Xe mất lái là gì

Xe ô tô mất lái là hiện tượng người lái mất khả năng kiểm soát xe, không thể điều khiển xe đúng hướng. Hiện tượng xe mất lái diễn ra rất bất ngờ và nhanh đến mức người điều khiển hầu như không kịp phản ứng, dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị mất lái và thường có 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Lỗi kỹ thuật xe: do xe bị nổ lốp, vô-lăng mất tác dụng, xe mất phanh, xe bị lệch tay lái, thước lái bị lệch, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, mắc kẹt, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác,...
  • Lỗi điều khiển xe của người lái như: không làm chủ tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, đạp nhầm chân ga với chân phanh, vào cua thị thiếu lái hoặc thừa lái, di chuyển trên đoạn đường trơn trượt, bùn lầy, thời tiết xấu,...

Trong trường hợp này người lái cần giữ bình tĩnh. Đầu tiên hãy giảm tốc độ xe bằng cách chân ga từ từ, chuyển xe về số thấp để phanh động cơ. Chú ý nên đạp nhấp nhẹ phanh, không nên đạp phanh mạnh và ghì liên tục. Vì nếu xe đang di chuyển với tốc độ cao hoặc bánh trước/sau bị trượt, mất độ bám thì việc phanh mạnh sẽ khiến tình huống nguy hiểm hơn như: xe bó cứng phanh, bánh xe càng mất độ bám, xe mất cân bằng dẫn đến tình trạng xe bị văng quay vòng hoặc bị lật,..

Khi xe bắt đầu di chuyển chậm lại và người lái đã lấy được sự kiểm soát xe thì hãy quan sát đường và điều khiển vô lăng để đưa xe về đúng làn đường. Nếu được thì hãy tìm chỗ an toàn để đỗ xe và lấy lại bình tĩnh rồi hãy đi tiếp.

Những lưu ý quan trọng khi xử lý hiện tượng xe mất lái

Người lái có thể phanh gấp nếu phía trước không trơn trượt, không có vật cản, xe có các tính năng hỗ trợ phanh ABS, EBD, BA… 

Nếu phía trước đường trơn trợn có vật cản thì người lái chỉ nên đạp rà phanh [không phanh gấp] kết hợp chuyển về số thấp để phanh động cơ.

Trường hợp mất lái ở khu vực nhiều xe hoặc đường cao tốc thì người lái lập tức bật đèn cảnh báo, bấm còi liên tục để cảnh báo mọi người xung quanh. Thực hiện thao tác kết hợp sử dụng phanh, về số thấp để lấy lại kiểm soát của xe. Trường hợp nguy cấp nhất, người lái phải sẵn sàng tâm lý cho việc xảy ra va chạm, hãy bẻ lái cho xe va chạm hoặc lao về nơi ít tổn thất nhất như lao xuống ruộng, bụi cỏ, barie chắn đường…

Nếu gặp trường hợp xe bị mất phanh, người lái cần cố gắng đưa xe về số 1 để phanh động cơ, đồng thời kéo phanh tay. Tuyệt đối không đưa xe về số N, vì khi về trạng thái tự do sẽ càng mất kiểm soát, và nếu xe đang xuống dốc thì đưa xe về số N thì xe sẽ lao nhanh hơn. 

Có thể hạn chế và phòng tránh trường hợp xe bị mất lái với các kinh nghiệm sau:

  • Chạy xe đúng tốc độ quy định, không phóng nhanh vượt ẩu, giữ khoảng cách an toàn với xe di chuyển cùng chiều, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.
  • Giảm tốc độ trước khi vào cua, cần giữ vững tay lái khi vào cua, không đạp ga tăng tốc sớm, giảm ga đột ngột hoặc phanh gấp khi đang giữa cua. Chỉ áp dụng kỹ thuật đánh vô lăng chéo tay khi chạy xe tốc độ thấp. Còn khi chạy xe tốc độ cao nên áp dụng kỹ thuật đánh lái kéo đẩy.
  • Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, sương mù phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng, bật đèn đúng quy định, hạn chế phanh gấp.
  • Để xe hoạt động trơn tru không gặp lỗi kỹ thuật thì nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô-tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe, hộp số, hệ thống treo, lốp xe... Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khi sử dụng xe nhất là hệ thống lái như vô lăng bị rơ, xe bị nhao lái, lốp xe mòn không đều, đèn báo lỗi động cơ, đèn báo lỗi hộp số phát sáng…  thì nên đưa xe đi kiểm tra sớm nhất có thể.
  • Cầm vô lăng đúng cách, ngồi thoải mái để có thể xử lý linh hoạt trong mọi tình huống.

Khi xem các tin tức về tai nạn giao thông, mọi người thường nghe tai nạn do xe ô tô mất lái hay xe ô tô bị mất thắng. Vậy bạn có biết được mất lái hay mất thắng là gì không? Tại sao lại bị có các tình trạng đó? Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi lái xe? Bài viết hôm nay sẽ cho bạn biết về nguyên nhân xe ô tô mất thắng và cách xử lý tình huống khi gặp phải tình trạng mất phanh hoặc lái.

Nguyên nhân xe ô tô mất lái, xe mất thắng

Xe ô tô mất lái là từ dùng để diễn tả hiện tượng người điều khiển phương tiện mất kiểm soát chiếc xe. Trong hầu hết các trường hợp, sự việc diễn ra rất bất ngờ và nhanh đến mức người điều khiển phương tiện hầu như không kịp phản ứng. Nhiều khi tai nạn xảy ra rồi mà vẫn không biết vì sao lại bị như vậy.

Thực tế, nguyên nhân xe ô tô mất lái có rất nhiều: từ khách quan cho đến chủ quan. Tuy nhiên, không ngoại lệ khả năng điều khiển của người cầm lái cũng có liên quan khá nhiều đến lỗi kỹ thuật của phương tiện dẫn đến ô tô mất lái.

Cũng có thể do một vài nguyên nhân sau:

  • Do lỗi kỹ thuật của xe như: Xe bị nổ lốp, hệ thống lái bị hỏng hóc hay do hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác.
  • Lỗi do chủ phương tiện không làm chủ tốc độ, không làm chủ chân thắng và chân ga hoặc vào cua với tốc độ cao, lái xe ở đường trơn trượt.

Cách xử lý khi xe ô tô mất lái

  • Giữ chặt vô lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát.
  • Giảm tốc từ từ.
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt.
  • Trong trường hợp này, tài xế vẫn có thể đánh lái được nhưng nặng hơn. Việc phanh gấp hoặc xe chạy tốc độ quá chậm sẽ khiến việc lái bằng tay trở nên khó hơn.
  • Cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ được an toàn.

Nếu xe mất lái

Trong tình huống khẩn cấp, tài xế xe sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Trước hết là phải giữ bình tĩnh, phản ứng dứt khoát để giảm tối đa thương vong và tổn thất. Rồi xử lý theo từng trường hợp sau:

  • Nếu mặt đường phía trước khô và vắng xe thì phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.
  • Nếu mặt đường trơn ướt, tài xế cần rà phanh để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn dẫn đến xe sẽ bị văng. Cần về số thấp và phanh bằng động cơ.
  • Nếu đường nhiều xe hoặc đang trên đường cao tốc. Việc đầu tiên tài xế cần làm là bật tín hiệu cảnh báo bằng đèn, bóp còi để những người tham gia giao thông khác biết.
  • Khi xe chạy trong đêm cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm lại để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.
  • Phối hợp việc nhấp nhả phanh chân và phanh tay, về số để kiểm soát xe. Nếu khoảng cách với các xe phía sau đã giãn ra, có thể đạp phanh gấp để dừng xe hẳn. Đây cũng là 1 cách.

Nguyên nhân xe mất thắng và cách xử lý khẩn cấp

Thông thường xe ô tô con đời mới hiện nay, nếu đi trên đường bằng và được bảo dưỡng thường xuyên đúng định kỳ, thì tỉ lệ mất phanh chỉ là 1%. Vì hệ số an toàn của phanh xe con đời mới là rất cao nên chỉ khi đi đường đèo dốc cao và dài mà lái xe không hiểu biết và sử dụng phanh quá nhiều thì mới xảy ra hiện tượng mất phanh mà thôi.

Hầu hết các loại xe nhỏ, phanh đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không. Nên khi sử dụng phanh quá nhiều dễ sinh nhiệt ở má phanh. Làm má phanh trơ không ăn hoặc nhiệt độ cao của má phanh làm lộn cupen ở xilanh phanh.

Dẫn đến đạp phanh làm dầu thất thoát nhanh ra ngoài và phanh mất hiệu lực. Chính vì vậy khi đi xe xuống đèo hoặc dốc cao và dài nên đi xuống bằng số thấp và hạn chế rà phanh hoặc phanh nhiều. Cho dù máy có gằn 1 chút cũng không nên sốt ruột.

Trường hợp nếu không may xe mất phanh, thì nên cố gắng bình tĩnh và làm theo các bước sau đây:

  • Dùng phanh tay, cho dù phanh tay rất ít hiệu lực nhưng cũng giảm tốc độ được phần nào đó.
  • Bước quan trọng kế tiếp là bạn cần dồn được số xe về số 1 thì coi như xe bạn dừng lại được. Điều này có thể là rất khó, vì khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn lại để ra số 0 thì xe sẽ lao đi rất nhanh và rất khó để vào lại được số. Do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc nữa nên không thể vào được bất kỳ số nào. Cho nên cách để dồn được về số 1 là:

Ví dụ: Xe bạn đang xuống dốc ở số 3 [bạn cần thao tác thật nhanh và chính xác thì khả năng dồn số mới thành công].

Bước 1: Đạp côn, ra số 0.

Bước 2: Nhả côn, rồi vù mạnh chân ga [cho đồng tốc]

Bước 3: Đạp côn, dồn về số 2.

Lúc đó xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, nhưng bạn hãy cứ bình tĩnh và làm lại 1 lần nữa là về được số 1. Khi đã về được số 1 rồi thì tốc độ cực chậm, thế là bạn có thể kết hợp hết cả phanh chân còn lại, phanh tay và kiếm chỗ nào để ghé xe vào dừng lại.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về “nguyên nhân xe ô tô mất lái” hay “nguyên nhân xe mất thắng” để tránh khỏi các tình trạng nguy hiểm trên.

Từ khóa liên quan:

  • nguyên nhân xe ô tô mất lái       
  • nguyên nhân xe bị mất thắng         
  • tại sao xe mất thắng      
  • hiện tượng mất lái là gì 
  • xử lý khi xe mất thắng   
  • xử lý khi xe mất lái          

Nguyên Nhân Xe Ô Tô Mất Lái, Mất Thắng Xe Và Cách Xử Lý

Video liên quan

Chủ Đề