Viêm dạ dày tá tràng k29 là gì

Viêm dạ dày hành tá tràng là gì mà tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta lên đến 26%, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa hiện nay. Trên thực tế thì hành tá tràng tiếp nhận thức ăn ngay sau khi chúng được dạ dày tiêu hóa, nên rất dễ bị các tác nhân gây hại làm tổn thương. Tham khảo ngay bài để biết nguyên nhân, triệu chứng và thuốc chữa.

Hành tá tràng là bộ phận nằm trên cùng của tá tràng, nằm dưới môn vị dạ dày và là nơi tiếp nhận thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa, hình dáng lúc này của chúng gần giống củ hành. Tại đây, quá trình phân cắt và hấp thụ thức ăn sẽ được tiếp diễn, việc này sẽ diễn ra nhanh hơn nhờ vào enzyme tiêu hóa được đổ từ tuyến tụy.

Thông thường chất nhầy trung hòa dịch vị và hàm lượng acid dạ dày sẽ được cân bằng, nhưng khi yếu tố khác tác động vào khiến lượng acid dạ dày tiết ra bị dư thừa. Điều này sẽ làm cho lớp lót bên trong dạ dày và tá tràng bị tổn thương. Sau một thời gian, người bệnh không xử lý và điều trị bệnh thì có thể sẽ bị viêm dạ dày hành tá tràng.

Viêm dạ dày hành tá tràng

Ngoài ra, dựa theo quy định mã bệnh quốc tế ICD mà Bộ Y tế ban hành thì mã số viêm dạ dày tá tràng là K29, đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hoại tử ở nhiều mức độ bệnh khác nhau và kích thước vết viêm loét trong khoảng 0,5cm, biểu hiện có thể là sẹo loét, vết lõm, vết mòn hoặc vết lồi. Ngoài ra, hành tá tràng cũng là vị trí thường được tìm thấy số lượng viêm loét nhiều gấp 4 lần so với khu vực dạ dày khác.

Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng

Dựa theo số liệu được thống kê thì 96% nguyên nhân gây bệnh lý được cho là lành tính, còn 4% còn lại bệnh bị khởi phát do các khối u ác tính. Chính vì vậy, các chuyên gia cũng đưa ra kết luận về những nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng:

  • Do vi khuẩn Hp [Helicobacter pylori]: Đây là loại xoắn khuẩn tồn tại trên dạ dày, khi có điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển và tấn công lớp niêm mạc, gây tổn thương. Chỉ sau một thời gian có thể sẽ gây ra bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có thể là viêm dạ dày hành tá tràng.
  • Do sử dụng thuốc Tây sai sách: Có lẽ bạn cũng đã từng được nghe cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc Tây nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng có thể gây ra biến chứng bệnh lý. Đặc biệt là thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau [indomethacin,aspirin, phenylbutazone…], chúng có thể hành tá tràng bị tổn thương, viêm loét.
  • Do yếu tố di truyền: Mặc dù chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân này, nhưng theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ người bệnh viêm đau dạ dày hành tá tràng có người thân từng mắc bệnh lý này khá cao.
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Đây là lý do chính gây nên nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, việc ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng và lạm dụng thực phẩm cay nóng, có chất kích thích… cũng có thể gây viêm hành tá tràng. Tuy nhiên với những bệnh nhân thuộc nhóm nguyên nhân này mà được phát hiện bệnh sớm thì có thể sẽ không phải sử dụng thuốc mà chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống cũng thuyên giảm và khỏi bệnh.
  • Do một số nguyên nhân khác: Do biến chứng của bệnh lý khác [bệnh tiểu đường, xơ gan, hạ huyết áp, bệnh lý ở vỏ thượng thận… hoặc các bệnh làm rối loạn chức năng nội tiết]; do căng thẳng, stress kéo dài.

Dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Để kịp thời phát hiện bệnh và sớm có kết luận bệnh chính xác để có phương án điều trị phù hợp nhất thì bạn cần phải có kiến thức đầy đủ về triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh được chia sẻ dưới đây.

Đau bụng – biểu hiện điều hình của bệnh

Dấu hiệu bệnh viêm dạ dày và hành tá tràng

Đây là bệnh lý thuộc về đường ruột, nên có thể những triệu chứng sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, viêm dạ dày hành tá tràng vẫn có một vài điểm khác biệt mà bất cứ ai cũng nên biết, đó là:

  • Cảm giác đau, nóng rát vùng thượng vị: Có thể bệnh nhân còn có biểu hiện đau lan sang cả vùng lưng, đau nhiều hơn khi đói hoặc sau ăn no và thời điểm đau dữ dội nhất là vào ban đêm, rạng sáng. Mỗi lúc sẽ có cảm giác đau khác nhau, khi thì đau nhói từng cơn kéo dài, khi thì quặn lại kèm tức ngực.
  • Ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng xương ức: Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, khó tiêu hóa nên gây ra hiện tượng thức ăn bị ứ đọng, trướng bụng kèm theo đó là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng và gây đau rát cổ và ngực.
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng: Thậm chí nhiều bệnh nhân sợ ăn, bởi mỗi khi ăn vào là sẽ bị đau bụng dữ dội và nôn ói thức ăn thừa không tiêu hóa được.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi vết viêm loét ngày càng nặng, mà người bệnh không kịp thời chữa trị, ăn uống không đảm bảo thì tình trạng xuất huyết rất dễ xảy ra. Khi đó bệnh nhân sẽ nôn cả máu, trường hợp này cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán

Với thời đại Công nghệ Y khoa ngày càng phát triển như hiện nay, thì bác sĩ cũng có thêm nhiều cơ sở để chẩn đoán bệnh hơn.

Nội soi dạ dày

  • Nội soi dạ dày: Là phương pháp được sử dụng phổ biến, bác sĩ chỉ cần đưa một ống dẻo, dài linh hoạt và có gắn camera rồi đưa vào đường miệng đến tá tràng. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc khó xác định nguyên do từ khuẩn HP thì bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày để tiến hành sinh thiết.
  • Test thở: Đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn nhưng vẫn có thể mang lại kết luận chính xác đến 98% và giúp bác sĩ thấy rõ tình trạng viêm loét dạ dày. Test thở được dựa trên việc sử dụng carbon đánh dấu C13 – C14 để phát hiện sự xuất hiện của một số loại men và độc tố do khuẩn HP gây ra, từ đó dễ dàng xác định được cả nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Với biện pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh, và có khả năng tìm thấy vi khuẩn Hp.
  • Xét nghiệm phân: Tương tự như phương pháp chẩn đoán ở trên, người bệnh cũng sẽ được tiến hành xét nghiệm trên một mô mẫu nhỏ, tìm kiếm khuẩn HP.

Bệnh viêm dạ dày hành tá tràng có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh viêm dạ dày hành tá tràng không bị liệt kê trong danh sách nhóm bệnh nguy hiểm, nhưng khi triệu chứng bệnh diễn ra ngày càng nặng hơn theo thời gian thì chắc chắn chất lượng cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể sẽ bị chán ăn, mất ngủ, sụt cân và mất ngủ kéo dài dẫn đến tình trạng suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách, kịp thời

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng sau:

  • Hẹp môn vị dạ dày: Nếu các vết viêm loét hành tá tràng bị lan rộng, gần với môn vị dạ dày thì khả năng bệnh nhân bị biến chứng này rất cao. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là cảm giác khó tiêu, nôn ra thức ăn cũ…
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Như đã chia sẻ ở trên, khi bệnh nhân để tình trạng viêm loét hành tá tràng ngày càng nặng, chúng sẽ ăn sâu vào trong và làm vỡ các mạch máu gây ra tình trạng xuất huyết, có thể là máu chảy ồ ạt. Biểu hiện sẽ là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc kèm máu. Trường hợp này bệnh nhân cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý chỗ xuất huyết kịp thời và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng ổ viêm loét: Sau khi xuất huyết ổ loét, sẽ có thể gây thủng và biểu hiện là bụng căng cứng, đau châm chích.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm và có thời gian ủ bệnh từ 10 năm trở lên và có khả năng tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

Như vậy, bạn cũng có thể thấy những biến chứng nguy hiểm của bệnh và đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh và cần phải thăm khám để được kê thuốc chữa đau dạ dày hành tá tràng phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng

Với căn bệnh phổ biến như viêm loét dạ dày và hành tá tràng thì đây cũng là bệnh có nhiều loại thuốc chữa, phù hợp với nhiều thể bệnh khác nhau. Dưới đây sẽ là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến, thường được áp dụng:

Thuốc trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng Tây y

Thuốc Tây là một trong những lựa chọn tối ưu được bệnh nhân lựa chọn, bởi chúng có khả năng mang đến hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc phổ biến là:

Sử dụng thuốc Tây trị viêm loét dạ dày hành tá tràng

  • Nhóm thuốc kháng acid – Antacid: Có tác dụng trung hòa acid, nên uống trước ăn và ngủ khoảng 1-3 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Nhóm ức chế thụ thể histamin H2: Cimetidin 800mg, Ranitidin 300mg, Nizatadin 300mg, Famotidin 40mg…
  • Nhóm ức chế bơm proton [PPI]: Omeprazole 20mg, Lansoprazole 30mg, Rabeprazole 10mg,…
  • Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày hành tá tràng: Sucralfat [uống trước ăn], Misoprostol 200mcg, Bismuth…
  • Các kháng sinh diệt H.pylori: Amoxicillin 500mg, Metronidazol/tinidazol 500 mg, Clarithromycin 250 mg, Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg…

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Hiện nay chưa có thuốc Tây trị bệnh đặc hiệu, chỉ mang tính điều trị triệu chứng tạm thời và không thể chữa bệnh dứt điểm.
  • Thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài mong muốn nếu bệnh nhân không dùng đúng cách, vậy nên trước khi sử dụng nên tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị để quá trình dùng thuốc được hiệu quả và an toàn.

Bài thuốc chữa viêm loét tá tràng bằng dân gian

Từ thời xa xưa ông cha ta cũng đã để lại nhiều bài thuốc chữa bệnh từ nguồn dược liệu thiên nhiên có sẵn, người bệnh có thể lựa chọn cách phù hợp với mình.

Chữa loét dạ dày hành tá tràng bằng hạt bưởi

Quả bưởi có chữa nhiều giá trị dinh dưỡng, chúng có tính mát, thanh lọc độc tố, giải nhiệt khá hiệu quả và hạt của chúng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng khá tốt nhờ vào lượng pectin dồi dào.

Hạt bưởi chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh

Công thức thực hiện của bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: hạt bưởi chưa bóc vẻ, nước sôi.
  • Cách làm: Rửa sạch hạt bưởi, rồi ngâm vào nước sôi và đậy kín trong 2 – 3 tiếng. Khi đó chất nhầy của hạt bưởi sẽ được tiết ra nước tạo thành hỗn hợp chất lỏng trắng đục và sánh lại.
  • Cách dùng: Vớt hết hạt bưởi ra ngoài, rồi lấy nước đó uống sau bữa ăn 2 giờ, ngày 1 lần. Bệnh nhân kiên trì áp dụng trong thời gian dài sẽ thấy sự thuyên giảm của bệnh.

Chữa viêm loét hành tá tràng bằng nghệ và mật ong

Trong nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng làm lành các vết thương tổn, kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Còn mật ong có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng dồi dào và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Vậy nên, khi kết hợp chúng lại sẽ thành bài thuốc chữa viêm dạ dày hành tá tràng khá hiệu quả, công thức cần thực hiện chỉ cần đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 20g bột nghệ, 1 thìa mật ong.
  • Cách làm: Trộn hỗn hợp trên cho đến khi nhuyễn rồi chia làm 2 phần.
  • Cách dùng: Uống hoặc ăn trực tiếp hỗn hợp đó trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
    Nghệ và mật ong chữa được viêm loét dạ dày và hành tá tràng

Lưu ý:

  • Chỉ phù hợp với người có triệu chứng nhẹ, mới khởi phát và không thay thế được thuốc đặc trị bệnh viêm dạ dày và hành tá tràng.
  • Mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và thời gian hiệu nghiệm lâu hơn so với thuốc Tây.

Chữa viêm dạ dày hành tá tràng bằng Đông y

Ngoài hai phương pháp chữa bệnh kể trên thì Đông cũng là giải pháp được hàng nghìn bệnh nhân lựa chọn. Bởi nguyên lý điều trị bệnh của Đông y là tiêu diệt và loại bỏ yếu tố gây bệnh đồng thời phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Từ đó bệnh sẽ được chữa từ nguyên căn và ngăn chặn mọi yếu tố khiến bệnh tái phát.

Chính vì vậy khi dùng bài thuốc Đông y thì bệnh sẽ được cải thiện bệnh rõ rệt và hạn chế sự phát bệnh trở lại ở mức thấp nhất. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người áp dụng và hiệu quả cao:

Bài thuốc số 1: Thạch bì: 8g, Trần bì: 10g, Bối mẫu: 12g, Trạch tả: 16g, Chi tử – Đan bì – Thược dược mỗi vị 20g. Sắc cùng với 2l nước cho đến khi cạn còn 200ml là có thể dùng được.

Bài thuốc số 2: Cam thảo 4g, Xuyên luyện tử 10g, Chỉ xác – Hương phụ – Sài hồ, Bạch thược – Bạch linh mỗi vị 12g.

Bài thuốc số 3: Sơ can Bình vị tán [Thuốc dân tộc] gồm: Cam thảo, Bạch thược, Ô tặc cốt, Chè dây, Sài hồ… và 30 dược liệu quý khác. Bài thuốc sẽ có liều lượng và lộ trình cụ thể phụ thuộc vào từng thể bệnh của mỗi người.

Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý luôn là điều người bệnh về đường tiêu hóa cần phải áp dụng, dưới đây sẽ là lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này:

Bệnh nhân nên ăn:

  • Thực phẩm giàu đạm và protein: thịt nạc [lợn, cá, gà, vịt, cua,…], đậu phụ, trứng gà,…
  • Bổ sung chất xơ và vitamin có trong hoa quả [chuối, táo, bưởi, lựu, kiwi,…], rau xanh.
  • Thực phẩm được chế biến từ bột mì [bánh mỳ, bánh bao…], gạo nếp, bánh quy…
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Khoai lang, khoai tây, sữa chua, sữa không đường,…

Viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì?

  • Tránh xa thực phẩm gây hại cho sức khỏe của dạ dày: Bia rượu, thuốc lá, cà phê, socola, nước ngọt có gas,…
  • Thực phẩm được lên men như dưa cà muối, cà chua,…
  • Hoa quả, thực phẩm có nhiều axit: Họ nhà cam, xoài, dứa…
  • Thực phẩm được chế biến từ dầu, mỡ động vật: thịt nướng, hải sản nướng, thịt chiên, gà chiên, tôm chiên…

Sau điều trị hoặc khi bệnh tình thuyên giảm thì bệnh nhân cũng có thể linh hoạt hơn trong chế độ ăn uống để bổ sung được nhiều dưỡng chất hơn. Trong trường hợp dùng thuốc và ăn uống khoa học nhưng bệnh không thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ điều trị viêm dạ dày hành tá tràng để có hướng xử lý và đưa ra phác đồ chữa bệnh hiệu quả hơn.

Viêm dạ dày H pylori âm tính K29 là gì?

Danh mục mã bệnh K29 chủ yếu tập trung vào viêm dạ dày và tá tràng, và bao gồm các mã bệnh liên quan đến các tình trạng như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, tá tràng viêm cấp tính, tá tràng viêm mãn tính, và nhiều bệnh lý khác có liên quan đến dạ dày và tá tràng.

Viêm dạ dày tá tràng uống thuộc bao lâu?

Nếu viêm dạ dày do Hp, bạn sẽ có khoảng 10 – 14 ngày uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, bạn sẽ uống thuốc chữa triệu chứng, liền vết loét trong vòng 4 – 8 tuần. Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào tình trạng và sự kiên trì uống thuốc của người bệnh.

Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì? 1.1. Cà phê và đồ uống có ga. 1.2. Đồ uống có cồn. 1.3. Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axit. 1.4. Thực phẩm giàu chất béo. 1.5. Đồ chiên rán dầu mỡ 1.6. Thực phẩm khác..

Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày – tá tràng..

Làm sao để biết mình bị đau dạ dày?

Một số dấu hiệu viêm dạ dày có thể nhận biết bệnh bao gồm:.

Đau bụng vùng thượng vị, có thể đau nhiều nhiều khi đói hoặc sau ăn hoặc cả hai..

Cảm giác trướng bụng ậm ạch sau ăn nên không ăn được nhiều như bình thường..

Ơ hơi, ợ chua, ợ nóng..

Chán ăn..

Buồn nôn và nôn..

Chủ Đề