3 đời là gì

Trả lời:

1. Điều kiện kết hôn

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

2- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

3- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

4- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Thế nào là những người có họ trong phạm vi 3 đời?

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba [khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình].

Theo đó:

- Cha mẹ là đời thứ nhất;

- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;

- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn và bà nội người yêu là chị em ruột. Do đó, phạm vi 03 đời của hai bạn được tính như sau:

- Đời thứ nhất: 02 cụ sinh ra bà ngoại bạn và bà nội người yêu;

- Đời thứ hai: Bà ngoại bạn và bà nội người yêu bạn;

- Đời thứ 3: Mẹ bạn và bố người yêu bạn;

- Đời thứ 4: Bạn và người yêu bạn.

Theo đó, hai bạn là đời thứ tư nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn giữa nhứng người có họ trong phạm vi 3 đời. Do vậy, nếu các bạn đáp ứng các điều kiện kết hôn khác đã nêu ở trên thì hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn theo quy định.

Tuy nhiên, do phạm vi quan hệ giữa hai bạn tương đối gần gũi nên các bạn cần sớm thông báo với gia đình 02 bên được biết.

>> Cách xác định phạm vi 3 đời để kết hôn

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Em muốn làm đăng ký kết hôn nhưng gặp phải một số vướng mắc khi không thể giải thích với gia đình và mọi người về cách tính huyết thống thế nào là 3 đời, thế nào là 4 đời. Vì vậy, em rất mong câu hỏi này của em được đăng trên báo để gia đình em và mọi người đồng ý công nhận chuyện hôn nhân của chúng em.

TIN BÀI KHÁC

Ai được quyền thừa kế ngôi nhà 30 tỷ?
Ngoại tình trong nhà nghỉ khác mua bán dâm thế nào?

Công dân Việt Nam muốn lấy vợ người Hồi giáo?

Mệt mỏi vì chồng là "cậu ấm"

Hiến tặng bạn...giờ tôi là bố của 3 đứa nhỏ

Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày cuối tháng 10/2012

[Ảnh minh họa]

Em và anh ấy có quan hệ huyết thống như sau: Ông ngoại em là em ruột của ông nội anh ấy, mẹ em và bố anh ấy là anh em họ.

Theo như em được biết về Luật Hôn nhân Gia đình thì cách tính quan hệ huyết thống như sau: Người sinh ra ông ngoại em và ông nội của anh ấy là đời thứ nhất, ông ngoại em và ông nội của anh ấy là đời thứ 2, mẹ em và bố anh ấy là đời thứ 3 và đương nhiên chúng em là đời thứ 4. Chúng em đã giải thích nhưng ở quê thì mọi người xóm giềng, bạn bè lại không chấp nhận cách tính đó, 2 bên gia đình cho rằng bọn em mới chỉ là đời thứ 3 và cấm kết hôn. nt.thuy1982@...

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào khoản 13 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn vừa nêu thì:

- Người sinh ra ông nội của bạn trai bạn và ông ngoại của bạn là đời thứ nhất;

- Ông ngoại của bạn, ông nội của bạn trai bạn là đời thứ hai;

- Cha, mẹ của bạn và cha mẹ của bạn trai bạn là đời thứ ba;

- Bạn và bạn trai bạn là đời thứ tư.

Tại khoản 3 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định cấm kết hôn đối với những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Do vậy, bạn và bạn trai của bạn thuộc đời thứ tư nên không vi phạm quy định cấm kết hôn này.

Điều 9: Điều kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn; Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

Như vậy trường hợp của bạn trường hợp bạn và bạn trai đáp ứng điều kiện kết hôn quy định tại điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có quyền đăng ký kết hôn.

Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ].

Câu hỏi:

Tôi sinh năm 1990, người yêu tôi sinh năm 1993, cả hai chúng tôi đều chưa từng kết hôn. Chúng tôi bị hai bên gia đình có ý ngăn cản không cho đến với nhau vì tôi và cô ấy có quan hệ họ hàng . Ở bên đằng nội: tôi và người yêu không có quan hệ họ hàng thân thích. Nhưng về bên ngoại: ông ngoại tôi là anh em ruột với cụ ngoại cô ấy. Về vai vế bên ngoại, mẹ cô ấy gọi mẹ tôi là cô họ. Cụ ngoại cô ấy, ông bà ngoại tôi, mẹ  tôi đều mất đã lâu rồi. Vậy tôi muốn hỏi về cách tính quan hệ cùng họ trong phạm vi 3 đời theo Luật Hôn nhân và gia đình và nếu chúng tôi kết hôn thì chúng tôi có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Thứ nhất: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, và sự lành mạnh của mối quan hệ gia đình

Tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a] Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Và khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định:

“1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ] Yêu sách của cải trong kết hôn;

e] Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g] Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h] Bạo lực gia đình;

i] Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Những điều kiện kết hôn, ngoài các điều kiện như nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sự thì còn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Theo đó, một trong các trường hợp cấm kết hôn là: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”. Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Xét về yếu tố phong tục, tập quán, đạo đức xã hội Việt Nam thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù  hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 Như vậy, xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thế hệ sau và hạnh phúc của gia đình. Xét về mặt đạo đức xã hội thì việc này còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai: Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình 2014, anh và chị không phải là những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời

Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

“ Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

 Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì có thể phân tích như sau:

– Bố, mẹ của ông ngoại anh và cụ ngoại chị là đời thứ nhất;

– Ông ngoại chị và cụ ngoại chị ấy là đời thứ hai;

– Bố anh và ông ngoại chị ấy là đời thứ ba;

– Bạn và bố chị ấy là đời thứ tư;

– Chị ấy là đời thứ năm.

Như vậy, việc kết hôn của hai anh chị không vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều gia đình không chấp nhận việc những người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau. Do vậy, hai bạn cần giải thích, thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận mối quan hệ này để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc trọn vẹn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề