Bài tập phần biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì? Nêu ví dụ

Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các em học sinh về thuật ngữ câu rút gọncâu đặc biệt là gì? Tác dụng kiểu câu này trong giao tiếp và các ví dụ về kiểu câu trên. Các em quan tâm hãy xem bên dưới để nắm kiến thức của bài học về kiểu câu này.

Câu đặc biệt là gì?

Khái niệm

Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

Tác dụng câu đặc biệt là gì

Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

– Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.

Ví dụ về câu đặc biệt

Đặt các câu đặc biệt:

– Bố ơi ? [dùng hỏi đáp].

– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. [“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng].

– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. [“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm].

– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. [” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng].

Viết đoạn văn ngắn có dùng câu đặc biệt

Thời gian trôi qua nhanh quá, mới mà tôi đã rời xa ngôi trường tiểu học đã một năm. Ôi nhớ lắm! buổi đầu tiên đi đến trường bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến tôi rụt rè, sợ sệt khi phải đối mặt với những điều xa lạ.Rồi ngay mai đây tôi phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu việc học tại một nơi mới. Tôi tin mình sẽ làm được.

“Ôi nhớ lắm!” là câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó là cảm xúc nhớ nhung, bồi hồi khi nhớ về buổi đầu tiên đến trường.

Câu rút gọn là gì

Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn [tránh lặp từ], súc tích.

Ví dụ câu rút gọn

– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

Xem thêm >>> Câu rút gọn là gì ? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì

Tác dụng câu rút gọn

Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:

– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.

– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.

Cách dùng

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

– 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.

Phân biệt giữa câu đặc biệt & câu rút gọn

Rất nhiều học sinh nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.

– Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

– Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

– Lại gió ! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.

– Đi học không ?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”

Kết luận

Vừa rồi là những kiến thức về khái niệm câu đặc biệtcâu rút gọn là gì, tác dụng của kiểu câu. Ví dụ và cách phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. Hai kiểu câu này khá giống nhau vì vậy các em phải hiểu rõ chúng để làm bài tập chính xác nhé. Chúc các bạn học tốt. Website còn có rất nhiều kiến thức văn học bổ ích, nhớ xem thêm bên dưới nhé.

Xem thêm: Câu nghi vấn là gì

Thuật Ngữ -
  • Hành động nói là gì? Ví dụ tham khảo

  • Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

  • Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa [Ngữ Văn 6]

  • Ẩn dụ là gì, có mấy kiểu và lấy ví dụ minh họa?

  • Khởi ngữ là gì, tác dụng và nêu ví dụ dễ hiểu [Ngữ Văn 9]

Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 7A.1.B.I.1.Lý thuyếtPhân biệt câu rút gọn và câu đặc biệtCâu rút gọn: là loại câu vẫn được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nhưng bịlược bỏ đi một số thành phần câu khi nói hoặc viết tạo thành câu rút gọn.Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.Bài tậpCho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt.Gạch chân dưới những câu đó. Nêu tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọntrong câu đó.Các bạn đang làm gì vậy ?- Dọn vệ sinh lớp.2. Cậu đã làm bài tập xong chưa ?- Làm rồi3. Ôi! Nghèo quá. Tôi khổ đến thế này.4. Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ5. Hoa hồng! Một loài hoa! Những đóa hoa hồng khoe sắc dưới ánh nắng mặt trờilung linh.6. Nga ơi! Nga vẫn ổn chứ ?- Tôi không sao7. Mình kiểm tra môn văn vào thứ mấy vậy Sơn ?- Thứ sáu.8. Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấuxương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủthiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá!. Chiếclá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.9. Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đếnnhư rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.10. Đói và lạnh! Mệt và Sợ . Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khóilửa bom đạn.11. Một giờ... hai giờ... Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm đượccâu nào trong đề.12. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... haiphút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!. Ong thợ siêng năng làm việc để đemđến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.13. Thương thay! Những số phận con người bị cuộc đời vùi dậy trong đáy xã hộicũ.14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.15. Uống nước nhớ nguồn.Dương Thị Thùy Nhung1Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 716. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.17. Hứa hươu hứa vượn.18. Ăn không nói có.19. Hỡi ơi! Cuộc sống muôn ngàn khó khăn nhưng vẫn có chút màu hồng.1.II. Đáp ánCác bạn đang làm gì vậy ?- Dọn vệ sinh lớp.2. Cậu đã làm bài tập xong chưa ?- Làm rồi.3. Ôi! Nghèo quá. Tôi khổ đến thế này.4. Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ5. Hoa hồng! Một loài hoa! Những đóa hoa hồng khoe sắc dưới ánh nắng mặttrời lung linh.6. Nga ơi! Nga vẫn ổn chứ ?- Tôi không sao7. Mình kiểm tra môn văn vào thứ mấy vậy Sơn ?- Thứ sáu.8. Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấuxương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủthiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá!Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.9. Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đếnnhư rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.10. Đói và lạnh! Mệt và Sợ. Nó hớt hãi chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khóilửa bom đạn.11. Một giờ... hai giờ... Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm đượccâu nào trong đề.12. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... haiphút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!. Ong thợ siêng năng làm việc đểđem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.13. Thương thay! Những số phận con người bị cuộc đời vùi dậy trong đáy xã hộicũ.14. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.15. Uống nước nhớ nguồn.16. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.17. Hứa hươu hứa vượn.18. Ăn không nói có.Dương Thị Thùy Nhung2Bài tập Tiếng Việt về câu đặc biệt và câu rút gọn – Ngữ văn 719. Hỡi ơi! Cuộc sống muôn ngàn khó khăn nhưng vẫn có chút màu hồng.- Câu rút gọn là những câu: 1, 2, 7, 14, 15, 16, 17, 18.+ Tác dụng:* Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người: câu 14, 15,16, 17, 18.* Làm cho câu gọn hơn: 1, 2, 7 [RG chủ ngữ].- Câu đặc biệt là những câu: 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 19.* Gọi đáp: câu 6* Bộc lộ cảm xúc: câu 3, 4, 13, 19, câu 8 [Ôi!]* Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật:Câu 8 [Một đêm đông!, Một chiếc lá]Câu 9 [Một cơn mưa!, Đen kịt. Lộp độp]Câu 5 [Hoa hồng! Một loài hoa.]Câu 10 [Đói và lạnh! Mệt và sợ.]* Xác định thời gian diễn ra của sự vật được nói đến trong đoạn: câu 11, câu 12.Dương Thị Thùy Nhung3

Video liên quan

Chủ Đề