1 500 nghĩa là gì

1/500 là gì? Đây có thể là thuật ngữ rất quen thuộc đối với dân xây dựng và dân bất động sản. Tuy nhiên, với người ngoài ngành, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tỷ lệ này. Tham khảo ngay bài viết sau để biết thông tin chi tiết về quy hoạch 1/500.

Định nghĩa quy hoạch 1/500 là gì?

Bản quy hoạch 1/500 hay còn được gọi là bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Bản đồ này sẽ bao gồm các thông tin về quy hoạch chung, vùng, quy hoạch chi tiết và cả thiết kế đô thị. Trên phương diện hạ tầng, quy hoạch biểu thị rõ nét ranh giới hạng mục công trình, ranh giới giữa các lô đất. Mục đích chính là để xác định cụ thể vị trí dự án, phục vụ cho hoạt động thiết kế cơ sở và kỹ thuật xây dựng trở nên đơn giản hơn.

Trong đó, tỷ lệ 1/500 là tỷ số giữa độ dài các đoạn thẳng trên bản đồ với độ dài thật của các đoạn thẳng đó trên thực địa.

Giấy tờ cần có để xin quy hoạch 1/500 là gì?

  • Tờ trình đề nghị được thẩm định.
  • Quyết định phê duyệt của chủ đầu tư.
  • Hồ sơ lập quy hoạch đô thị do cơ quan tổ chức lập.
  • Các văn bản, giấy tờ liên quan đến thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc những chứng chỉ liên quan đến hoạt động quy hoạch.
  • Bảng biểu thống kê.
  • Phụ lục tính toán và hình ảnh minh hoạ về khu đất.
  • Bản đồ ranh giới nghiên cứu.
  • Thông tin chứng nhận toàn bộ phạm vi khu vực đã được lập quy hoạch tỷ lệ 1/500.

Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 là gì với quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 và Khoản 2 Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm có hai loại. Bao gồm: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Mỗi bản quy hoạch chi tiết được dùng để đáp ứng cho các mục tiêu xây dựng khác nhau. Cụ thể như sau:

Cơ sở cho hoạt động triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị chung. Do chính quyền địa phương tổ chức lập nên nhằm phục vụ cho công tác định hướng quy hoạch cho cả một khu đô thị. Bao gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch…

Nội dung chính trong quy hoạch 1/2000 là hoạt động xác định mạng lưới đường và quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được các chức năng sử dụng của mỗi khu phố. Từ diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất… cho đến khoảng lùi công trình, chỉ giới đường đỏ.

Bản quy hoạch tỷ lệ 1/2000 chỉ mang tính định hướng. Không có khả năng xác định cụ thể và chính xác thiết kế của các công trình kiến trúc.

Mục đích dùng để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Đây là bản quy hoạch cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Bản quy hoạch 1/500 do doanh nghiệp tổ chức lập. Bên cạnh đó, các hoạt động quy hoạch chi tiết 1/500 khác sẽ do chính quyền địa phương tổ chức lập nhằm phục vụ cho công tác quản lý và cấp giấy phép xây dựng.

So với 1/2000 thì 1/500 đã được chi tiết hoá. Những yếu tố từ hình dáng thiết kế, mặt bằng công trình, nội dung các bộ phận của công trình… cho đến mối quan hệ giữa công trình với các yếu tố bên ngoài đều sẽ được biểu thị cụ thể tại bản quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500.

Qua các phần nội dung trên, có thể thấy, quy hoạch 1/2000 và 1/500 không đơn thuần chỉ khác nhau ở con số tỷ lệ. Nó thực chất được sử dụng cho hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau với những ý nghĩa tuyệt nhiên cũng sẽ không giống nhau.

Tuy nhiên, ở một số điểm thì bản quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000 vẫn có một số yếu tố giống nhau. Cụ thể, theo Nghị định 08/2005 tại mục 3 đã gộp 2 loại quy hoạch này làm một và trình bày chi tiết thông qua các điều khoản sau:

  • Điều 21: Đối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết
  • Điều 22: Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
  • Điều 23: Căn cứ lập quy hoạch chi tiết xây dựng
  • Điều 24: Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
  • Điều 25: Lấy ý kiến về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị. Trong đó, ý kiến của bản quy hoạch 1/2000 mang tính định hướng cho cả một khu vực lớn trong đô thị. Và những ý kiến này sẽ được thu thập từ các đóng góp của đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, 1/500 mang tính đóng góp chi tiết, cụ thể từ phía các chủ đầu tư dự án.

Đối với công trình đơn lẻ sẽ không cần phải lập hay trải qua quá trình xét duyệt bản quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ liên quan bao gồm: Bản vẽ thiết kế tổng thể mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình. Và dĩ nhiên những hồ sơ này phải trùng khớp và phù hợp với bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt trước đó.

Đối với công trình xây dựng tập trung có quy mô nhỏ hơn 5 ha [nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư] thì không cần đến bản quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Thay vào đó, các dự án này phải đảm bảo đầy đủ các hồ sơ cũng như yếu tố liên quan tương tự như trường hợp đối với công trình đơn lẻ.

Đối với các dự án có quy mô trên 5 ha và trên 2 ha với nhà ở chung cư thì chủ đầu tư cần phải lập bản quy hoạch chi tiết 1/500 dựa trên quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

Các dự án cần thực hiện lập bản quy hoạch 1/500 đã được nêu rõ tại Điều 7, Điều 15 và Điều 23 thuộc Nghị định số 08/2005/NĐ-CP. Bạn đọc nên lưu ý tìm hiểu thêm để việc hoàn tất các thủ tục liên quan tới việc làm giấy tờ quy hoạch xây dựng được dễ dàng hơn.

Trong trường hợp, dự án không được quy định tại những điều trên và chưa có đủ căn cứ để xác định thì bạn đọc cần tham khảo và căn cứ thêm dựa trên định hướng lớn của ngàng, chương trình, kế hoạch phát triển ở từng địa phương. Cũng như các yếu tố kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch.

Quy trình quy hoạch 1/500 sẽ diễn ra cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đơn vị có nhu cầu tiến hành xuất tờ trình đề nghị được thẩm định bản quy hoạch.
  • Bước 2: Chủ đầu tư và cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị để phục vụ cho hoạt động phê duyệt.
  • Bước 3: Thực hiện cung cấp các văn bản liên quan đến thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 4: Tiếp nhận văn bản công nhận chủ đầu tư hoặc chứng nhận đầu tư dự án từ UBND thành phố.
  • Bước 5: Cung cấp bản thuyết trình về quá trình thực hiện quy hoạch 1/500 kèm với sơ đồ; bản vẽ thu nhỏ [khổ A3]; bảng biểu thống kê, chú thích; phụ lục và cả hình ảnh minh hoạ; bản đồ ranh giới chi tiết của lô đất, dự án, công trình.

Dưới đây là những cơ quan có đủ thẩm quyền để phê duyệt quyết định 1/500 mà bạn đọc cần biết.

  • Bộ Xây dựng: Phê duyệt bản quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phê duyệt các đồ án quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
  • UBND cấp huyện: Phê duyệt các đồ án quy hoạch thoe tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Sau khi hoàn tất xong các thủ tục phê duyệt, bạn có thể thoải mái thực hiện bất kỳ các hoạt động quy hoạch, xây dựng khu đô thị mới theo đúng quy định của Pháp luật.

Trên đây là tất tần tật các thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “1/500 là gì?”. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề