Xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh tình trạng bị ngộ độc trong gia đình, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nhiệt kế thủy ngân là một vật dụng y tế quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân bên trong chảy ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết được mức độ nguy hiểm của thủy ngân cũng như cách xử lý khi nhiệt kế bị vỡ.

1 Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ có nguy hiểm không?

Thủy ngân trong nhiệt kế chiếm một lượng nhỏ, khoảng 0.61 grams [theo EPA], nhưng lại là thủy ngân nguyên chất nên rất độc hại. Thủy ngân thường bay hơi ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C, nếu hít phải khí thủy ngân rất dễ bị ngộ độc.

Nếu bạn lỡ vô tình nuốt phải thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Thủy ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da và đường tiêu hóa[khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh]. Chúng sẽ được đào thải hoàn toàn trong vài ngày và không để lại triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc những bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, thủng ruột,... thủy ngân sẽ hấp thu vào máu và gây ngộ độc cấp tính.

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, sẽ làm thủy ngân bị phát tán ra không khí. Nếu vô tình hít trực tiếp khí thủy ngân sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc. Thủy ngân đi trực tiếp vào phổi, qua màng phế nang vào máu và đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong trường hợp nếu tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính và có nguy cơ xảy ra tử vong.

Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

2 Cách xử lý khi nhiệt kế vỡ an toàn

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân bên trong sẽ chảy ra ngoài. Lúc này, thủy ngân sẽ ở dạng lỏng dưới dạng những hạt hình tròn. Để bảo vệ sức khỏe của người thân, bạn nên đưa người thân của mình đến một phòng khác.Sau đó, bạn đeo khẩu trang y tế, mang bao tay cao su và chuẩn bị thu dọn thủy ngân.

Bạn có thể dùng tăm bông hoặc giấy mỏng để gom thủy ngân lại. Bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh phân li những hạt thủy ngân, gây khó khăn cho việc thu dọn. Khi đã gom được các hạt thủy ngân, bạn cho chúng vào lọ thủy tinh và bọc kín. Bạn có thể dùng lòng đỏ trứng gà rải lên những hạt thủy ngân để chúng khó bốc hơi hơn.

Dùng găng tay cao su và mang khẩu trang y tế để gom hạt thủy ngân

Sau khi dọn sạch những hạt thủy ngân, bạn mở tất cả các cửa nhà trong vài giờ để không khí trong nhà thông thoáng. Lọ chứa những hạt thủy ngân nên được bọc kín với nhiều lớp ni lông, bên ngoài có ghi chú rõ ràng trước khi bỏ vào thùng rác phân loại. Bạn không được đổ thủy ngân xuống cống, rãnh điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Nếu trong quá trình thu dọn khiến trang phục bạn dính thủy ngân, bạn nên bỏ bộ trang phục hoặc giặt thật kỹ.

Ngâm quần áo dính thủy ngân trong nước lạnh 30 phút trở lên, sau đó ngâm cùng nước xà phòng với nhiệt độ 70-80 độ C trong 30 phút. Tiếp đến, ngâm tiếp 20 phút trong nước nhiệt độ cao pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

Nếu người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ có dấu hiệu ngộ độc như khó thở, buồn nôn,... bạn nên đưa họ đến trạm y tế gần nhất để được sơ cứu.

Cho thủy ngân vào lọ kín và bọc lại với nhiều lớp nilon

Bách hóa XANH hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn có thể xử lý chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Có thế bạn quan tâm:

  • Mẹo vặt chế biến cá chép
  • Ngoài việc dùng để treo, lỗ tròn trên dao còn có công dụng cực hay này
  • 15 mẹo vặt cuộc sống khiến cho bạn phải thốt lên ước gì mình biết sớm hơn

Mua tăm bông tại Bách hóa XANH để xử lý và dọn dẹp thủy ngân nhé

Bách hóa XANH

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Kiến thức y khoa

Thứ Sáu ngày 20/09/2019

  • Cách đo nhiệt kế thủy ngân - Hướng dẫn sử dụng an toàn
  • Tìm hiểu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo gì?

Nhiệt kế thủy ngân là một dụng cụ y tế hữu ích giúp đo nhiệt độ cơ thể con người. Tuy độ chính xác khá cao, nhưng nếu sản phẩm rơi vỡ sẽ rất nguy hiểm. Bài viết sau mách bạn cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ.

Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể và có tính chính xác khá cao. Tuy vậy, thủy ngân trong nhiệt kế là một kim loại độc có hại đến sức khỏe con người nếu bị rò rỉ hoặc rơi vỡ. Do vậy cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phù hợp để bảo đảm sự an toàn của bạn và mọi người xung quanh.

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân nguyên tố [Hg] là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim [gọi là amalgam].

Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC.

Thủy ngân trong nhiệt kế là thủy ngân nguyên tố, dễ bay hơi gây độc, vì thế cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thủy ngân là kim loại rất nguy hiểm cho con người nếu không sử dụng đúng cách

Độ nguy hiểm của thủy ngân

Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng ở thể hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường [đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..] hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.

Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học [cá và tôm, cua, sò, hến], mẫu môi trường [nước, trầm tích, đất và không khí], mẫu thực vật và con người [tóc, máu và nước tiểu].

Nhiệt kế thủy ngân sử dụng thủy ngân nguyên tố

Đây là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ của nó ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ nhưng vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất chính là Demetyl thủy ngân, nguy hiểm đến mức chỉ vài microlit rơi vào da cũng có thể gây tử vong.

Ngộ độc thủy ngân đối với con người thông thường là kết quả của việc tiêu thụ một số loại lương thực, thực phẩm nhiễm chất này trong thời gian dài. Thủy ngân tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cơ thể các loại cá lớn như cá ngừ hay cá kiếm thường chứa nhiều thủy ngân hơn các loài cá nhỏ.

Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến. Nếu không có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa.

Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh, giảm clo huyết, nhiễm acid. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ. Vì thế bạn cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Cần có cách xử lý khi nhiệt kể thủy ngân bị vỡ phù hợp

Do vậy để tránh bị nhiễm độc, không nên để các dụng cụ chứa thủy ngân như nhiệt kế bị rơi vỡ. Nếu không cẩn thận, bạn cần có cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để tránh lành hại đến sức khỏe của bạn và người thân.

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần nhanh chóng làm những việc sau đây:

  • Đóng cửa và cửa sổ để hạn chế gió lùa.
  • Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào người và quần áo không. Nếu có cần loại bỏ ngay, tốt nhất là thay toàn bộ quần áo, rửa da bằng xà phòng và nước, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi bằng cách dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng đặt sát xuống nền gạt thủy ngân vào. Dù dùng cách nào đi nữa cũng phải cho thủy ngân vào hộp đậy nắp kín. Tuyệt đối không đổ thủy ngân đã gom được xuống các cống rãnh để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C. Sau đó ngâm 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy. Cuối cùng xả sạch bằng nước lạnh.
  • Khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân như nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt… hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ can thiệp giải độc kịp thời.

Trên là các cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần thực hiện theo để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh bị nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử có độ an toàn cao, có thể an tâm khi sử dụng.

Mẫn Mẫn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • nhiệt kế y tế
  • thân nhiệt
  • nhiệt độ cơ thể
  • thủy ngân

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề