Bài tập: điền ch hay tr

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch . Chính tả – Tuần 16 trang 82 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt 3 tập 1 – Chính tả – Tuần 16 – Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 1

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

        Công … a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước … ong nguồn … ảy ra.

        Một lòng thờ mẹ kính … a

Cho …òn …ữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

–        Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thăng băng.

         Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương.

Là………. 

 –      Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

       Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

Là…………

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch

    Bắt đầu bằng tr :  …

b] Có thanh hỏi

    Có thanh ngã

TRẢ LỜI:

Quảng cáo

1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

       Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

       Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm rồi ghi lời giải câu đố.

–      Cái gì mà lưỡi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.

       Giúp nhà có gạo để ăn

Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.

[Là lưỡi cày] 

–    Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa

     Ngoài hai mươi tuổi đã già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

[Là mặt trăng]

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả về quê ngoại :

a] Bắt đầu bằng ch : chẳng.

    Bắt đầu bằng tr : trời, trăng, tre, trong, trôi.

b] Có thanh hỏi : nghỉ, nở, tuổi, chẳng, ở.

    Có thanh ngã : đã, những.

Câu 1: [Trang 167- SGK Ngữ văn 6 tập 1] Điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

  • …ái cây, …ờ đợi, …uyển chỗ, …ải qua, …ôi chảy, …ơ trụi, nói …uyện, chương …ình, …ẻ tre.
  •  …ấp ngửa, sản …uất, …ơ sài, bổ …ung, …ung kích, …ua đuổi, cái …ẻng, …uất hiện, chim …áo, …âu bọ.
  • …ũ rượi, …ắc rối, …ảm giá, giáo …ục, rung …inh, rùng …ợn, …iang sơn, rau …iếp, …ao kéo, …iao kèo, …iáo mác.
  •  …ạc hậu, nói …iều, gian …an, …ết na, …ương thiện, ruộng …ương, …ỗ chỗ, lén …út, bếp …úc, …ỡ làng.

  • Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
  • Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
  • Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
  • Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Phần Chính tả là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Tiếng Việt lớp 4. Làm sao để đọc đúng và viết đúng chính tả? Bài viết Phân biệt TR và CH sẽ giúp các em hiểu đúng, biết cách phân biệt chính tả khi đọc, viết và tập chép. Chúc các em học tốt!

PHÂN BIỆT TR/CH

- Tr/ch xuất hiện khi nào?

    + Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính [trắng trẻo], còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần [chông chênh, chơi vơi] [tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi].

    + Những danh từ [hay đại từ] chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch [không viết tr]: cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…

    + Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
     + Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…

    + Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.

   +Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng [.] và huyền [ ] viết tr.

- Mẹo phân biệt tr / ch:

   + Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền [ ], dấu ngã [~] và dấu nặng [.] thì đấy là từ thuần Việt.

    + Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ Hán Việt.

Cụ thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr [không viết ch]: trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ [12 chữ]; trĩ, trữ [2 chữ], trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng [21 chữ].

    + Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr [không viết ch]: tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo [18 chữ].

    + Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr [không viết ch]: tróc, trọc, trọng, trở, trợ [5 chữ].

    + Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu [13 chữ]. Viết ch chỉ có: chức, chứng, chương, chưởng, chướng [7 chữ].

- Bài tập minh họa 

Điền Tr/ Ch

…ong …ẻo, …òn …ĩnh, …ập …ững, …ỏng …ơ, …ơ …ọi, …e …ở, …úm …ím, …ẻ …ung, …en …úc, …ải …uốt, …ạm …rổ, ..rống …rải


Đáp án

Trong trẻo, tròn trĩnh, chập chững, chỏng chơ, trơ trọi, che chở, chúm chím, trẻ trung, chen chúc, chải chuốt, chạm trổ, trống trải

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề