Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 phần bài tập bổ sung trang 24 sbt toán 6 tập 2

\(\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{6} \)\(= \dfrac{{20}}{{60}} - \dfrac{{15}}{{60}} + \dfrac{{12}}{{60}} - \dfrac{{10}}{{60}} \) \(= \dfrac{{20 - 15 + 12 - 10}}{{60}} = \dfrac{7}{{60}}\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 9.1
  • Bài 9.2
  • Bài 9.3
  • Bài 9.4

Bài 9.1

Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được kết quả đúng:

(A) Số đối của \(\displaystyle{{ - 3} \over 4}\)là 1) \(\displaystyle{7 \over {11}}\)
(B) Số đối của \(\displaystyle{{ - 7} \over {11}}\) là 2) \(0\)
(C) Số đối của \(\displaystyle{{ 7} \over {3}}\)là 3) \(\displaystyle{3 \over 7}\)
(D) Số đối của \(0\) là 4) \(\displaystyle{3 \over 4}\)
5) \(\displaystyle{{ - 7} \over 3}\)

Phương pháp giải:

Số đối của phân số\(\dfrac{a}{b}\)là\(-\dfrac{a}{b}.\)

Lời giải chi tiết:

Số đối của \(\displaystyle{{ - 3} \over 4}\)là\(\displaystyle{{ 3} \over 4}\;;\)

Số đối của \(\displaystyle{{ - 7} \over {11}}\) là\(\displaystyle{{ 7} \over 11}\;;\)

Số đối của \(\displaystyle{{ 7} \over {3}}\)là\(\displaystyle{{ - 7} \over 3}\;;\)

Số đối của \(0\) là \(0.\)

Vậy ta có kết quả như sau :

A) \(\to\) 4; B)\(\to\) 1;

C)\(\to\) 5; D) \(\to\) 2.

Bài 9.2

Kết quả của phép tính \(\displaystyle{1 \over 3} - {1 \over 4} + {1 \over 5} - {1 \over 6}\)là

\(\displaystyle\left( A \right){{17} \over {60}};\) \(\displaystyle\left( B \right){{13} \over {60}};\)

\(\displaystyle\left( C \right){7 \over {60}};\) \(\displaystyle\left( D \right){{23} \over {60}}.\)

Hãy chọn kết quả đúng.

Phương pháp giải:

Quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện phép cộng hoặc phép trừ phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

Ta có :

\(\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{6} \)\(= \dfrac{{20}}{{60}} - \dfrac{{15}}{{60}} + \dfrac{{12}}{{60}} - \dfrac{{10}}{{60}} \) \(= \dfrac{{20 - 15 + 12 - 10}}{{60}} = \dfrac{7}{{60}}\)

Chọn đáp án\(\displaystyle\left( C \right){7 \over {60}}.\)

Bài 9.3

a) Chứng tỏ rằng \(n N, n \ne 0\) thì:

\(\displaystyle{1 \over {n(n + 1 )}} = {1 \over n} - {1 \over {n + 1}}\)

b) Áp dụng kết quả ở câu a) để tính nhanh:

\(\displaystyle A = {1 \over {1.2}} + {1 \over {2.3}} + {1 \over {3.4}} + ... + {1 \over {9.10}}\)

Phương pháp giải:

a) Phân tích \(1 = n+1 - n\) sau đó phân tích phân số đã cho thành hiệu hai phân số.

b) Áp dụng kết quả câu a) để tính nhanh.

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle{1 \over {n(n + 1)}} = {{n + 1 - n} \over {n(n + 1)}} \)\(\displaystyle= {{n + 1} \over {n(n + 1)}} - {n \over {n(n + 1)}} \)\(\displaystyle= {1 \over n} - {1 \over {n + 1}}\)

b)\(\displaystyle A = {1 \over {1.2}} + {1 \over {2.3}} + {1 \over {3.4}}\)\(\displaystyle+ ... + {1 \over {9.10}}\)

\(\displaystyle A = 1 - {1 \over 2} + {1 \over 2} - {1 \over 3} + {1 \over 3} - {1 \over 4}\)\(\displaystyle+ ... + {1 \over 9} - {1 \over {10}} \)

\(\displaystyle A= 1 - {1 \over {10}} = {9 \over {10}}\)

Bài 9.4

Tính nhanh:

\(\displaystyle A = {1 \over 6} + {1 \over {12}} + {1 \over {20}} + {1 \over {30}} + {1 \over {42}} + {1 \over {56}}\)

Phương pháp giải:

Phân tích \(6=2.3\;;\;\; 12= 3.4\;;\;\; 20 = 4.5\;;\;\; \)\(30=5.6\;;\;\; 42=6.7\;;\;\; 56=7.8,\) sau đó áp dụng kết quả bài 9.3 để tính nhanh.

Lời giải chi tiết:

Theo bài 9.3 ta có:\(\displaystyle{1 \over {n(n + 1 )}} = {1 \over n} - {1 \over {n + 1}}\) với\(n N, n \ne 0\)

Khi đó:

\(\displaystyle A = {1 \over 6} + {1 \over {12}} + {1 \over {20}} + {1 \over {30}} + {1 \over {42}} + {1 \over {56}}\)

\(\displaystyle = {1 \over {2.3}} + {1 \over {3.4}} + {1 \over {4.5}} + {1 \over {5.6}} + {1 \over {6.7}} \)\(\displaystyle+ {1 \over {7.8}}\)

\(\displaystyle= {1 \over 2} - {1 \over 3} + {1 \over 3} - {1 \over 4} + {1 \over 4} - {1 \over 5} \)\(\displaystyle+ {1 \over 5} - {1 \over 6} + {1 \over 6} - {1 \over 7} + {1 \over 7} - {1 \over 8}\)

\(\displaystyle= {1 \over 2} - {1 \over 8} ={4 \over 8} - {1 \over 8}= {3 \over 8}.\)