Xét nghiệm máu mang thai có cần nhịn ăn không

Ý nghĩa quan trọng nhất của xét nghiệm beta HCG là chẩn đoán có thai từ khi rất sớm, kể cả khi chưa có dấu hiệu chậm kinh ở phụ nữ mang thai [Ảnh minh họa]

Bạn thân mến,

Xét nghiệm beta HCG có thể được thực hiện sớm nhất là 7 - 10 ngày sau khi quan hệ. Lúc này, đa số trường hợp nồng độ beta HCG đều đã tăng cao nếu thụ thai thành công. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì người phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm này sau khi chậm kinh.

Trong quá trình mang thai, có thể tiến hành xét nghiệm này nhiều lần ở giai đoạn mang thai đầu. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng thai kỳ, phát hiện sớm những bất thường để sớm có hướng xử trí.

Lưu ý, xét nghiệm beta HCG không yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ ăn uống, nhưng tốt nhất nên nhịn ăn 6 - 8 tiếng và không sử dụng các chất kích thích trong vòng 12 - 24 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm máu hay nước tiểu đều nên được lấy mẫu vào lúc sáng sớm. Đặc biệt với mẫu nước tiểu, nên lấy nước tiểu đầu sau khi thức dậy.

Kết quả xét nghiệm beta HCG có thể không chính xác trong một số trường hợp. Cũng như bao xét nghiệm khác, độ chính xác của xét nghiệm này là khoảng 97% chứ không phải là 100%. Thông thường, kết quả sẽ có sau khoảng 1 - 2 giờ lấy mẫu làm xét nghiệm.

Chi phí xét nghiệm beta HCG xác định mang thai tùy mỗi cơ sở y tế bạn đến, thường khoảng 85.000 - 200.000 đồng.

Trân trọng!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Double test là xét nghiệm sàng lọc bệnh di truyền cho thai nhi dựa trên mẫu máu của người mẹ vào thời đầu thai kỳ. Thực hiện xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn không hiện đang là băn khoăn của rất nhiều thai phụ.

Xét nghiệm Double test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh thường quy, dựa trên các xét nghiệm sinh hóa như định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai... để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng di truyền bẩm sinh như Down, Edward hoặc Patau.

Sàng lọc trước sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những trường hợp có nguy cơ cao đối với các bệnh rối loạn di truyền như:

  • Tuổi của người mẹ khi mang thai từ 35 tuổi trở lên
  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh
  • Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus hoặc bệnh truyền nhiễm nào đó, hoặc có dùng thuốc điều trị bệnh,...
  • Thai phụ từng bị sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị bệnh di truyền trong những lần mang thai trước
  • Những người đã từng hoặc đang tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tia phóng xạ,...

Xét nghiệm Double test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh thường quy

Double test thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp. Nếu kết quả xét nghiệm là thai nhi có nguy cơ cao mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh thì bác sĩ có thể tư vấn cho thai phụ thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết rồi mới có thể kết luận.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test sử dụng mẫu máu ở tĩnh mạch tay của người mẹ để làm xét nghiệm. Khác với những xét nghiệm sinh hóa hay xét nghiệm đường máu khác, khi thực hiện xét nghiệm Double test, thai phụ không cần thiết phải nhịn ăn, cũng như không cần thêm điều kiện gì đặc biệt nào khác.

Nguyên nhân bởi vì, β-hCG [FBC] tự do là một thành trong cấu trúc của hCG, còn PAPP-A [PAA] là một loại glycoprotein do nhau thai bài tiết. Hai chất hóa sinh cần định lượng trong xét nghiệm sàng lọc lấy từ mẫu máu của thai phụ trong xét nghiệm Double test này đều là những chỉ số sinh hóa tự nhiên của máu, không phụ thuộc vào việc ăn uống.

Do đó, các mẹ bầu có thể ăn sáng và thực hiện xét nghiệm trong ngày bình thường, sau đó dựa vào kết quả siêu âm, xác định được chính xác tuần tuổi thai để xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.

Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các bệnh rối loạn di truyền và dị tật bẩm sinh, điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đến hạnh phúc của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Do đó, cha mẹ nên thực hiện thăm khám định kỳ và sàng lọc di truyền đầy đủ để trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có chương trình Chăm sóc Thai sản trọn gói Bao gồm xét nghiệm Double Test và các phương pháp sàng lọc trước sinh khác với kết quả chính xác, nhanh chóng và an toàn cho cả mẹ và bé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Các mốc khám thai định kỳ quan trọng

XEM THÊM:

Xét nghiệm máu khi mang thai có thể phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe bà bầu và em bé, khi tiến hành xét nghiệm lấy máu tốt nhất là vào buổi sáng

  • Chu kỳ kinh nguyệt và những ngày dễ thụ thai
  • Trứng rụng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?

Vì sao bà bầu cần xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Việc này sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe bà bầu và em bé từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

  • Phát hiện hội chứng Down: Khi đi khám thai trong thời kì, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, các bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Qua kết quả này, người mẹ có thể biết thai nhi có mắc phải hội chứng Down hay không.

  • Xác định nhóm máu: Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
  • Kiểm tra hàm lượng sắt: Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.
  • Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.
  • Kiểm tra kháng thể với virus Rubella: Nếu mẹ bầu nào chưa được tiêm phòng miễn dịch, trong thai kỳ virus này có thể gây sảy thai hay sinh non, thai chết lưu, cùng một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim.
  • Phát hiện Cytomegalo virus Virus này chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Đối với bà bầu, căn bệnh này gây sảy thai, dị tật bẩm sinh liên quan đến khả năng nghe, nhìn, chậm phát triển.
  • Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.
  • Phát hiện bệnh giang mai: Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.
  • Tìm kháng thể HIV: Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?

Đối với các xét nghiệm máu:thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khilàm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích [thuốc lá, cà phê…] vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ [tiểu đường], bệnh về tim mạch [cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…], bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác [khoảng 300 xét nghiệm] như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer [mất trí nhớ ở người già]… không cần để bụng đói.

Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu

Việc khám, siêu âm trong thai kỳ theo lịch định kỳ của bác sĩ là vô cùng quan trọng để biết được mẹ và bé có hoàn toàn khỏe mạnh hay không. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua bất cứ xét nghiệm quan trọng nào dưới đây nhé.

1/ Đo độ mờ da gáy

  • Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ [thường làm vào quý 1 của thai kỳ].
  • Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp [ít có nguy cơ bị hội chứng Down]. Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.
  • Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ [có thể từ tuần lễ 15 tới 22] các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test [gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol]. Xét nghiệm này được thực hiện để xác định nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18 và các khiếm khuyết ống thần kinh. Với kết quả 1/200 thì nguy cơ trisomy 21 là 60% nếu mẹ dưới 35 tuổi và 75% nếu mẹ trên 35 tuổi. Với kết quả 1/100, nguy cơ thai nhi bị trisomy 18 cao gấp 99-100 so với thai nhi có kết quả thấp hơn. Nhưng không phải các trường hợp nguy cơ cao đều là thai nhi bất thường.

2/ Xét nghiệm Triple test

  • Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.
  • Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó. Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…

3/ Siêu âm 3-4 chiều

Siêu âm 3-4 chiều thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau:

  • Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay.

    – Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non.

  • Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm.

4/ Xét nghiệm đường huyết

  • Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường.
  • Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn [hơn 4,2 kg] gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản. Vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?

tu khoa

  • xet nghiem mau khi mang thai co can nhin an
  • xet nghiem mau khi mang thai co y nghia
  • co can xet nghiem mau khi mang thai
  • lịch khám thai theo định kỳ
  • khám thai định kỳ ở đâu tốt
  • khám sức khỏe định kỳ ở đâu

Video liên quan

Chủ Đề