Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2

Mẫu báo cáo kết quả xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Báo cáo tham luận xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Thiquocgia.vn xin giới thiệu tới các bạn Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đây là mẫu báo cáo sơ kết chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm dùng để tổng kết lại quá trình thực hiện xây dựng trường mầm non. Mời các bạn tham khảo.

Báo cáo công tác triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non

Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non

PHÒNG GD& ĐT…………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON………..

Số: /BC-CMMN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….……, ngày…..tháng….năm…..

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

NĂM HỌC……..

Căn cứ vào kế hoạch số………….của Phòng GD&ĐT …………………. về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học …………..;

Căn cứ kế hoạch số………….của trường mầm non …………………. về kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học ………………….;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Trường MN …………………. báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” và có kết quả cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo TP …………………., UBND phường …………………. TP ………………….; Đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về đồ đùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường, vì vậy rất thuận tiện trong việc triển khai thực hiện chuyên đề .

– Trường có đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với nghề, luôn khắc phục khó khăn, luôn tu dưỡng rèn luyện và tích cực học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Thực sự yêu nghề mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được phụ huynh tin yêu đáp ứng với yêu cầu đổi mới .

– Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập

2. Khó khăn:

– Khả năng xây dựng kế hoạch và sự linh hoạt, sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, còn bối rối khi lựa chọn nội dung giảng dạy hoặc lựa chọn nội dung để thực hiện tốt chuyên đề.

– Một số giáo viên mới vào nghề kinh nghiệm còn hạn chế cách tổ chức tiết dạy còn chưa sáng tạo, chưa linh hoạt.

– Diện tích đất nhà trường quá trật, các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc BGH còn thiếu, sân chơi hẹp nên chưa đủ để tổ chức các hoạt động

II. Nội dung thực hiện

1. Công tác chỉ đạo, quản lýthực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại nhà trường trong năm học.

– Sau khi nhận kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo TP …………………., nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Sau khi họp Ban chỉ đạo đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Lựa chọn, bố trí, sắp xếp và phân công lớp điểm để thực hiện chuyên đề

– Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung cần triển khai trong mỗi tháng, nội dung kế hoạch xác định rõ mục tiêu thực hiện chuyên đề, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thời gian, kinh phí thực hiện.

2. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

– Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học như: Khu vui chơi vận động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo……Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.

– Trong năm học vừa qua nhà trường cũng đã chú ý đầu tư trang thiết bị,đồ dùng đồ chơi phục vụ môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng như trong phòng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Tuy diện tích đất trong nhà trường còn chật, sân chơi hẹp nhưng nhà trường vẫn cố gắng bố trí các khu vực hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời một cách khoa học và phù hợp như: Khu vui chơi vận động, khu sân chơi tập thể dục, khu vực vườn hoa,thảm cỏ,….Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương; Các lớp xây dựng góc thiên nhiên, khu khám phá khoa học với các trò chơi như: Chơi với cát, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, đong đo nước…..tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà trường

– Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, nhà trường yêu cầu các lớp trang trí môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sáng tạo và có sự đổi mới thường xuyên, nội dung các bài tập mở phong phú đa dạng và phù hợp từng chủ đề, chấm trang trí nhóm lớp, tạo môi trường học tập

– Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường cũng đã tổ chức cho các cháu được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá như: Tham quan Trường tiểu học,

3. Đội ngũ giáo viên

– Nhận thấy tầm quan trọng của việc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nên công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được nhà trường quan tâm. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên theo mỗi giai đoạn: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, thiết kế môi trường, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi; cách tổ chức các hoạt động… Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi trường, tổ chức hoạt động, đồ dùng đồ chơi. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập tại một số trường bạn.

– Giáo viên luôn đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thế hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

– Qua sự tự học hỏi và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đã có nhiều kỹ năng, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trang trí môi trường giáo dục. Bên cạnh đó luôn quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau từ đó tạo được những thành quả nhất định trong công tác này.

Thực hiện chuyên đề trong năm học, chuyên môn nhà trường đã xây dựng được 4 tiết mẫu để giáo viên trong trường dự, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 4/4 tiết đạt kết quả tốt.

4. Công tác tuyên truyền

* Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.

* Hình thức tuyên truyền

– Huy động các nguồn lực của các ban ngành đoàn thể, phụ huynh tập trung hỗ trợ về kinh phí về nguyên vật liệu để xây dựng môi trường hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

– Tích cực tham mưu với các cơ quan, chính quyền địa phương, UBND phường Gia Sàng và HĐND, UBND thành phố trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phòng lớp học cho nhà trường.

– Mời đại diện Chính quyền địa phương, ban chi hội phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui hội xuân”, Bé cùng vui khỏe, Bé khéo tay, Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi…

III. Kết quả đạt được

1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

– Nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

– Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên trong việc xây dựng môi trường cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.

– Xây dựng, sắp xếp môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp, kích thích sự sáng tạo và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động mọi lúc mọi nơi.

– Đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.

2. Đối với trẻ:

Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết ðặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên týởng phù hợp khả nãng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

IV. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới

1. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

– Xây dựng sân chơi môi trường hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo điều kiện tối đa cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về vai trò xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ mầm non.

– Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo ĐDĐC, làm các bài tập mở nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực và hứng thú.

– Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.

2. Giải pháp thực hiện trong thời gian tới

– Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện chuyên đề.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, cho từng tháng thực hiện.

– Lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ cho giáo viên.

– Tiếp tục tổ chức triển khai cho giáo viên học tập bồi dưỡng về chuyên đề.

– Tổ chức tốt các đợt thảo luận, thi tay nghề, đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, các hình thức tổ chức …

– Tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp .

– Có kế hoạch tu sửa, bổ sung, mua sắm một số đồ chơi ngoài trời.

Nơi nhận:

– Phòng GD& ĐT TPTN;

– Lưu: VT, CM.

Hiệu trưởng

Video liên quan

Chủ Đề