Xét nghiệm máu có thai bao nhiêu tiền?

Có hai loại xét nghiệm để kiểm tra có thai là xét nghiệm mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. Cả hai xét nghiệm này đều dựa trên việc phát hiện sự hiện diện của một nội tiết tố [còn gọi là hormone] là hCG [Human Chorionic Gonadotropin]. Hormone này được sản xuất ở nhau thai sau khi phôi bám vào nội mạc tử cung và được sản sinh nhanh chóng trong cơ thể vào những ngày đầu tiên của thai kì. Các hormone thay đổi nhanh chóng gây nên phần lớn các triệu chứng trong khi mang thai.

 

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại phòng khám. Bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên kết quả mang lại sẽ chính xác hơn nếu bạn thử vào buổi sáng. Thời gian cho kết quả của mỗi xét nghiệm là khác nhau, tùy thuộc vào loại que thử thai mà bạn sử dụng. Bạn sẽ phải tìm sự thay đổi trong màu sắc, một đường kẻ hoặc một ký hiệu [dương tính hay âm tính]. Tất cả các xét nghiệm đều đi kèm với hướng dẫn, điều quan trọng là bạn phải làm theo các hướng dẫn để có được kết quả chính xác.

 

Với que thử thai nhanh quick stick, thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Cho nước tiểu vào lọ.
  • Lấy que thử thai và cầm theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Đặt que thử vào lọ, tránh để nước tiểu ngập quá mũi tên rồi đợi đọc kết quả.

Sau khoảng 5 phút, nếu có 2 vạch ngang trên que thử thì chứng tỏ kết quả dương tính, báo hiệu bạn đã có thai. Ngược lại, kết quả âm tính sẽ xuất hiện khi chỉ có một vạch ngang trên que thử, cho thấy bạn không có thai. Nếu không thấy có vạch nào, có thể que thử bị hư hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo thì bạn nên thử lại vào một lần khác.

Phần lớn bác sĩ đều khuyên bạn nên xét nghiệm nước tiểu vào sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm bạn có kinh cuối hoặc 2 tuần sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, với các que thử thai có độ nhậy cao, bạn có thể xét nghiệm sớm hơn. 

 

Xét nghiệm nước tiểu có độ chính xác khoảng 97% khi thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Xét nghiệm này có nhiều ưu điểm do chúng có thể được thực hiện tại nhà, giá thành thấp, cho kết quả nhanh và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng chỉ dẫn hoặc thực hiện quá sớm thì kết quả có thể không chính xác.

 

Nếu bạn nhận được kết quả là âm tính nhưng vẫn có những triệu chứng khi mang thai [mất kinh, buồn nôn, căng ngực và mệt mỏi] thì hãy chờ thêm 1 tuần và làm một xét nghiệm khác hoặc liên lạc với bác sĩ để làm xét nghiệm máu.

 

Xét nghiệm máu

Có 2 loại xét nghiệm máu. Xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu và xét nghiệm định tính hCG cho câu trả lời đơn giản là có hoặc không có thai. So với xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu có ưu điểm hơn là có thể phát hiện mang thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu khoảng 7-12 ngày kể từ ngày có thể thụ thai [nhưng nếu bạn nhận được kết quả là âm tính thì nên làm xét nghiệm lại nếu bị mất kinh] và có thể đo lường nồng độ hormone hCG trong máu [đây là thông tin hữu ích để cơ sở khám sức khỏe cho bạn theo dõi và  biết được các vấn đề nhất định trong thời kì mang thai]. Tuy nhiên xét nghiệm máu cũng có hạn chế là đắt hơn xét nghiệm nước tiểu, thời gian cho kết quả lâu hơn và phải thực hiện ở phòng khám.

 

Nếu kết quả xét nghiệm thử thai là dương tính cho thấy có hormone hCG trong cơ thể bạn. Khi phôi bám vào tử cung của người phụ nữ, hormone hCG bắt đầu phát triển và nhân rộng. Đây là triệu trứng đã có thai. Trong trường hợp kết quả âm tính thì có thể là không có thai hoặc do làm xét nghiệm quá sớm hoặc thực hiện sai chỉ dẫn. 

 

Các loại que thử thai khác nhau về độ nhạy [cách chúng có thể phát hiện hormone hCG], nếu chưa đủ thời gian sản xuất đủ lượng hormone hCG hoặc không đợi đúng thời gian để kết quả hiển thị thì xét nghiệm đó coi như vô hiệu. Tốt nhất là làm theo đúng hướng dẫn và chờ cho tới lúc mất kinh trước khi làm xét nghiệm. 

 

Nên đợi cho tới khi mất kinh rồi hãy kiểm tra. Mất kinh thường là triệu trứng đầu tiên của sự mang thai. Nếu không thể chờ đợi để tìm hiểu và biết được ngày có thể thụ thai thì sau đó trong thời gian sớm nhất có thể thử thai vào ngày thứ 14 kể từ ngày thụ thai. Trường hợp các kết quả không giống nhau giữa các xét nghiệm thử thai thì nên làm xét nghiệm máu để cho câu trả lời chính xác hơn.

Xét nghiệm HCG là một loại xét nghiệm phổ biến nhất thường được dùng để xác định người phụ nữ có thai hay không dựa trên nồng độ beta HCG có trong máu và nước tiểu.

Xét nghiệm định lượng HCG là gì?

HCG là viết tắt của cụm từ Human Chorionic Gonadotropin – một loại hormon được tiết ra trong quá trình hình thành nhau thai sau khi trứng rụng đã được thụ tinh và làm tổ. Vai trò của HCG báo hiệu cho tử cung biết hợp tử đã sẵn sàng làm tổ, ngăn trứng rụng theo chu kỳ và hình thành phản ứng của cơ thể người mẹ [ốm nghén]. [1]

Khi thực hiện xét nghiệm HCG, chỉ số nồng độ beta HCG trong máu và nước tiểu tăng là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán việc có thai sớm, bởi vì sau khi trứng thụ tinh, nồng độ sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 24 – 72 giờ. Tuy nhiên, HCG không tăng mãi mà sẽ chạm mốc khoảng tuần thứ 8 – 10, sau đó giảm xuống và ổn định trong suốt thai kỳ.

Vì sao cần phải xét nghiệm HCG?

Ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm HCG là giúp thai phụ phát hiện mình có thai từ giai đoạn sớm, trong khi lúc này mới chỉ có những dấu hiệu ban đầu như ốm nghén, chậm kinh ở phụ nữ. Dựa trên lượng hóc môn tăng cao vượt ngưỡng sinh lý, có thể kết luận người phụ nữ mang thai.

Để kiểm tra chính xác có thai hay chưa, cần thực hiện lần hai sau 48 – 72 giờ để theo dõi diễn biến của nồng độ HCG nhằm loại trừ các trường hợp gây dương tính giả.

Ngoài việc kiểm tra có thai sớm, xét nghiệm HCG còn có những vai trò sau: [2]

  • Xác định số thai: nồng độ HCG có thể giúp xác định một người mang đa thai hay đơn thai, tuy nhiên cần kết hợp siêu âm thai để chẩn đoán chính xác.
  • Phát hiện thai ngoài tử cung sớm.
  • Phát hiện dị tật bẩm sinh như bệnh Down hoặc các bệnh lý thai nhi khác.
  • Kiểm tra thai lưu kết hợp siêu âm.
  • Dự đoán tương đối tuổi thai.

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm HCG?

Có thể thực hiện xét nghiệm HCG từ 7-10 ngày sau khi quan hệ, lúc này, đa số trường hợp đều có chỉ số beta HCG tăng cao nếu thụ thai thành công. Tuy nhiên, để kết quả có tính chính xác hơn thì phụ nữ nên làm xét nghiệm này sau khi trễ kỳ kinh.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ vẫn có thể tiến hành xét nghiệm này ở nhiều lần trong giai đoạn đầu thai kì. Không chỉ giúp kiểm soát tốt tình trạng thai kỳ mà xét nghiệm còn giúp phát hiện những bất thường để có cách xử trí sớm.

Xem thêm: Chỉ số hCG cao có ý nghĩa gì? Nguy hiểm như thế nào?

Xét nghiệm HCG có chính xác không?

Xét nghiệm HCG có độ chính khá cao gần 97%. Một số yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả như xét nghiệm quá sớm khi hàm lượng beta HCG còn quá ít, mẫu xét nghiệm không đạt yêu cầu, một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng sẽ làm giảm hoặc tăng nồng độ beta HCG cho kết quả không đúng.

Thêm vào đó, xét nghiệm nồng độ HCG trong máu sẽ cho kết quả chuẩn hơn so với nước tiểu. Xét nghiệm máu sẽ cho kết quả nhanh và đáng tin cậy hơn nếu muốn kiểm tra có mang thai hay không. Đồng thời, cũng có thể kiến nghị được siêu âm hoặc làm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Xét nghiệm HCG có độ chính xác cao trong việc kiểm tra phụ nữ có mang thai hay không

Ưu điểm của xét nghiệm HCG

  • Phương pháp xét nghiệm an toàn.
  • Chi phí hợp lý.
  • Giúp sớm phát hiện các dị tật, bệnh lý bẩm sinh ở thai nhi hoặc thai lưu, thai ngoài tử cung nhằm sớm có cách xử trí kịp thời.
  • Phát hiện ung thư từ trứng hay tinh trùng [ung thư tế bào mầm], chẳng hạn như ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn, trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác.

Phương pháp xét nghiệm HCG

Xét nghiệm HCG có thể thực hiện bằng cách lấy mẫu máu hay mẫu nước tiểu. Đây là một phương pháp giúp xác định việc có thai nhanh chóng và chính xác nhất. Bác sĩ khuyến cáo thời điểm thực hiện xét nghiệm HCG là sau 2 tuần kể từ kỳ kinh cuối hoặc 2 tuần sau khi chuyển phôi.

1. Trên mẫu máu

Xét nghiệm HCG bằng mẫu máu được thực hiện bởi bác sĩ và thường cho kết quả trong vòng vài ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ sẽ có siêu âm thai kèm theo. []

  • Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch sẽ đưa vào ống nghiệm chứa chất chống đông máu Heparin, EDTA hoặc ống không chứa chất chống đông theo đúng quy trình.
  • Sau khi lưu trữ thông tin, mẫu máu được bảo quản đúng điều kiện thích hợp và vận chuyển về phòng xét nghiệm.
  • Thực hiện xét nghiệm trên hệ thống đã được kiểm nghiệm chất lượng.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ có trong thời gian sớm nhất.
Xét nghiệm HCG trên mẫu máu sẽ cho kết quả mang thai chính xác nhất

3. Trên mẫu nước tiểu

Xét nghiệm HCG bằng mẫu nước tiểu khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà bằng que thử thai. Nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu vào buổi sáng vì lúc này nồng độ HCG cao sẽ cho kết quả chính xác hơn.

  • Cho nước tiểu vào lọ, lấy que thử thai cầm theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Đặt que thử vào lọ, tránh để nước tiểu ngập quá mũi tên và chờ đọc kết quả.
  • Sau khoảng 5 phút nếu thấy hai vạch hiện lên tức là đã có thai, nếu chỉ hiện 1 vạch thì kết quả âm tính. Nếu không vạch nào xuất hiện, có thể que thử thai bị hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo thì nên làm lại lần khác.
  • Với những ai có triệu chứng khi mang thai [nôn, mất kinh, căng ngực, mệt mỏi] thì nên đợi 1 tuần sau kiểm tra lại hoặc đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm máu.

Bảng định lượng HCG

Căn cứ vào chỉ số nồng độ HCG trong mẫu máu và nước tiểu mà bác sĩ sẽ giải thích kết quả như thế nào là có thai hoặc không có thai.

Với phụ nữ bình thường không mang thai, chỉ số beta HCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính.

Với phụ nữ mang thai, nồng độ HCG sẽ trên 25 mIU/mL. Ngoài ra, nồng độ HCG cũng thay đổi theo tuổi thai như sau:

Các tuần kể từ kinh nguyệt cuối cùng

Mức hCG [mIU/mL]

  3 tuần  5 – 50 mIU/mL  4 tuần  5 – 426 mIU/mL  5 tuần  18 – 7.340 mIU/mL  6 tuần  1.080 – 56.500 mIU/mL  7 – 8 tuần  7.650 – 229.000 mIU/mL  9 – 12 tuần  25.700 – 288.000 mIU/mL  13 – 16 tuần:  13.300 – 254.000 mIU/mL  17 – 24 tuần  4.060 – 165.400 mIU/mL  25 – 40 tuần  3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu, nồng độ HCG tăng cao là dấu hiệu bình thường. Nếu nồng độ thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra lại trong 48-72 giờ, nồng độ HCG thấp không loại trừ khả năng thai bị sảy hoặc thai ngoài tử cung. Sau khi sinh nở hoặc sảy thai thì nồng độ này sẽ trờ lại bình thường sau khoảng 4-6 tuần, tức là trở lại mức ≤ 5 mIU/mL.

Xét nghiệm HCG chỉ có thể xác định có thai và tuổi thai, chứ không phản ánh được trí tuệ hay giới tính của thai nhi, do đó các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì sức khỏe của bé còn được đánh giá dựa trên những chỉ số khác.

Những điều cần lưu ý trước và sau khi xét nghiệm

1. Trước khi xét nghiệm 

Có nhiều bà mẹ thắc mắc trước khi xét nghiệm beta HCG thì cần kiêng cử những gì. Để xét nghiệm có kết quả chính xác, các bà mẹ cần lưu ý:

  • Không cần thiết phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, không xét nghiệm khi đang sử dụng thuốc có HCG.
  • Không nên hút thuốc hoặc dùng các loại đồ uống có chất kích thích như cafe, trà, rượu bia, nước ngọt… trước khi xét nghiệm ít nhất là 12 giờ đồng hồ.
  • Xét nghiệm HCG thường chính xác nhất vào buổi sáng. Các chỉ số sinh hóa của máu sẽ cho kết quả không chính xác nếu không thực hiện những lưu ý trên.

2. Sau khi xét nghiệm

Sau khi xét nghiệm HCG, các bà mẹ nên nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để bù lại năng lượng sau khi xét nghiệm máu.

Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đồng thời, các dịch vụ xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại. Để đặt hẹn khám, tư vấn hoặc xét nghiệm, xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Ngoài việc kiểm tra sự thụ thai và tuổi của thai nhi, xét nghiệm HCG trong máu còn giúp phát hiện dị tật thai nhi, hoặc việc mang thai ngoài tử cung, sảy thai. Vì thế, bác sĩ luôn khuyến cáo các bà mẹ hãy đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra kĩ hơn.

Đồng thời, các bà mẹ cũng nên chọn thời điểm xét nghiệm máu khoảng 2 tuần sau khi quan hệ và không sử dụng các chất kích thích trước khi xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Chủ Đề