Xây dựng kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông

PhuthoPortal - Những năm gần đây, ý thức chấp hành an toàn giao thông [ATGT] của học sinh trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, để xây dựng văn hóa giao thông trong học đường, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông ở đối tượng này vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó cần tăng cường đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh THPT để hình thành ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho các em học sinh.

Trường THPT Xuân Áng, huyện Hạ Hòa tổ chức ngoại khóa tuyên truyền về ATGT cho học sinh

Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tỉnh có hơn 356.000 học sinh. Đây là lực lượng tham gia giao thông đông đảo. Chính vì vậy, việc giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT là hết sức cần thiết.

Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Để làm tốt công tác này, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao chất lượng giáp dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tổ chức giảng dạy, lồng ghép nội dung bảo đảm trật tự ATGT trong các giờ học chính khóa thông qua các môn học theo quy định, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Các trường tiếp tục triển khai mô hình “Cổng trường ATGT” và tổ chức hoạt động ngoại khóa về ATGT tại trường học.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm [huyện Hạ Hòa] hiện có trên 840 học sinh. Xác định giáo dục ATGT có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho học sinh mỗi khi tham gia giao thông nên ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh cùng các bậc phụ huynh và Ban Giám hiệu nhà trường ký cam kết về đảm bảo ATGT.

Nhà trường tích cực phối hợp với Công an huyện, thị trấn trong việc đảm bảo ATGT; duy trì thường xuyên đội xung kích nhằm đảm bảo trật tự ATGT cổng trường trước giờ vào lớp và sau giờ tan học. Trong các giờ học chính khóa, nhà trường tích cực lồng ghép giáo dục ATGT với các môn học khác. Đối với các buổi ngoại khóa, nhà trường tổ chức thành chuyên đề riêng tuyên truyền về ATGT bằng nhiều hình thức đa dạng, sử dụng hình thức sân khấu hóa với những chủ đề thiết thực, liên quan đến đời sống hằng ngày của học sinh.

Cô Luyện Thị Tĩnh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Công tác giáo dục ATGT cho các em học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã yêu cầu các em học sinh có xe đạp điện phải thực hiện đăng ký biển xe đối với nhà trường. Các biển số xe được phân theo lớp và giao cho giáo viên chủ nhiệm của từng lớp quản lý. Nếu các em học sinh đi học mà không gửi xe ở trong trường thì phải có báo cáo với giáo viên chủ nhiệm lớp. Cùng với đó, nhà trường đã gửi số đăng ký biển số xe máy điện, xe đạp điện đến Công an huyện để phối hợp trong quản lý học sinh, khi các em vi phạm sẽ gửi thông báo về nhà trường.

Mặc dù công tác giáo dục ATGT tại các trường học đã được ngành Giáo dục các địa phương trong tỉnh quan tâm, nhưng trên thực tế, ý thức chấp hành qui định về ATGT của các em học sinh mới chỉ được thực hiện nghiêm trong phạm vi nhà trường, còn trên các đoạn đường từ nhà tới trường học, tình trạng các em học sinh vi phạm ATGT như: Chở quá số người quy định, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang gây cản trở giao thông… vẫn diễn ra khá phổ biến và chưa có biện pháp khắc phục thực sự hiệu quả.

Tiết học ngoại khóa về ATGT của học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Hạ Hòa

Trao đổi thêm về vấn đề này, cô Tĩnh cho biết: “Để tăng cường quản lý các em học sinh trong quá trình tham gia giao thông từ nhà đến trường, Ban Giám hiệu nhà trường đã yêu cầu các thầy, cô giáo chủ nhiệm của nhà trường, trong quá trình tham gia giao thông nếu phát hiện học sinh của mình vi phạm thì cần nhắc nhở ngay. Trong năm học vừa qua, đã có 6 em học sinh của nhà trường bị Công an huyện xử phạt vi phạm về ATGT. Đối với các trường hợp vi phạm, Công an huyện yêu cầu học sinh phải có chữ ký xác nhận và cam kết quản lý chặt chẽ của phụ huynh học sinh thì Công an huyện mới bàn giao lại xe”.

Tuy nhiên, để công tác đảm bảo ATGT học đường được bền vững, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm trật tự ATGT, quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để hình thành cho các em ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông, từ đó tự giác chấp hành, tạo cho các em có thói quen, ý thức tuân thủ Luật giao thông đường bộ. 

Ông Nguyễn Minh Tường cho biết thêm: Thời gian tới, ngành Giáo dục Phú Thọ tiếp tục thực hiện nhiều đổi mới trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT vừa thực tế, vừa có chiều sâu nhằm kích thích học sinh có ý thức hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, tăng sự hứng thú trong các giờ học về ATGT. Để từ đó giúp các em học sinh có thể hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức về ATGT. Tiến tới, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh sẽ áp dụng việc xây dựng những clip về tình huống giao thông cụ thể để tăng tính trực quan. Cùng với đó, các trường học tăng cường phối hợp với Cảnh sát giao thông tổ chức các buổi thực hành ngoại khóa về ATGT với các nội dung gần gũi, thiết thực đối với các em học sinh; tổ chức hướng dẫn về kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn cho các em bên cạnh các buổi sinh hoạt chung.

Bên cạnh đó, để công tác giáo dục về ATGT mang lại hiệu quả thiết thực, ngoài sự nỗ lực của các nhà trường, lực lượng chức năng, rất cần sự đồng hành, phối hợp từ phía gia đình. Trong đó, phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở, kiên quyết không cho các em điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi; thường xuyên có sự trao đổi, liên lạc với giáo viên để kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em.

Hy vọng với sự đổi mới trong phương pháp tuyên truyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và lực lượng chức năng tình trạng vi phạm ATGT trong đối tượng học sinh sẽ giảm và số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh sẽ được kiềm chế và giảm dần, tiến tới xây dựng một xã hội giao thông an toàn và văn minh.

Vũ Tuân

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ giáo viên

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học” gồm 3 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để trả lời câu hỏi tự luận của cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2021 - 2022.

Với 3 mẫu cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học trong bài viết dưới đây, còn giúp thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài thi của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi: Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Cách tổ chức giảng dạy tài liệu Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 2

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định về ATGT khi tham gia giao thông trên đường [đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…] Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

  • Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới [ô tô, xe máy].
  • Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
  • Khi chuyển hướng [rẽ trái, phải] phải giơ tay xin đường.
  • Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.
  • Ở tuổi các em không được chạy xe gắn máy đến trường.
  • Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như: Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

  • Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
  • Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang [từ 3 xe trở lên].
  • Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
  • Dừng xe giữa đường nói chuyện.
  • Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
  • Rẽ đột ngột qua đầu xe.
  • Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

Cách tổ chức giảng dạy An toàn giao thông - Mẫu 3

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

  • Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luật ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.
  • Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái
  • Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận
  • Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường....

Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyện các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuân thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

Cập nhật: 16/12/2021

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề