Vở kịch nữ ca sĩ hói đầu là ai?

‘Nữ ca sĩ hói đầu’

H.Minh

07:00 25/12/2018

Vào ngày 12/1/2019, LucTeam sẽ quay trở lại sân khấu L’Espace với vở kịch phi lý mang tên “Nữ ca sĩ hói đầu” của tác giả Pháp Eugène Ionesco.

“Nữ ca sĩ hói đầu” kiệt tác đầu tay của Eugène Ionesco đã gây “sốt” ngay trong lần đầu tiên công diễn tại Paris ngày 11/5/1950 và mở đầu cho một trào lưu kịch phi lý, hay còn gọi là “hài kịch – nghịch dị”, của phương Tây hiện đại.

“Nữ ca sĩ hói đầu” cũng là thử nghiệm đầu tiên của Luc Team với thể loại kịch này. Eugène Ionessco được xem là ông trùm của kịch phi lý, và có vẻ như ông chịu ảnh hưởng bởi Kafka, nhà văn được xem là vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Các tác phẩm của ông như “Ca sĩ hói đầu”, “Những chiếc ghế”, “Nạn nhân của bổn phận”… hầu hết các nhân vật chỉ là các trạng thái khác nhau của nỗi tuyệt vọng, cô đơn, đau khổ, thất bại và dù không làm gì nên tội cũng phải chịu cảnh ê chề, khắc khoải, lo âu, sợ hãi...

Chủ đề: ‘Nữ ca sĩ hói đầu’ Eugène Ionesco

Thứ Sáu, 11/01/2019, 16:14 [GMT+7]

Ca sĩ hói đầu sẽ xuất hiện ở đâu, lúc trong không gian kịch phi lý của Trần Lực? Xem hết vở này khán giả sẽ lý giải được 'hành tung" của cô ấy trong thế giới phi lý.

Công diễn vở "Nữ ca sĩ hói đầu" hôm 10-1-2019 tại Trung tâm Văn hóa Pháp [Hà Nội]

Hôm 10-1, đoàn kịch Luc Team đã ra mắt vở Nữ ca sĩ hói đầu của Eugène Ionesco - nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp gốc Rumani. Đây là vở kịch thứ ba của Luc Team sau Quẫn và Cơn ghen của Lọ Lem.

Đúng theo tiêu chí mỗi lần đến lại mang theo điều mới lạ Luc Team lần này đã chơi một vở "nặng đô" hơn rất nhiều: kịch phi lý, vốn chỉ quen thuộc về mặt lý thuyết đối với giới kịch nghệ, còn lại khá xa lạ với khán giả nói chung.

Nữ ca sĩ hói đầu đã được công diễn vào ngày 11-5-1950 tại rạp Noctambules [Paris]. Đây là tác phẩm kịch đầu tay đưa nhà văn gốc Rumani Eugène Ionesco trở thành một tác giả sân khấu nổi tiếng tại Pháp.

Sau đó Eugène Ionesco cho ra đời các vở kịch phi lý khác: Bài học, Những chiếc ghế, Những nạn nhân của bổn phận…

Bộ sưu tập kịch của Eugène Ionesco đã được diễn tại Paris suốt 60 năm qua và lịch sử sân khấu thế giới ghi nhận Eugène Ionesco như một đại diện xuất sắc của kịch phi lý.

Các nhân vật của Eugène Ionesco gần như không có lý trí, họ kể những câu chuyện không đầu không cuối, phi logic. Nhưng cũng chính ở những đoạn hội thoại "ông chẳng bà chuộc" đó bật lên những triết lý của Eugène Ionesco, khiến người xem kịch của ông phải suy ngẫm.

Lạc vào thế giới đầy rẫy những sự phi lý, ngớ ngẩn nhưng khá thông minh do Eugène Ionesco bày ra, khán giả một lần nữa nhìn thấy cuộc đời thật hài hước, dẫu hơi mỉa mai, chua chát.

Nữ ca sĩ hói đầu kể về diễn biến trong căn phòng của một gia đình trưởng giả Anh. Nơi bà vợ thao thao bất tuyệt với chồng nhưng thực ra là nói chuyện với chính bản thân vì ông chồng không nghe.

