Viết sơ đồ biến đổi hóa học thức ăn trong khoang miệng, dạ dày và ruột non ở người

Thực phẩm mất khoảng 18 đến 48 giờ để đi qua toàn bộ đường tiêu hóa, thông qua một loạt các co thắt của các cơ đường tiêu hóa và được pha trộn với các enzyme tiêu hóa để phân giải thức ăn.
  • Là nơi thức ăn được nhai để phân cắt thức ăn thành những mảnh nhỏ và cũng là nơi mà quá trình tiêu hóa thật sự bắt đầu.

  • Cắt, xé, nhai, nghiền thức ăn. Trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Để hàm của trẻ hình thành và phát triển đúng, cần cho trẻ nhai thức ăn cứng khi trẻ mọc đủ răng. Khi ăn thức ăn cứng, trẻ sẽ nhai chậm, tạo điều kiện nước bọt có chứa men tiêu hóa được trộn đều với thức ăn. Ngoài ra xương hàm sẽ phát triển làm cho 2 hàm răng cắn khớp vào nhau tốt.
  • Di chuyển thức ăn đến các loại răng khác nhau, trộn thức ăn với nước bọt sau đó cuộn thức ăn hướng về phía cổ họng khi chúng ta đã sẵn sàng để nuốt; Lưỡi tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ; đặc điểm này làm cho trẻ mút có hiệu quả hơn.
  • Tăng tiết ngay từ khi thức ăn được đưa vào hoặc trước đó qua mùi, hình ảnh của thức ăn, nước bọt làm ẩm thực phẩm và chứa enzyme amylase để bắt đầu quá trình tiêu hóa tinh bột. Tuyến nước bọt của trẻ đến tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn thiện. Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều do có sự kích thích của mầm răng. Cần đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng cho bé.
  • Để nuốt thức ăn. Thức ăn được nhai và trộn lẫn với nước bọt trở nên mềm, nhão, lưỡi sẽ đẩy thức ăn ra phía sau miệng để vào họng. Đây là hành động do sự điều khiển theo ý muốn, vì vậy những trẻ biếng ăn, ngậm thường tắc nghẽn ở bước này! Khi thức ăn đi vào họng thì quá trình nuốt trở thành một phản xạ tự động và không thể dừng lại được. Khi đó lưỡi gà sẽ gập lại để che kín với đường thở, giúp ngăn không cho thức ăn đi vào đường thở.
  • Nếu trẻ cười hay nói trong khi ăn hoặc uống làm nắp thanh quản không đóng lại kịp thời được, thức ăn hoặc nước sẽ chạy lên mũi hoặc đi vào đường thở gây ho, sặc rất nguy hiểm.
  • Là một ống cơ dẫn từ miệng đến dạ dày, dài khoảng 25 cm. Khi thức ăn đi vào, các cơ trơn ở thành thực quản sẽ thay phiên nhau co – dãn để tạo ra những chuyển động dạng sóng [hay còn gọi là nhu động], đẩy thức ăn đi sâu xuống dần phía dưới, bất kể tư thế của cơ thể dù là đang ngồi, đang nằm hoặc đang lộn ngược. Tính theo chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài nhưng mỏng hơn người lớn. Cơ thắt dưới thực quản của trẻ chưa hoàn thiện, thường xuyên mở ra, vì thế trẻ dễ bị nôn trớ.
  • Là nơi lưu trữ, nhào trộn và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày tiết ra dịch vị [do tuyến vị trong dạ dày tiết ra] bao gồm các thành phần như enzyme pepsin lipase và axit clohydric [HCl] giúp tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2,5 giờ, sữa bò là 3-4 giờ. Dịch tiêu hóa ở trẻ ít hơn người lớn, lượng bài tiết tăng dần theo tuổi. Do đó trẻ dễ có hiện tượng bị nôn trớ sau khi ăn. Những trẻ sơ sinh có tình trạng co thắt môn vị sẽ gây nôn nhiều.
  • Quá trình tiêu hóa tại ruột non tiêu hóa được 80% chất đạm, tinh bột và chất béo. Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể, ở người lớn gấp 4-5 lần. Do thành ruột ở trẻ mỏng, nếu đường tiêu hóa bị nhiễm trùng thì chất độc dễ xâm nhập vào máu, gây ngộ độc. Ruột già: • Ruột già của trẻ di động, gắn kết kém với với thành sau bụng nên vị trí ruột thừa không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn. Trực tràng tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị sa xuống.

