn.
– Làm dưa chua: rau củ sau 2-3 ngày làm dưa chua sẽ có mùi vị chua kiểu lên men.
Giải thích Chỉ có ống 2 có sự lên men êtilic 2 thí nghiệm trên tạo ra môi trường lên men lactic
Trả lời các câu hỏi – Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào? Trả lời: – Ý kiến không có “tay” muối dưa nên dưa sẽ dễ bị khú là không đúng vì dưa khú là do nồng độ muối chưa đạt, nén chưa chặt, dưa bị tiếp xúc với không khí.
– Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
Trả lời: Trẻ nhỏ hay ăn kẹo làm đường dính ở răng, trong miệng, đây là môi trường thuận lợi cho VSV phát triển, chúng sẽ lên men, phá hủy men răng.

Hợp chất X là: êtilic

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men
Cách tiến hành – Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính.

– Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở trong miệng.

– Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.

– Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn.

– Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên trên giấy lọc, để 15-20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra.

– Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính [lúc đầu dùng vật kính X 10 sau đó X 40].

– Lấy một ít giống nấm men thuần khiết hoặc ít váng dưa, váng cà, hoặc bóp bánh men thả vào dung dịch đường 10% trước 2-3 giờ.

– Làm tiêu bản theo các bước như thí nghiệm 1 và soi kính.

Hiện tượng Quan sát được vi khuẩn Quan sát được nấm men

Giải thích:

Kính hiển vi giúp phóng đại các sinh vật có kích thước nhỏ để có thể quan sát được.

Trả lời các câu hỏi :

1. Qua thực nghiệm em thấy dễ phát hiện loại tế bào vi sinh vật nhân thực hay vi sinh vật nhân sơ? Vì sao?

Trả lời:

Qua thực nghiệm sẽ thấy vi sinh vật nhân thực [nấm men] dễ quan sát hơn vi sinh vật nhân sơ do vi sinh vật nhân thực có kích thước khoảng 7-10 µm lớn hơn rất nhiều lần kích thước vi sinh vật nhân sơ [1-2µm].

2. Mẹ thường nhắc con: Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng”. Lời khuyên ấy dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Trong khoang miệng có rất nhiều loại vi khuẩn đặc trưng như trực khuẩn và cầu khuẩn, nấm men,… trong số đó luôn có nhóm vi khuẩn lactic phổ biến là Streptococcus mutans là loại lên men lactic đồng hình. Khi ăn kẹo xong mà không súc miệng hay đánh răng thì trong miệng sẽ có đường. Vi khuẩn này sẽ tiến hành chuyển đường thành lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật khác tấn công răng, gây sâu răng.

3. Khi còn ớ trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ có vi sinh vật không? Khi nào trong khoang miệng của đứa trẻ bắt đầu có vi sinh vật?

Trả lời:

Khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ thì khoang miệng không có vi sinh vật. Nhưng khi đứa trẻ được sinh ra, cất tiếng khóc đầu tiên thì vi sinh vật từ không khí sẽ xâm nhập vào khoang miệng.

Tại sao để quả vải chín qua 3-4 ngày thì có mùi chua? giải thích hiện tượng khú dưa? vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo thường hay sâu răng? Bài làm câu 1 Do hoạt động của các vi sinh vật có trong quả vải.Các vi sinh vật này hoạt động liên tục,tạo ra các chất axit - đó được hiểu là quá trình lên men như sách hóa học lớp 9 đã dạy.Và cứ như vậy sau 3-4 ngày, quả vải sẽ có mùi chua. câu 2 Hiện tượng dưa bị "khú" có nguyên nhân chính là không dùng đúng độ muối để các vi khuẩn sinh axit lactic phát triển thích hợp mà bị các vi khuẩn khác lấn lướt hoặc là do rắc muối không đều tay khắp lượt, hoặc do nước dưa ứa ra làm loãng nồng độ muối ban đầu... Hoặc do khi gắp dưa ra bằng đũa bẩn hay quên đậy kín nắp vại dưa. câu 3 Thứ nhất, do răng của trẻ mềm và yếu hơn răng người lớn nên dễ bị sâu răng tấn công hơn.

Thứ hai, khi ăn đường nếu làm vệ sinh không sạch thì sau một thời gian [đặc biệt khi ngủ], các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường, các chất hữu cơ tạo ra các chất có tính axít cao nên nó làm răng của trẻ chóng hư.

- Trong vải chín có chứa 1 lượng đường lớn, trong điều kiện vỏ kín - kị khí thì sẽ xảy ra quá trình lên men lactic do VK lactic. Nó biến đổi đường glucozơ thành axit lactic. Chính axit lactic này đã làm hạ pH làm nó có mùi chua. - Do vi khuẩn lăctic bị ức chế; nấm sợ i, nấm men phát triển tạo váng trắng, vi khuẩn gây thói phát triễn làm cho dưa bị khú

- Do răng của trẻ mềm và yếu hơn răng người lớn nên dễ bị sâu răng tấn công hơn. Mặt khác, khi ăn đường nếu làm vệ sinh không sạch thì sau một thời gian, các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường, các chất hữu cơ tạo ra các chất có tính axít cao nên nó làm răng của trẻ chóng hư.

Tại sao trẻ em ăn kẹo lại bị sâu răng là một trong những câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm vì trẻ nhỏ luôn là tín đồcủa các món đồ ăn mà trẻ em yêu thích nhất

Các vị phụ huynh thường không chú ý đến thói quen hằng ngày của trẻ dẫn đến việc trẻ thường bị các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng là bệnh được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm việc suy giảm độ cứng của men và ngà răng, tuyến nước bọt bị ảnh hưởng và chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày của trẻ không hợp lý. Và thức ăn ngọt là nguyên nhân chính của căn bệnh sâu răng ở trẻ đặc biệt là kẹo. Vậy tại sao trẻ ăn kẹo lại bị sâu răng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ

Thức ăn, đồ uống có đường là nguyên nhân gây sâu răng cao nhất ở trẻ

Hầu hết các bậc phụ huynh rất ít quan tâm tới thói quen ăn đồ ngọt của con mình, trẻ em được cho phép ăn “thả cửa” những loại thực phẩm này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Tuy nhiên, các chất đường cũng rất quan trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Đường được chia làm hai loại: đường nội sinh và đường ngoại sinh. Đường ngoại sinh là loại đường bổ sung có chứa trong các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt. Còn đường nội sinh có chứa trong hoa quả và rau, các thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên. Các bậc phụ huynh thay vì để con mình ăn đồ ngọt thỏa thích, hãy tập cho bé thói quen ăn rau và hoa quả, bổ sung cho bé các chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua việc chế biến rau, quả thành các loại sinh tố ngon, ngọt, bắt mắt, kích thích sự tiêu hóa của trẻ.


Cha mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn rau và hoa quả

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng dẫn đến sâu răng ở trẻ

Một vấn đề quan trọng nữa các bậc cha mẹ cần lưu ý đó là chúng ta thường chỉ để tâm tới và nhắc nhở khi nào trẻ cần đánh răng, chứ không hề quan tâm tới việc con mình chải răng như thế nào. Chải răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Trẻ đánh răng thường xuyên cũng có thể bị sâu răng nếu chải răng không đúng cách.

Để vi khuẩn sâu răng không còn là mối lo ngại đối với trẻ, phụ huynh cần hướng dẫn con em của mình chải răng đúng cách theo lời khuyên của các nha sĩ. Sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa để làm vệ sinh răng miệng sau khi ăn, tránh sử dụng tăm dễ làm hư hại men răng của trẻ.


Chải răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển

Một số nguyên nhân khách quan khác

Bệnh sâu răng của trẻ còn do một số tác động từ bên trong khác như người mẹ trong quá trình mang thai bị sâu răng, ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ, khiến trẻ khi mọc răng có hàm răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ như bẩm sinh, sử dụng thuốc cũng là nhân tố gây nên sâu răng của trẻ. Nước bọt còn có tác dụng chống lại mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Khi tuyến nước bọt bị ảnh hưởng, nguy cơ bị sâu răng của trẻ cũng trẻ nên cao hơn.


Người mẹ trong quá trình mang thai bị sâu răng

Tại sao trẻ em ăn kẹo lại bị sâu răng

Vì trên bề mặt răng của trẻ có chứa hàng tỷ vi sinh vật, chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Khi bánh kẹo, đồ ngọt có chứa một lượng đường lớn là đường saccarose, đường glucose, fructose, maltose. Chỉ sau 15 phút sau khi ăn các sản phẩm có chứa đường, những vi sinh vật này sẽ hấp thụ các chất đường, biến chúng thành axit hủy hoại men răng của trẻ. Khiến trẻ đễ dàng bị vi khuẩn sâu răng xâm nhập và gây bệnh.


Các loại đường trong bánh kẹo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men răng

Và khi ăn xong đồ ngọt, trẻ lại không biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.


Trẻ không biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ngoài ra còn vì cấu tạo men răng của trẻ yếu hơn răng vĩnh viễn, trong thực phẩm hằng ngày của trẻ thường chứa nhiều hoặc sản sinh ra nhiều vi khuẩn tạo axit gây sâu răng như bột, cháo, sữa.


Thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng là nguyên nhân gây sâu răng

Qua bài viết này có lẽ các cha mẹ đã định ra được những biện pháp chăm sóc bảo vệ răng miệng cho “cục cưng” của mình. Trong đó chắc hẳn việc hạn chế tối đa cho trẻ ăn bánh kẹo và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn là không thể thiếu được. Chúc cho các bé luôn có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Video liên quan

Chủ Đề