1 ngày lương cơ bản là bao nhiêu tiền

Theo quy định của pháp luật lao động, khi giao kết hợp đồng lao động người lao động và người sử dụng lao động được quyền thỏa thuận về vấn đề tiền lương tùy vào loại công việc và môi trường làm việc. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương vẫn được pháp luật điều chỉnh đặc biệt là vấn đề tính tiền lương hàng tháng.

1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Trong quá trình tư vấn pháp luật lao động thông qua các hình thức tư vấn như tư vấn trực tiếp tại văn phòng, tư vấn qua Email và tư vấn qua tổng đài 1900.6169, công ty Luật Minh Gia nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề cách tính lương của người lao động hàng tháng.

Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể về công thức tính tiền lương hàng tháng cho người lao động, tuy nhiên các công thức này vẫn gây ra các khó khăn cho người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình áp dụng. Nếu bạn đang gặp các vướng mắc về các vấn đề liên quan đến tính lương hàng tháng cho người lao động, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức nêu trên để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan.

2. Cách tính tiền lương ngày

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi có đọc các thông tin về cách tính lương trên mạng thì hiện nay đang tồn tại nhiều cách tính lương khác nhau mà tiêu biểu là 2 cách tính lương sau: Cách 1: Lương thực nhận = [Lương + phụ cấp nếu có]/số ngày công tiêu chuẩn * số ngày đi làm thực tế Cách 2: Lương thực nhận = [Lương + phụ cấp nếu có]/26 * số ngày đi làm thực tế [số ngày 22, 24 hoặc 26 tùy DN quy định] 

Tôi xin hỏi về cách tính thứ 1: Công ty tôi làm việc từ thứ 2-6 [nghỉ thứ 7 + CN]. Trong tháng 5 [31 ngày] có 9 ngày nghỉ hàng tuần [5 ngày chủ nhật + 4 ngày thứ 7]. Tuy nhiên trong tháng này lại có 2 ngày nghỉ bù dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 [bù vào thứ 2 + thứ 3]. Do đó chúng tôi được nghỉ 11 ngày trong tháng. Theo cách tính thứ 1 với suy nghĩ của tôi số ngày công tiêu chuẩn của chúng tôi là 31 ngày - 9 ngày nghỉ hàng tuần = 22 ngày [bao gồm cả ngày nghỉ lễ có hưởng lương]. Tuy nhiên công ty chỉ tính cho chúng tôi là 20 ngày [trừ đi 9 ngày nghỉ hàng tuần và 2 ngày nghỉ bù lễ hưởng nguyên lương] là đúng hay sai? Xin luật sư cho ý kiến!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại điểm c, khoản Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định cách tính tiền lương ngày:

Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

Điều 104 Bộ luật lao động quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Như vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn số ngày làm việc bình thường tối đa là 6 ngày/1 tuần, tức là trong tuần chỉ có 1 ngày nghỉ hàng tuần; hoặc quy định 1 tuần có hai ngày nghỉ hàng tuần theo khuyến khích của pháp luật lao động. 

Mặt khác, quy định tính tiền lương ngày là tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định chứ không phải là chia cho số ngày làm việc thực tế trong tháng. Trường hợp của anh/chị, doanh nghiệp này lựa chọn 1 tuần làm việc có  2 ngày nghỉ. Như vậy, trong tháng 5/2016 có 9 ngày nghỉ hàng tuần thì chỉ trừ 9 ngày này đi, số ngày làm việc bình thường được xác định là 22 ngày. Theo đó, cách tình tiền lương ngày là lấy tiền lương tháng chi cho 22 ngày làm việc bình thường.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: [ Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 ]

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định: 

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Theo đó, ngoài việc xác định lương tối thiểu vùng theo tháng, mức lương tối thiểu này còn có thể được ấn định theo giờ.

Được ghi nhận lần đầu tiên tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ được định nghĩa như sau:

Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu

2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ là mức lương thấp nhấp trả cho người lao động áp dụng việc tính lương theo giờ. Người lao động làm việc trong đủ giờ và hoàn thành hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì phải được tính lương bằng hoặc lớn hơn lương tối thiểu giờ. 


2. Mức lương tối thiểu giờ năm 2022 là bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ ngày 01/7/2022 cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu giờ

Vùng I

22.500 đồng/giờ

Vùng II

20.000 đồng/giờ

Vùng III

17.500 đồng/giờ

Vùng IV

15.600 đồng/giờ

Lưu ý: Trường hợp người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo giờ thì không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. 


3. Trả lương theo giờ thấp hơn mức tối thiểu bị phạt thế nào?

Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động là được thực hiện theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, nếu như các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác không bắt buộc phải có thì mức lương theo công việc hoặc chức danh lại được yêu cầu là không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Do vậy, nếu người lao động làm việc theo giờ thì tiền lương cho mỗi giờ làm việc sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu giờ.

Trường hợp trả lương theo giờ thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

a] Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b] Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c] Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ mà người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt sau:

Số người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Người sử dụng lao động là cá nhân

Người lao động là tổ chức

01 - 10 người

20 - 30 triệu đồng

40 - 60 triệu đồng

Trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu

11 - 50 người

30 - 50 triệu đồng

60 - 100 triệu đồng

Từ 51 người trở lên

50 - 75 triệu đồng

100 - 150 triệu đồng

Chú ý: Mức lãi suất của số tiền trả thiếu được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt.

Xem thêm: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?
Trên đây là thông tin về mức lương tối thiểu giờ năm 2022. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Tiền lương là khoản tiền bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

- Vùng I: 4,18 triệu đồng/tháng;

- Vùng II: 3,71 triệu đồng/tháng;

- Vùng III: 3,25 triệu đồng/tháng;

- Vùng IV: 2,92 triệu đồng/tháng.

[Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP]

Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương khác nhau như trả lương theo thời gian [tháng, ngày, giờ], trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán,… tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tính chất công việc của người lao động.

Tuy nhiên, hình thức trả lương theo ngày được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính tiện ích của nó:

- Chính xác về thời gian làm việc thực tế của người lao động;

- Cơ sở để tính mức phụ cấp, trợ cấp chế độ;

- Căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công [Ảnh minh họa]


Cách tính tiền lương theo ngày công

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương theo ngày công được xác định theo công thức sau:
 

Tiền lương

1 ngày

=

Tiền lương tháng

:

Số ngày làm việc bình thường trong tháng

Lưu ý:

- Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

- Doanh nghiệp phải quy định ngày công chuẩn trong hợp đồng lao động, nội quy lao động và thể hiện cách tính lương trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.

Ví dụ một số khoản tính theo ngày công

- Tiền lương tháng:

Tiền lương tháng áp dụng chung cho lao động phổ thông tại doanh nghiệp X là 6 triệu đồng/tháng [26 ngày]. Anh A là bảo vệ theo giờ hành chính, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tháng 4/2019 có 30 ngày và anh đi làm 22 ngày theo đúng lịch.

Tiền lương tháng 4/2019 của anh A = 6.000.000 : 26 x 22 = 5.076.923 đồng

- Tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt:

Vì không được trả lương đầy đủ nên anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp này, anh A phải báo trước ít nhất 03 ngày, tuy nhiên, anh lại vi phạm 02 ngày.

Do đó, tiền bồi thường anh A phải chịu = 6.000.000 : 26 x 2 = 461.538 đồng

Để nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tiền lương, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

Thùy Linh
 

Video liên quan

Chủ Đề