Ý nghĩa trò chơi kéo cưa lừa xẻ

1. Nguồn gốc của trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian lâu đời, không rõ ra đời khi nào, ai sáng tạo ra. Trò chơi này được nhiều trẻ em, nhất là trẻ vùng nông thôn chơi đùa. Cho đến nay thì trò chơi này đã bị mai một nhiều, không còn nhiều trẻ biết chơi nữa. Để giúp trẻ có tuổi thơ đẹp, tránh xa các trò chơi điện tử có hại cho sức khỏe thì cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ trò chơi này, đây cũng là cách để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

Trò chơi này phù hợp với tất cả các bé, không phân biệt nam nữ và độ tuổi.

3. Số lượng người chơi kéo cưa lừa xẻ

Số lượng người chơi không giới hạn, cứ 2 bé xếp thành một đôi cùng chơi với nhau.

Số lượng người chơi kéo cưa lừa xẻ không giới hạn, 2 bé là một cặp chơi

4. Không gian chơi kéo cưa lừa xẻ

Không gian vừa đủ chỗ ngồi cho tất cả mọi người tham gia trò chơi, không quá cần quá rộng. Chỗ ngồi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn. Lưu ý, vì khi chơi trẻ sẽ có động tác ngả lưng xuống nên cần thêm khoảng không gian này nữa, tránh việc va chạm giữa các nhóm khi chơi.

5. Hướng dẫn cách chơi kéo cưa lừa xẻ

Chuẩn bị

  • Số lượng người chơi: Không giới hạn và chơi theo cặp. Người lớn có thể chia sẵn các cặp, cho trẻ tự chọn hoặc oẳn tù xì để chọn cặp ngẫu nhiên.
  • Diện tích ngồi vừa đủ cho tất cả mọi người.
  • Bài đồng dao:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Hoặc:

“Kéo cưa lừa kít

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất cưa

Lấy gì mà kéo?”

Luật chơi

Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp của bài.

Cách chơi

  • Mỗi nhóm có 2 trẻ ngồi đối diện nhau. Cả 2 đều duỗi thẳng chân ra phía trước, 2 bàn chân đạp vào nhau, 2 bàn tay nắm lấy nhau, cùng đẩy qua đẩy lại như người đang cưa gỗ theo nhịp 2 – 2, miệng đọc lời đồng dao.
  • Lời đồng dao kết thúc ở trẻ nào thì bàn cưa xẻ chúc theo trẻ đó. Để trò chơi hấp dẫn, sau mỗi lần kết thúc nên đổi lại lượt bắt đầu để cho mỗi trẻ đều được nhận là “ông thợ bị thua” hoặc là “ ông thợ lười”
Các bé nắm tay nhau cùng kéo qua kéo lại và đọc bài đồng dao theo nhịp kéo

6. Ý nghĩa của trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Khi chơi kéo cưa lừa xẻ, các bé sẽ được rèn luyện cả về thể chất và ngôn ngữ như sau:

  • Trẻ được hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ. Trẻ được vận động vừa phải đôi tay và thân thể.
  • Trẻ phát triển ngôn ngữ: nhớ lời đồng dao và đọc đúng theo nhịp của bài đồng dao có 4 từ có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc.

7. Những điều cần chú ý khi chơi kéo cưa lừa xẻ

Để trẻ chơi an toàn, không gặp rủi ro gì, khi tổ chức trò chơi, người lớn nên chú ý những điều sau đây:

  • Nên chọn các bé có cùng chiều cao, kích thước cơ thể gần giống nhau vì khi chơi trẻ sẽ phải ngả ra sau, bé nhỏ hơn sẽ bị quá sức, có thể đau cơ tay.
  • Trẻ nên khởi động nhẹ nhàng trước khi chơi, nhất là khớp cổ tay, khuỷu tay và đầu gối.
  • Thống nhất luật chơi trước khi chơi để tránh tranh cãi.

Người lớn nên tổ chức cho các bé chơi kéo cưa lừa xẻ, vừa tạo môi trường tập thể cho các bé, vừa gìn giữ các trò chơi dân gian của dân tộc.

Bạn có thể tham khảo thêm một số trò chơi khác cho trẻ như:

  • Trò chơi chim bay cò bay
  • Trò chơi dệt vải

Trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ là một trong những trò chơi rất phù hợp cho các bé lứa tuổi mẫu giáo. Trò chơi với lời hát trong sáng, vui tươi giúp trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ đồng thời am hiểu hơn các kiến thức nghề nghiệp của nghề thợ mộc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách chơi Kéo cưa lừa xẻ để có thể hướng dẫn cho các bé chơi đúng, tham khảo bài viết dưới đây của Thủ thuật chơi.

Số lượng người chơi: đối với trò chơi Kéo cưa lừa xẻ, số lượng người chơi trực tiếp cùng lúc là 2 người. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều hơn 2 người chơi thì cũng không thành vấn đề. Các người chơi sẽ bắt cặp 2 người với nhau để tiến hành chơi.

Địa điểm chơi: Vì đây là trò chơi tĩnh, không cần nhiều di chuyển và hoạt động, do đó trò chơi Kéo cưa lừa xẻ không cần một không gian chơi rộng. Vì vậy, trò chơi này có thể tiến hành ở hầu hết các không gian chơi khác nhau như trong lớp học, phòng khách, sân chơi..

Học thuộc bài đồng dao: Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ đi liền với bài đồng dao cùng tên. Vì vậy, để khỏi bỡ ngỡ, những người chơi trước khi tham gia trò chơi nên được học qua bài hát đồng dao này, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Nội dung bài hát đồng dao, bạn hãy tham khảo ở mục phía dưới nhé.

- Hai người tham gia chơi ngồi đối diện nhau, tay nắm lấy tay của nhau, hai bàn chân có thể đẩy vào chân nhau [ hoặc không]. 

- Hai người chơi bắt đầu hát bài đồng dao theo một trong 2 phiên bản lời phía dưới. Vừa hát đồng dao, vừa đẩy tay kéo tay nhau như đang cưa một khúc gỗ ở phía giữa 2 người. Nhịp điệu đều đặn theo từng nhịp hát.

Chẳng hạn: 

Khi đọc đến từ “ kéo”, người chơi A đẩy người chơi B [ người vươn về phía trước, tay đẩy ra], người chơi B kéo người chơi A [ người ngả về phía sau, tay kéo lại]. 

Khi đọc đến từ “ cưa”, người chơi B lại đẩy người chơi A, người chơi A kéo người chơi B.

- Cứ như vậy lần lượt đọc hết bài đồng dao, vừa làm động tác kéo cưa.

- Trò chơi này hoàn toàn không có phân định thắng thua. Tuy nhiên có thể tăng độ hấp dẫn, vui vẻ của trò chơi bằng cách bổ sung quy định là : ở cuối bài hát, người chơi nào bị đẩy khi hát đến từ “ mẹ” [ ở lời số 1] sẽ bị chê đùa là “ bú tí mẹ” hoặc ở phiên bản thứ 2 thì là “ lười, nằm đâu ngủ đấy.”

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Đây là lời bài hát phổ biến và hay được sử dụng nhất. Ngoài ra, ở một số vùng miền cũng sử dụng phiên bản thứ 2 dưới đây.

Phiên bản lời số 2

Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Lấy gì mà kéo

Video liên quan

Chủ Đề