Sự phi lý lên tới đỉnh điểm khi một cặp đôi khác đến thăm cặp vợ chồng này. Những đoạn hội thoại siêu ngớ ngẩn đã diễn ra giữa bốn người. Khán giả sẽ phải kinh ngạc vì sao chuyện vớ vẩn như thế mà kẻ tung, người hứng nhịp nhàng.

Nếu ai đó có phản ứng sỗ sàng với những điều phi lý thì những người còn lại sẽ biến nó thành hợp lý bằng một thái độ ý nhị thảo mai.

Sự giả dối của người này sẽ được người kia tiếp ứng bằng một phản xạ, mà có lẽ chính họ cũng chẳng thể hiểu nổi vì sao mình lại phản ứng như vậy.

Khán giả nhiều lần sẽ phải há hốc mồm, sao chuyện về một con bò lại kết thúc bằng… con chó?!. Nhưng sau bất ngờ, tiếng cười sẽ phải bật ra.

Đạo diễn Trần Lực vẫn trung thành theo đuổi phương pháp ước lệ, biểu hiện của nghệ thuật sân khấu truyền thống như Chèo, Tuồng của Việt Nam và kiên trì áp dụng cho vở Quẫn, Cơn ghen của Lọ Lem và mới nhất là Nữ ca sĩ hói đầu.

Anh duy trì sân khấu tối giản với ba màu đen, trắng, ghi. Trên tường chỉ có duy nhất một chiếc đồng hồ giấy màu trắng và bên dưới là một chiếc tủ.

Trần Lực chủ trương tiết giảm tối đa động tác của diễn viên; mỗi một động tác của họ đều có nghĩa, không có động tác thừa. Diễn viên của anh đi lại, nói năng như robot, phản ánh sự lặp đi lặp lại của thói quen hàng ngày đến mức nhàm chán.

Phục trang của diễn viên trong vở Nữ ca sĩ hói đầu của Trần Lực cũng tối giản, với những cái tay áo dài khiến người ta liên tưởng đến đồng phục ở trại tâm thần.

Trần Lực trung thành với nguyên tác, anh vẫn giữ nguyên tên nhân vật, nội dung các cuộc hội thoại. Dấu vết Việt được trộn trong lời thoại kiểu "ông ấy vừa biết chơi biết piano, vừa biết khuấy mắm tôm"; những ca khúc Chèo, rap được gài lồng vào tác phẩm.

Tuy nhiên không khí của một gia đình trưởng giả ở Anh dường như đã bị lược bỏ hết sạch bởi ngữ điệu diễn viên thoại tương đối giống với cách họ diễn Quẫn.

Dàn diễn viên trẻ của Trần Lực chưa chuyển tải hết được phong thái kiểu cách trưởng giả của Anh. Trang phục dành cho diễn viên, một dấu hiệu để khán giả biết nhân vật thuộc nền văn hóa nào đã bị biến đổi.

Những thay đổi này sẽ khiến khán giả cảm thấy những khó khăn nhất định để bước vào thế giới phi lý của Eugène Ionesco, để thực sự hiểu ông đang nói gì.

Nhưng Nữ ca sĩ hói đầu cũng rất gây tò mò, và khán giả khó có thể biết vở kịch sẽ diễn tiến như thế nào bởi Eugène Ionesco vẫn rất mới với khán giả Việt Nam. Và Trần Lực vẫn có thể điều chỉnh sau mỗi đêm diễn.

Eugène Ionesco sẽ giúp não của khán giả được vận động theo một cách mới. Luc Team với nỗ lực không ngừng đem tới một thứ sân khấu khác vẫn đang là nguồn sinh khí mới mẻ cho sân khấu trầm lắng phía Bắc.

NGỌC DIỆP - NGUYỄN HỒNG/Tuổi trẻ

Viết và ảnh bởi Nguyễn Đức Tùng cho Hanoi Grapevine
Vui lòng không sao chép, đăng tải lại dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận của tác giả và Hanoi Grapevine.

Một cảnh trong vở diễn

Dù chỉ mới thành lập từ cuối năm 2017, đoàn kịch LucTeam dẫn dắt bởi đạo diễn Trần Lực đã thực hiện một bước đi đầy táo bạo. Thông qua vở kịch “Nữ ca sĩ hói đầu”, LucTeam lần đầu tiên trình diễn thể loại kịch phi lý trước khán giả Việt tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’espace, Hà Nội.

