Võ thị thắng là ai

Vào lúc 8h15 phút sáng 22/8, bà Võ Thị Thắng, người con gái trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã qua đời, hưởng thọ 69 tuổi.

Bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" Võ Thị Thắng.

Bà Võ Thị Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An. Năm 11 tuổi, bà đã tham gia đưa thư liên lạc cho cách mạng. Lớn lên, bà tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, chuẩn bị vào đợt Mậu thân 1968.

Trong một lần ám sát hụt một tên mật thám, bà bị bắt. Giặc khiếp sợ trước khí chất gan dạ của người con gái tuổi 20 nên tức tối hằn giọng buộc tội bà: "... Võ Thị Thắng, cựu nữ sinh Gia Long, có thể nói là duyên dáng - với gương mặt thùy mị dịu dàng, nhưng không ngờ hành động của cô ta lại hoàn toàn trái ngược với gương mặt đó, nhất là thái độ vô lễ của cô ta khi đứng trước tòa án... Đề nghị chiếu theo luật 10/59 tòa cho xử mức án tối đa...". 

Võ Thị Thắng đã bị buộc các tội "phản nghịch", "phá rối trị an" và "cố sát” nhưng “do thái độ quá ngoan cố” nên bị tòa tuyên án 20 năm khổ sai. Đáp lại lời hả hê tự đắc của thành viên Hội đồng xét xử: "Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối", bà Thắng đanh thép vặn lại: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?".

Và nụ cười rực rỡ, hiên ngang của cô nữ sinh trẻ tuổi đã được một phóng viên người Nhật kịp ghi lại. Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh trường Gia Long Võ Thị Thắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng của văn nghệ sĩ trong nước và ngoài nước lúc bấy giờ. Nụ cười đẹp đó đã theo bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long đi vào lịch sử:

..."Chị là con người mang tên Chiến Thắng Đã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng Hai mươi ba năm rực rỡ chiến công

Đã nở nụ cười tươi như một đóa hồng"...

Các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo không giam cầm được khí tiết cách mạng của người con gái trẻ trong suốt 6 năm. Cuối cùng, bà cùng nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại sân bay Lộc Ninh theo Hiệp định Paris ngày 7/3/1974.

Bà Thắng đã từng giữ các trọng trách: Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu ba, Ủy viên Trung ương Đảng…

Tang lễ được cử hành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam [số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM]. Lễ viếng bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 23/8. Sau đó, đưa đi an táng tại quê nhà Long An vào sáng thứ hai 25/8.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành ủy - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An; Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Võ Thị Thắng, sinh ngày 10/1/1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Hữu nghị Hội Phụ nữ; Hội Thanh niên Cu ba; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; Đã mất hồi 8 giờ 20 phút ngày 22/8/2014 tại thành phố Hồ Chí Minh. Lễ viếng từ 7 giờ 30 phút ngày 23/8 đến hết ngày 24/8/2014 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Lễ truy điệu vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 25/8/2014 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó di quan về an táng tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Lễ tang nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng được tổ chức theo nghi thức cấp cao.

Ban tổ chức lễ tang đồng chí Võ Thị Thắng nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch do ông Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng ban, bao gồm 19 thành viên là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân tỉnh Long An; Đại diện cấp ủy và chính quyền địa phương; Đại diện gia đình; Đại diện Đảng ủy Bộ, Văn phòng Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ và các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Theo VOV/Pháp Luật TP.HCM

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Hoàng Tuấn Anh [bìa phải] trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đại diện gia đình bà Võ Thị Thắng trong lễ truy tặng chiều 10-9 - Ảnh: Quang Định

Chiều 10-9, lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho bà Võ Thị Thắng - nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tổ chức trang trọng tại khách sạn Caravelle, TP.HCM.

Tấm ảnh mang nụ cười bất tử của cô nữ sinh Võ Thị Thắng 23 tuổi năm nào được con gái bà đưa lên vị trí danh dự. Đồng chí, đồng đội, bạn bè của bà ai cũng tiếc nuối: “Giá như danh hiệu Anh hùng này đến sớm hơn, giá như hôm nay có chị Thắng...”.

Trong diễn văn đọc tại lễ truy tặng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: “Nụ cười chiến thắng, nụ cười Võ Thị Thắng đã trở thành một trong những biểu tượng cao đẹp của thế hệ anh hùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập - tự do - thống nhất đất nước”.

Những lời thấm thía mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi lại trong sổ tang của gia đình hơn một năm trước cũng được nhắc lại: “Với Võ Thị Thắng: Khi nước nhà tao loạn, Võ Thị Thắng phận gái mà vẫn hiên ngang đứng lên cầm súng: “Sống vĩ đại, chết vinh quang”.

Khi đất nước thanh bình, lý ra Võ Thị Thắng phải được cống hiến hết sức mình cho đất nước trong môi trường thuận lợi, nhưng không hẳn được như vậy! Thời nào cũng có những kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân, nhưng Võ Thị Thắng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu: Sống vĩ đại, chết vinh quang!”.

P.VŨ

Từ sáng 23/8, Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam, nơi tổ chức lễ viếng bà Võ Thị Thắng đã liên tục đón tiếp các đoàn khách đến thắp nhang và chia buồn cùng gia đình. Di ảnh nữ đảng viên xứ Long An đặt ở sảnh chính, phía trước nghi ngút khói hương. Không khí trầm mặc trong điệu nhạc buồn và cả tiếng sụt sịt của những người đến viếng. Gần trưa, các đoàn khách từ Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh vẫn còn lần lượt đăng ký viếng.

Túc trực tại đám tang, bà Chu Hà Lan, từng là thư ký và cũng là người gắn bó với bà Võ Thị Thắng, nguyên Tổng cục trưởng Du lịch, hơn 20 năm nay tâm sự, thật khó để kể hết những phẩm chất cao quý của con người này. Tuy nhiên, dễ thấy nhất ở bà Thắng chính là tính thẳng thắng bộc trực, dám nghĩ dám làm, sống rất giàu tình thương.

Nhiều cựu tù chính trịđến chia buồn cùng gia đình và thắp hương cho bà Thắng. Ảnh: Thiên Chương.

Bà Lan cho biết, không chỉ được Chủ tịch Cu Ba Phidel Castro nhận làm con nuôi từ khi đất nước chưa giải phóng, tên bà Thắng còn được đặt cho hai trường học ở Cu Ba, là Võ Thị Thắng và Nụ cười chiến thắng."Trong lần sang thăm Cu Ba, khi chứng kiến sự nghèo nàn, thiếu thốn của hai ngôi trường này, chị Thắng đã rút hết số tiền đang có để ủng hộ và vận động anh em trong đoàn quyên góp", bà Lan kể.

Còn theo Anh hùng lao động Nguyễn Thị Hoa Lệ, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty dụ lịch Hòa Bình, người cũng có nhiều năm gắn bó trong công việc với Võ Thị Thắng, ở vị trí nào, thời điểm nào bà Thắng cũng đều hết sức có trách nhiệm và kiên trì bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải.

"Với tôi, nụ cười của chị Thắng không chỉ ở thời chiến mà nó còn là nụ cười chiến thắng ngay trong cả thời bình. Thật không thể nào quên những gì chị đã làm được cho ngành du lịch nước nhà và cả những lần chị bảo vệ bình đẳng giới để giành quyền lợi cho chị em phụ nữ. Hình ảnh của chị chúng tôi sẽ mãi nhớ", bà Lệ nói.

Hay tin bạn tù qua đời, nhiều cựu tù chính trị với Võ Thị Thắng đã đến thắp hương chia buồn cùng đồng đội. Nước mắt lưng tròng, bà Trần Thị Kim Hương ở quận Phú Nhuận nhận xét: "Thắng là người kiên định với kẻ thù và giàu tình cảm với đồng đội".

"Tài liệu chuyền vào tù bị lộ, địch đánh mấy Thắng vẫn cắn răng nhất định không khai. Với những bạn tù lớn tuổi, Thắng luôn nhường chỗ và chăm sóc. Gương mặt em dù ở hoàn cảnh nào cũng tươi tắn và chúng tôi nhớ nhất ở em ấy là nụ cười và ánh mắt", bà Hương nói.

Tiếc thương người con gái Long An kiên cường bất khuất, ông Nguyễn Thanh Hải, đại diện Thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và mặt trận tổ quốc Việt Nam TP HCM bày tỏ: "Đồng chí Thắng đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ của tinh thần lạc quan cách mạng trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong thời bình, dù đến tuổi nghỉ hưu, lúc ốm bệnh sức khỏe yếu, chị vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng những góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và chăm lo cho cuộc sống nhân dân".

Tính đến trưa nay, đã có hơn trăm đoàn đại biểu đến viếng, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng, các cựu tù chính trị và nhiều đồng đội đồng chí của bà. Chia buồn với gia đình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nụ cười của Võ Thị Thắng - một đảng viên cộng sản kiên trung bất khuất - sẽ sống mãi với dân tộc Việt Nam.

Bà Võ Thị Thắng trong vai trò đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với VnExpress, nhiều cán bộ lão thành ở TP HCM cho biết, rất nhiều thế hệ người Việt Nam không thể nào quên được nụ cười của cô gái miền nam, nữ sinh Sài Gòn Võ Thị Thắng trong một tấm hình do nhiếp ảnh gia người Nhật chụp lại. Cũng ít ai có thể ngờ rằng, nụ cười nhẹ nhàng ấy lại chính là nguồn động lực mãnh liệt cho rất nhiều người trên con đường đấu tranh, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn [nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai]; 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh.

Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám sát Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6. Trong khi thực hiện, không may mắn, Võ Thị Thắng bị địch bắt, tù đày và tra tấn dã man. Tuy nhiên chừng đó vẫn không đủ làm người con gái ở lứa tuổi xuân thì ấy mất đi ý chí đấu tranh và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.

Ngày 2/8/1968, Võ Thị Thắng được đưa ra trước tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Khi ấy một thành viên trong hội đồng xét xử đã vội hả hả tự đắc: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”.Nhưng ngay lập tức, Thắng đã đanh thép vặn lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”.Thực tế đã chứng minh lời nói của bà. Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo hiệp định Paris.

Đất nước thống nhất, người phụ nữ với nụ cười chiến thắng năm nào bước sang chính trường khi tham gia công tác tại Thành đoàn, rồi ở Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM, sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và Khóa IX; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, rồi Tổng cục trưởng Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba.

Nụ cười chiến thắng cònmãi vớithời gian. Ảnh tư liệu.

Đặc biệt khi được giao trọng trách đứng đầu ngành du lịch, bà Thắng đã góp phầnxây dựng để ban hành Luật Du lịch, đưangành du lịch hội nhập sâu và toàn diện vói khu vực cũng như thế giới,thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Ngày 6/7/2010, bà vinh dự được Đảng và Nhà nướctrao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì nhânkỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Dù làmột cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, nhưng bà Võ Thị Thắng luôn giữ được lối sống giản dị, chân thành.

Đúng như những gì mà nhà thơ Trần Quang Long đã viết:“Chị là con người mang tên Chiến Thắng/Đã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạng/Hai ba năm rực rỡ chiến công/Đã nở nụ cười tươi như một đóa hồng”.Có thể ngày hôm nay, nụ cười chiến thắng ấy đã tắt nhưng chắc chắn rằng khí chất anh hùng, bất khuất từ nụ cười ấy sẽ tiếp tục tồn tại mãi theo thời gian.

Vĩnh biệt “Nụ cười chiến thắng”, vĩnh biệt một tượng đài anh hùng của lịch sử Việt Nam!

Thiên Chương - Diệu Huyền

Video liên quan

Chủ Đề