620 Đô bằng bao nhiêu tiền Việt

Investing.com – Sự sụp đổ của ngân hàng SVB một phần do lô trái phiếu mà ngân hàng này đã mua trong thời điểm bùng nổ bị mất giá.

SVB từng có lượng lớn tiền gửi vào giai đoạn 2020-2022 và đã tìm đến trái phiếu Kho bạc Mỹ. Đầu năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] bắt đầu nâng lãi suất, khiến lãi suất của trái phiếu mới phát hành cũng lên theo. Những lô trái phiếu cũ, với lãi suất thấp hơn sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, đẩy giá xuống thấp.

Trên bảng cân đối kế toán, chênh lệch giữa giá mua và giá thị trường được gọi là lãi/lỗ chưa thực hiện. Thông thường, các ngân hàng có thể đợi đến khi trái phiếu đáo hạn để thu lại đúng số tiền gốc, thay vì bán ra thị trường và chịu lỗ. Tuy nhiên, trong trường hợp của SVB, khi nhu cầu rút tiền tăng đột biến, ngân hàng đã buộc phải bán lô trái phiếu đang lỗ để chi trả cho khách hàng.

SVB không phải là tổ chức tài chính duy nhất gặp rắc rối với các khoản lỗ chưa thực hiện. Các ngân hàng Mỹ phải ghi nhận khoản 620 tỷ USD lỗ chưa thực hiện vào cuối năm 2022, theo Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang [FDIC]. Trong bối cảnh hiện tại, giá trị tuyệt đối của khoản lỗ chưa thực hiện khó phản ánh hết nguy cơ đối với sự ổn định của ngân hàng. Chẳng hạn, trong báo cáo thường niên, Bank of America cho biết tính đến ngày 31/12/2022, giá thị trường của lô trái phiếu nắm giữ tới khi đáo hạn của ngân hàng là 524 tỷ USD, thấp hơn giá trị trên bảng cân đối kế toán là 109 tỷ USD.

Tuy nhiên, Bank of America và những ngân hàng khổng lồ khác đủ sức chi trả một lượng lớn tiền gửi trước khi buộc phải thanh lý những lô trái phiếu đang bị lỗ trên. Do đó, để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản lỗ chưa thực hiện đối với các ngân hàng, MarketWatch cho rằng cần xét tỷ lệ AOCI trên tổng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính, AOCI được cộng vào vốn pháp lý [số vốn tối thiểu mà ngân hàng phải có]. Việc AOCI của SVB là số âm sẽ khiến tổng vốn chủ sở hữu đã bị giảm xuống.

Bởi vậy, cách thức hợp lý hơn để đánh giá tác động của AOCI âm đối với sự ổn định của ngân hàng là lấy AOCI chia cho hiệu của tổng vốn chủ sở hữu [TEC] trừ đi AOCI.

Công thức: AOCI/[TEC - AOCI].

Nguồn: MarketWatch

Trong danh sách của MarketWatch, SVB và Signature Bank là hai ngân hàng đã phải đóng cửa và được FDIC tiếp quản. Trong khi đó, Silvergate Capital đã tự đóng cửa mảng kinh doanh ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch USD cho nhiều sàn tiền mã hóa - Silvergate Bank. Đa số các tổ chức tài chính trong danh sách trên đều là ngân hàng địa phương, với tổng tài sản tương đối nhỏ.

KeyCorp, ngân hàng có trụ sở tại Ohio, đang có AOCI âm 6,3 tỷ USD. Với TEC là 13,5 tỷ USD, ngân hàng này đang có tỷ lệ lỗ chưa chưa thực hiện/vốn chủ sở hữu tương đối cao. Ngân hàng có tỷ lệ AOCI trên tổng vốn chủ sở hữu cao nhất hiện nay là Comerica, có trụ sở tại bang Texas.

Theo CNN, việc SVB phá sản vào tuần trước đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an khi các vấn đề lớn trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu phát sinh rõ hơn.

Cụ thể, sự sụp đổ của SVB một phần đến từ lô trái phiếu ngày càng mất giá mà ngân hàng này đã mua trong thời điểm bùng nổ. Đây là giai đoạn mà đơn vị này nhận về rất nhiều tiền gửi của khách hàng và họ cần một nơi để cất giữ.

Tuy nhiên, SVB không phải là ngân hàng duy nhất gặp phải vấn đề này. Theo Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ [FDIC], các ngân hàng tại xứ cờ hoa đang chịu khoản lỗ chưa thực hiện lên tới 620 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Khi lãi suất gần bằng 0, các ngân hàng Mỹ đã gom rất nhiều trái phiếu. Giờ đây, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, giá trị của những trái phiếu đó cũng suy giảm.

Trong bối cảnh hiện tại, trái phiếu mới phát hành sẽ mang lại lãi suất cao hơn cho các nhà đầu tư. Điều này làm cho trái phiếu cũ có lãi suất thấp trở nên thiếu hấp dẫn và kém giá trị hơn. Kết quả là hầu hết ngân hàng đều có một số khoản lỗ chưa thực hiện.

"Môi trường lãi suất hiện tại đã có những tác động lớn tới cơ hội sinh lời, tính chất rủi ro trong chiến lược đầu tư và khả năng huy động vốn của các ngân hàng”, ông Martin Gruenberg, Chủ tịch FDIC, nhận định.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các khoản lỗ chưa thực hiện có thể làm các ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản bất ngờ ở tương lai.

Nói cách khác, các ngân hàng có thể không sở hữu đủ tiền mặt khi cần thiết vì những khoản đầu tư chứng khoán của họ có giá trị thấp hơn kỳ vọng.

"Nhiều tổ chức, từ ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại cho đến các quỹ, đang có những tài sản mà giá trị thấp hơn nhiều so với những gì được viết trong báo cáo tài chính. Quy mô của vấn đề này đang ngày càng đáng lo ngại”, ông Jens Hagendorff, giáo sư tài chính tại King's College, chia sẻ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mọi người không nên quá lo lắng. Ông Gruenberg cho biết hầu hết ngân hàng lớn của Mỹ đều có tình hình tài chính tốt. Các đơn vị này sẽ không rơi vào tình trạng buộc phải bán lỗ trái phiếu.

Cổ phiếu của những ngân hàng lớn cũng đã ổn định hơn sau khi lao dốc vào ngày 9/3, thời điểm tồi tệ nhất trong gần ba năm đối với các nhà băng tại Mỹ.

Vì sao Mỹ để thêm một ngân hàng phá sản

Một số ý kiến cho rằng giới chức Mỹ để Signature Bank phá sản nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của tiền mã hóa đối với ngành ngân hàng tại nước này.

18:31 14/3/2023

Quỹ lớn nhất Dragon Capital tiếp tục tăng tiền mặt

VEIL đã có tuần thứ 6 liên tiếp nâng tỷ trọng tiền mặt lên trên mức 6%, tương đương còn khoảng 2.300 tỷ đồng tiền chờ giải ngân trên tài khoản.

18:00 14/3/2023

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Chủ Đề