Nguyên tác của vở “Nữ ca sĩ hói đầu” được viết bởi nhà viết bởi nhà soạn kịch người Pháp Eugene Ionesco và công diễn lần đầu vào năm 1950 tại Paris. Khán giả đón nhận vô cùng nồng nhiệt, từ đó mở đầu cho một trào lưu kịch phi lý, hay còn gọi là “hài kịch – nghịch dị” của phương Tây hiện đại.

Đặc điểm nổi bật của thể loại kịch này là tính chất “phản kịch” theo nghĩa truyền thống, tức phi cốt truyện, phi xung đột và phi tính cách. Các nhân vật trên sân khấu thực hiện một chuỗi các hành động và lời nói vừa khó hiểu vừa chẳng liên quan tới nhau. Tất nhiên những điều phi lý ấy không hề vô nghĩa và đều mang ý nghĩa sâu xa nào đó, thế nhưng chúng có cách thể hiện khác hoàn toàn với những gì mà khán giả Việt Nam vẫn thường thấy trên các sân khấu kịch hiện nay. Các đạo diễn sân khấu tại Việt Nam cũng vì e ngại không được khán giả đón nhận mà dù các tác phẩm văn học kịch phi lý đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu nhưng vẫn chưa ai dàn dựng.

Trái lại, đoàn kịch LucTeam nhận thấy thể loại kịch phi lý rất phù hợp để dàn dựng trên sân khấu Ước lệ – Biểu hiện. Đây là phương thức trình diễn tối giản về thiết kế bối cảnh được lấy cảm hứng từ những loại hình sân khấu truyền thống như tuồng, chèo. Đều chỉ tả ý chứ không tả thực, phiên bản “Nữ ca sĩ hói đầu” lần này là sự kết hợp của hai ngôn ngữ nghệ thuật trên. Mọi cảnh trí đều tối giản và mang nghĩa tượng trưng, càng làm tăng tính phi lý của toàn bộ tác phẩm.

Nói riêng về phiên bản “Nữ ca sĩ hói đầu” lần này, đạo diễn Trần Lực cũng như toàn bộ ekip đã “Việt hóa” tác phẩm ấy bằng những cách đầy tinh tế. Vẫn giữ nguyên những tình tiết và tên nhân vật Tây, LucTeam thêm vào những chi tiết rất “ta” như tiếng đàn bầu ở phần hiệu ứng âm thanh bởi nghệ sĩ Lương Huệ Trinh, hay ghế đẩu nhựa, tủ gỗ thiết kế giống như ban thờ,… bởi họa sĩ George Burchett. Điều này tạo cho khán giả cảm giác gần gũi và từ đó dễ dàng tiếp nhận tác phẩm hơn.

Cùng đóng góp một phần không nhỏ chính là các diễn viên. Với đặc trưng sử dụng thủ pháp sân khấu Ước lệ – Biểu hiện, tả ý chứ không tả thực, các diễn viên đoàn kịch LucTeam luôn được thách thức trí sáng tạo. Họ luôn phải tự chủ động nghiên cứu thật kỹ lưỡng kịch bản để có thể xây dựng nhân vật theo cách của riêng mình. Chính vì vậy sau mỗi lần biểu diễn, các diễn viên của đoàn kịch LucTeam lại càng thêm bản lĩnh và xử lý không gian sân khấu tốt hơn.

LucTeam đã thoả thuận thành công với gia đình cố tác gia Eugene Ionesco để có bản quyền sản xuất và diễn vở kịch “Nữ ca sĩ hói đầu” tại Việt Nam trong vòng một năm. Buổi diễn đầu tiên diễn ra vào ngày 12/1/2019 tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace.

Với tất cả sự chuẩn bị vô cùng công phu nói trên, không chỉ đạo diễn Trần Lực hay toàn bộ ekip LucTeam mà khán giả cũng hoàn toàn có thể tin tưởng và đón nhận kịch phi lý như một “món ăn” tinh thần mới.

Một số hình ảnh từ buổi diễn:

Bà Smith
Ông Smith
Ông bà Martin
Cô hầu Mary
Nhân vật đội trưởng đội cứu hỏa [ở giữa]
Cảnh cao trào, các nhân vật rơi vào trạng thái loạn ngôn, tính phi lý được đẩy lên tột độ

Video liên quan

Chủ Đề