Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao

Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những cách trị sổ mũi cho bà bầu.

Khi bạn mang thai, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động tốt như lúc trước. Điều này đồng nghĩa với việc bạn “nhạy cảm” với các bệnh lý hơn. Trong đó, chứng hắt hơi sổ mũi có thể được xem là vấn đề phổ biến ở mẹ bầu.

Vậy tình trạng này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Đâu là cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất? Hãy cùng nhãn hàng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi biểu hiện ra sao?

Viêm mũi hay sổ mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ sáu tuần trở lên trong thai kỳ. Theo thống kê từ các bác sĩ phụ sản, khoảng 18 – 42% phụ nữ mang thai có khả năng bị sổ mũi. Tình trạng này có thể phát sinh vào bất cứ lúc nào, nhưng thường chủ yếu là 3 tháng đầu hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Sau khi bạn sinh, sổ mũi cũng mau chóng biến mất trong vòng hai tuần.

Các triệu chứng sổ mũi ở mẹ bầu thường bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi

Bởi vì bất kỳ vấn đề khác thường nào phát sinh ở phụ nữ mang thai cũng đều ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu nhận thấy sức khỏe của mình có nguy cơ không ổn với các dấu hiệu như hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, sốt…

2. Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng hắt hơi sổ mũi có khả năng tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Những vấn đề rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai có thể phát sinh do hắt hơi sổ mũi, từ đó cản trở khả năng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu bạn thường ngáy khi ngủ hoặc tỉnh giấc vào nửa đêm, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng này.

3. Vì sao mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi?

Trong một số trường hợp, nguyên nhân hắt hơi sổ mũi của bạn có thể bắt nguồn từ việc mang thai. Quá trình này gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể. Một vài trong số đó có khả năng dẫn đến tình trạng sổ mũi.

Chẳng hạn như, khi mang thai, lưu lượng máu ở niêm mạc sẽ tăng lên đáng kể, khiến chúng sưng phù. Lớp niêm mạc ở mũi cũng không ngoại lệ. Tình trạng này có nguy cơ khiến bạn hắt hơi sổ mũi.

Ngược lại, một số trường hợp sổ mũi ở phụ nữ mang thai khác xuất phát từ vấn đề dị ứng. Khoảng 1/3 mẹ bầu có nguy cơ rơi vào trường hợp này. So với trường hợp sổ mũi do mang thai, viêm mũi do dị ứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũi nặng
  • Hắt hơi

Tủ thuốc gia đình cần có gì để bảo vệ sức khỏe?

Tủ thuốc gia đình rất cần thiết cho mọi nhà vì đôi khi bạn và người thân có thể gặp phải những chấn thương nhẹ trong các hoạt động hàng ngày. Khi đó, những loại thuốc và dụng cụ y tế có sẵn sẽ giúp sơ cứu vết thương trước…

4. Cách trị sổ mũi cho bà bầu 

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất. Những lựa chọn thường là:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý [NaCl 0,9%]

Nước muối sinh lý [NaCl 0,9%] có thể giúp bạn “dọn dẹp” những yếu tố gây tắc nghẽn trong mũi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác nhận loại dung dịch này không đem lại bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào.

Để thực hiện cách trị sổ mũi này, bạn nên nghiêng đầu, bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi và để dung dịch chảy ra ở bên còn lại. Dung dịch sát trùng này sẽ thay bạn vệ sinh khu vực bên trong mũi.

Bạn có thể tự điều chế nước muối sinh lý ở nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo dung dịch, bạn sử dụng vô trùng, các chuyên gia vẫn khuyến khích mọi người nên ra nhà thuốc tây để mua dung dịch nước muối sinh lý.

Sử dụng miếng dán thông mũi

Tương tự nước muối sinh lý, miếng dán thông mũi cũng là sản phẩm luôn có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Công dụng của miếng dán này là nhẹ nhàng “mở” đường thở, giúp cơ thể dễ lấy oxy hơn. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của biện pháp này, đặc biệt nó sẽ hoạt động tốt nhất vào ban đêm.

Ngoài ra, miếng dán thông mũi không đem đến bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào cho mẹ bầu.

Không dùng thuốc thông mũi

Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc thông mũi trong trường hợp này không phải là cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn. Một số thành phần của sản phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.

Do đó, khi bạn bị sổ mũi do dị ứng, bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề nghị phương pháp điều trị an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa đau họng cho bà bầu dứt điểm và an toàn

Mang thai, dùng thuốc hạ sốt nào là an toàn?

Làm thế nào để chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn?

Nguồn tham khảo:

Natural Ways to Clear up Rhinitis of Pregnancy. //www.healthline.com/health/pregnancy/rhinitis#1.

Self-Care of Rhinitis During Pregnancy. //www.uspharmacist.com/article/selfcare-of-rhinitis-during-pregnancy.

Rhinitis as a cause of respiratory disorders during pregnancy. //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22826069/.

Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. May mắn là, có nhiều cách trị nghẹt mũi cho bà bầu rất đơn giản mà lại hiệu quả.

Phần lớn các trường hợp bà bầu bị nghẹt mũi được xác định là viêm mũi thai kỳ. 

Viêm mũi thai kỳ có dấu hiệu tương tự như nghẹt mũi do cảm lạnh nhưng xảy ra do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

- Ho và hắt hơi liên tục;

- Đôi khi ngứa hoặc hơi sưng vùng mắt;

Nguyên nhân khác khiến bà bầu bị nghẹt mũi 

- Cảm lạnh: Nghẹt mũi kèm theo ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì có thể do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. 

- Viêm xoang: Nếu bà bầu bị sốt, đau đầu, chảy nước mũi màu vàng xanh, không ngửi được mùi và đau trên hàm thì là do viêm xoang. 

- Dị ứng: Nếu bà bầu bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, tai hoặc cổ họng thì là do dị ứng. 

Có một số biện pháp đơn giản để khắc phụ tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu.

Hít hơi nước nóng 

Lấy một ít nước nóng vào bát, nhúng khăn lông vào bát nước, vắt nhẹ rồi đắp khăn lên mặt. Hít hơi nước nóng một lát sẽ giúp bà bầu giảm nghẹt mũi, thở dễ dàng hơn.

Súc miệng bằng nước muối

Khi súc miệng bằng nước muối mẹ có thể làm giảm sự đau rát nếu cổ họng bị viêm. Mẹ bầu nên súc miệng vài lần mỗi ngày với nước ấm pha muối hoặc nước muối sinh lý. 

Nằm gối cao khi ngủ

Nằm gối cao khi ngủ giúp cho mẹ đỡ nghẹt mũi và dễ thở hơn. Giấc ngủ ngon hơn khiến cho sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục.

Thoa sáp dưỡng ẩm 

Bị viêm mũi sẽ khiến mũi mẹ bầu trở nên khô và nóng rát. Thoa một ít kem dưỡng ẩm sẽ khiến mẹ bầu thoải mái, dễ chịu hơn. 

Bổ sung vitamin C và kẽm

Vitamin C và kẽm là hai dưỡng chất góp phần tích cực nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ có thể dùng hỗn hợp chanh mật ong để cung cấp vitamin C và trị bệnh viêm họng khi bị cảm cúm. Tắc chưng đường phèn cũng là bài thuốc dựa trên nguyên tắc bổ sung này, có lợi cho mẹ bầu.

Với kẽm thì ngoài cung cấp thông qua thức ăn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn uống viên bổ sung.

- Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, mẹ bầu giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. 

- Rau kinh giời, lá tía tô: Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

- Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

Video liên quan

Chủ Đề