Bà đẻ uống nước nhân trần có tốt không

Cây nhân trần được khá nhiều người sử dụng nấu nước uống giải khát. Ngoài ra, cây nhân trần còn có các công dụng mà nhiều người chưa biết đến. Thế nhưng, bạn cũng nên lưu ý khi uống loại nước này, nếu không muốn “rước họa” vào thân.

Cây nhân trần được khá nhiều người sử dụng nấu nước uống giải khát. Ảnh minh họa

Trong Y học cổ truyền, cây nhân trần còn có tên gọi là hoắc hương núi, họ hoa Mõm chó. Thân cây nhỏ, màu tím, có lông trắng mịn.

Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp… Thế nhưng, cũng nên lưu ý khi dùng nhân trần.

Không nên pha chung nhân trần với cam thảo

Nhân trần vốn có tính hàn, vị cay đắng tác dụng đào thải. Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn, chống suy nhược…

Mặc dù cả hai thứ đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Không nên uống nhân trần hàng ngày

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra [mật viêm, tắc mật…] thì mới cần lợi mật, khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh lại uống hàng ngày nghĩa là bắt gan, mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước cùng các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể, làm mệt mỏi thiếu tập trung.

Bác sĩ cho người bệnh dùng nhân trần dưới dạng siro mỗi ngày 1 chai 100ml, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và chiều. Sau một thời gian, bilirubin máu và hoạt độ enzyme SGPT đều trở về mức bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như hết mệt mỏi, đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Trong y học cổ truyền, nhân trần dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Đối với thú y, loài cây này được dùng chữa bệnh trâu bò phân trắng.

Ở Trung Quốc, đây là vị thuốc chữa phong thấp cốt thống, khí trễ phúc thống, mụn nhọt, mẩn ngứa do ve bọ đốt. Khi dùng phối hợp với các vị khác để chữa bệnh viêm da mắc ở đồng ruộng do ấu trùng sán vịt gây ra.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nhân trần là bao nhiêu?

Liều dùng trong khoảng 8–20g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, siro hay thuốc viên.

Một số bài thuốc có nhân trần

Uống nước nhân trần có tác dụng gì? Một số bài thuốc từ cây nhân trần

1. Chữa sốt vàng da [mắt vàng, tiểu vàng, miệng khô, tiểu khó]

Nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, nước 500ml. Đem sắc đến khi còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa say nắng, nhức đầu, sốt nóng

Nhân trần, hành trắng mỗi vị lượng bằng nhau [khoảng 1 nắm]. Tất cả đem sắc lấy nước uống.

3. Chữa mắt sưng đỏ đau

Nhân trần, mã đề mỗi vị 1 nắm. Sắc lấy nước uống.

4. Chữa hoàng đản, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, mạch yếu

Nhân trần 24g, can khương 12g, cam thảo 8g, phụ tử chế 4g. Sắc lấy nước uống.

5. Trị viêm túi mật

Nhân trần 63g, bồ công anh 63g, uất kim 63g, nghệ vàng 16g. Sắc lấy nước uống.

6. Hạ sốt, làm ra mồ hôi

Nhân trần 16g, hoạt thạch 20g, hoàng cầm 12g, thạch xương bồ 8g, mộc thông 8g, hoắc hương 6g, xuyên bối mẫu 8g, xạ can 6g, liên kiều 6g, bạc hà 6g, bạch đậu khấu 6g. Sắc lấy nước uống.

7. Phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật

Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Lưu ý, thận trọng khi dùng nhân trần

Khi dùng nhân trần, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng nhân trần một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống trà nhân trần hàng ngày. Nguyên nhân là vì chúng có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung.

Hơn nữa, nếu gan, mật không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hàng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của nhân trần

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu không có vấn đề về gan thì tốt nhất không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Tương tác có thể xảy ra với nhân trần

Nhân trần có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Ví dụ, phối hợp nhân trần với cam thảo có thể gây ra tương tác, đặc biệt là gây tăng huyết áp.

Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về nhân trần – một loại dược liệu quen thuộc nhưng tiềm năng trong điều trị các bệnh lý về gan, mật. Lưu ý rằng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào nhé!

Uống nước nhân trần có ảnh hưởng gì không?

Không nên uống nhân trần hàng ngày Nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước cùng các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể, làm mệt mỏi thiếu tập trung.

Ai không nên uống nhân trần?

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu không có vấn đề về gan thì tốt nhất không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Uống nước nhân trần cam thảo có tác dụng gì?

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi…

Nên uống nhân trần khi nào?

Nước nhân trần có tác dụng giúp mát gan, lợi tiểu. Đối với những người bị bí tiểu, tiểu rắt, hoặc tiểu ra máu, do gan nóng, men gan cao thì có thể dùng 30g nhân trần kết hợp 30g râu ngô và nấu nước uống hàng ngày, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt trong việc lợi tiểu.

Chủ Đề