Enable chat via Messenger

Giải thích các bước giải:

sự biến đổi thức ăn từ khoang miệng ,dạ dày và ruột non:

*khoang miệng:có quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

-có sự nhai và ngiền ,nhào trộn thức ăn

-gluxit được biến đổi 1 phần nhờ E amylase 

-protein giữ nguyên

-lipit giữ nguyên

*dạ dày:có quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

-dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn

-gluxit được biến đổi 1 phần nhờ E amylase  

-protein biến đổi thành polypeptid dưới tác dụng của pepsin 

-lipit giữ nguyên

*ở ruột non: thức ăn được biến đổi hóa học:

-gluxit được biến đổi thành các đường đơn nhờ E 

-protein=> tạo thành các acid amin

-lipit nhũ tương hóa và phân giải thành các acid béo và glycerid

Ở khoang miệng và dạ dày chủ yếu là biến đổi là lí học vì đây là đoạn đầu của ống tiêu hóa , hoạt động lí học nhằm nghiền nát và trộn enzim tiêu hóa vs thức ăn

Để xuống ruột non thức ăn sẽ được chủ yếu biến dổi hóa học , ở ruột non chủ yếu diễn ra hoạt động hấp thu

Thức ăn sau khi qua miệng, thực quản, dạ dày sẽ đi xuống ruột non. Tại đây, quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra, hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Cuối cùng, chất thải được đưa xuống ruột già và đưa ra ngoài cơ thể.

Hệ tiêu hóa được tạo thành từ đường tiêu hóa và gan, tuyến tụy và túi mật. Đường tiêu hóa là các cơ quan rỗng nối trong một ống dài, từ miệng tới hậu môn. Các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Gan, tuyến tụy và túi mật là những cơ quan đặc biệt của hệ tiêu hóa.

Tiêu hóa rất quan trọng bởi cơ thể chúng ta cần chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống để hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn. Protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa chia các chất dinh dưỡng này thành các phần nhỏ để cơ thể hấp thu và sử dụng năng lượng, phát triển và tái tạo các tế bào.

  • Protein phân hủy thành các axit amin;
  • Chất béo phân hủy thành axit béo và glycerol;
  • Carbohydrate phân hủy thành đường đơn.

Bạn có thể tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non như sau:

Mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa đều làm nhiệm vụ di chuyển thức ăn và chất lỏng qua đường tiêu hóa, chia thức ăn và chất lỏng thành các phần nhỏ hơn. Khi thức ăn được chia nhỏ, cơ thể bạn có thể hấp thụ, chuyển các chất dinh dưỡng tới các nơi cần thiết, các dây thần kinh và hormone giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa. Ruột già hấp thụ nước và biến các chất thải của quá trình tiêu hóa thành phân.

Về quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, đầu tiên thức ăn được nhai nuốt tại miệng, đưa xuống thực quản, qua cơ vòng thực quản dưới xuống dạ dày. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày, các cơ dạ dày trộn thức ăn và chất lỏng với dịch tiêu hóa. Dạ dày từ từ đổ thức ăn đã được xay nhuyễn [vị trấp] vào ruột non.

Trước khi tiêu hóa thức ăn ở ruột non sẽ diễn ra ở thực quản trước

Đầu tiên tuyến tụy sản xuất dịch tụy có các enzyme tiêu hóa chất đạm, tinh bột và chất béo. Dịch tụy được tiết vào tá tràng của ruột non qua nhú tá tràng [ống tụy Vater]. Trong tá tràng, chất nhờn, dịch tụy và mật từ gan được trộn lẫn. Dịch chua từ dạ dày cũng được trung hòa bởi môi trường kiềm của tá tràng. Thức ăn có thể được tiêu hóa ở đây với một lượng nhỏ. Các enzyme mật của tuyến tụy kết thúc quá trình phân hủy hóa học của các thành phần axit trong dạ dày.

Mật được tạo ra từ trong gan, khi tiêu thụ thức ăn có chất béo, cơ thể sẽ giải phóng mật vào ruột non để tiêu hóa chất béo. Nó thực hiện điều này bằng cách nhũ hóa chất béo, phá vỡ các hạt chất béo lớn thành các giọt nhỏ hơn, có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Từ tá tràng, hỗn hợp thức ăn được chuyển vào đoạn tiếp theo của ruột non, gọi là hỗng tràng, sau đó đến hồi tràng. Diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng được tăng lên bởi các nếp gấp, nhung mao và vi nhung mao. Các nhung mao làm tăng diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng, tạo diện tích lớn hơn để hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn thành trong phần này của ruột non. Chất béo và các chất dinh dưỡng khác như glucose và axit amin được hấp thụ ở đây qua thành ruột, vào máu và đưa tới gan.

Hỗng tràng có diện tích bề mặt lớn hơn hồi tràng. Có khoảng 90% quá trình tiêu hóa và hấp thụ diễn ra tại đây. Tuy nhiên, nếu hỗng tràng bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ thì hồi tràng có thể đảm nhiệm vai trò của hỗng tràng. Hồi tràng là nơi cơ thể hấp thụ vitamin B12.

Thức ăn không được tiêu hóa như chất xơ sẽ được chuyển qua van hồi tràng đến ruột già. Sau đó, ruột già hấp thụ lại nước và các chất dinh dưỡng, đẩy phần chất thải ra ngoài cơ thể.

Tại ruột non, hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều được cơ thể hấp thụ. Để quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra trơn tru nói riêng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung, mỗi người cần chú ý duy trì thói quen cùng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, giữ tâm lý thoải mái khi ăn,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: .niddk.nih.gov, webmd.com, mydr.com.au

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề