Bài tập sáng mắt dành cho người cận thị năm 2024

Những bài tập thể dục cho mắt không chỉ giảm căng thẳng, giúp bạn tập trung hơn trong công việc mà còn giảm nguy cơ các bệnh về mắt như khô mắt, suy giảm thị lực,…mang đến đôi mắt khỏe mạnh.

Công việc hàng ngày, ô nhiễm môi trường….khiến đôi mắt của chúng ta ngày một yếu đi. Đôi mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương, nhất là đối với những ai thường xuyên phải làm việc với máy vi tính.

Một bài báo trong The Time of India một tờ báo nổi tiếng ở Ấn Độ, Tiến sỹ Keki Mehta – chuyên khoa Mắt nói rằng: “Tập thể dục cho mắt không chỉ có ý nghĩa về mặt cơ học mà còn có ý nghĩa cả trên lĩnh vực quang học.

Những bài tập này sẽ làm tăng khả năng tập trung của mắt bằng cách cải thiện sự ổn định cơ học của mắt. Về mặt quang học, phương thức luyện tập này giúp cải thiện quá trình chuyển tiếp hình ảnh đến não, giúp mắt nhìn rõ hơn”. Những bài tập này rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, hãy luyện tập hàng ngày để có đôi mắt khỏe.

1. Chớp mắt liên tục trong 2 phút

Trung bình 4-6 giây bạn sẽ chớp mắt một lần, tuy nhiên khi bạn tập trung vào màn hình vi tính thì con số này sẽ là 12 giây. Điểu này dẫn tới tình trạng mỏi mắt, khô mắt lâu dần sẽ mắc hội chứng thị giác màn hình. Bài tập này giúp tăng lượng máu lưu thông đến đôi mắt, giảm tình trạng mỏi mắt, khô mắt.

2. Giữ nguyên đầu, nhìn từ bên này sang bên kia

Từ từ di chuyển cặp mắt sang bên phải, rồi sang trái trong khi giữ nguyên đầu, làm động tác này 10 lần, một ngày làm từ 2 đến 3 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3. Vừa nhắm mắt, vừa di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc

Giữ nguyên đầu, nhắm mắt, từ từ nhẹ nhàng di chuyển nhãn cầu theo chiều dọc (lên – xuống), làm 10 lần.

4. Xoay tròn mắt

Tương tự động tác trên, nhắm mắt, giữ nguyên đầu, từ từ xoay nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ, rồi xoay ngược lại, xoay mỗi chiều 10 lần.

5. Dùng tay ấn nhẹ vào thái dương

Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa, ấn nhẹ giữa thái dương, giữ trong 4, 5 giây. Động tác này giúp dịch trong mắt lưu thông tốt hơn. Lặp lại động tác này 5 lần, nếu muốn bạn có thể vừa thực hiện động tác vừa nhắm mắt.

6. Viết chữ bằng mắt

Giữ nguyên đầu, nhìn vào khoảng trống hoặc tường trước mắt, dùng mắt viết thành các chữ cái hoặc hình vuông, hình tam giác tùy sở thích. Cố gắng viết chữ càng to càng tốt. Động tác này khi mới khá khó thực hiện nhưng hãy kiên trì vì đây là một bài tập rất tốt cho mắt.

7. Nhắm chặt mắt, thư giãn trong một vài phút

Bạn có thể vươn vai, kéo căng cơ thể, sau đó từ từ thả lỏng, kết hợp với nhắm chặt mắt trong 1 đến 2 phút. Động tác này không chỉ giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến mắt mà còn giúp giải phóng những căng thẳng trong cơ thể. Làm động tác này 5-7 lần trong một ngày.

8. Xoay đầu nhưng vẫn nhìn thẳng về phía trước

Nghe qua có vẻ khó thực hiện, nhưng lại hoàn toàn không khó như bạn nghĩ. Nhìn cố định vào một điểm, từ từ xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Làm mỗi chiều 10 lần.

9. Nhìn gần rồi nhìn xa

Tập trung nhìn vào một điểm gần trước mắt sau một vài giây, sau đó phóng tầm mắt ra, nhìn vào một điểm xa trong một vài giây. Làm động tác này 5-7 lần trong ngày.

10. Nhắm mắt và thư giãn

Thường xuyên nhìn chăm chăm vào màn hình khiến đôi mắt bạn nhức hỏi. Hãy nhắm mắt thả lỏng cơ thể và đầu óc, để con mắt và tinh thần bạn nghỉ ngơi trong 3 đến 5 phút.

Mắt đóng vai trò như một thấu kính hội tụ. Tất cả những hình ảnh khi vào trong mắt sẽ hiện diện trong võng mạc, rồi thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác để não bộ nhận biết được hình ảnh.

Thế nhưng ở người cận thị, ảnh của vật khi vào mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì phía trên võng mạc. Do đó, người cận thị khó nhìn thấy những vật ở xa nhưng lại nhìn rõ những vật ở gần.

Nội dung

Cận thị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, môi trường làm việc thiếu ánh sáng, hoạt động cận cảnh kéo dài hay sử dụng màn hình điện tử thường xuyên…

Các bài tập về mắt có nhiều lợi ích như:

- Giảm thiểu triệu chứng mỏi mắt, ngứa, khô mắt, đau đầu...

- Tăng cường chức năng của mắt giúp bạn tập trung tốt hơn.

- Giảm độ nhạy cảm với ánh sáng.

- Thư giãn đôi mắt và tăng tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn đến mắt. Hạn chế sự tiến triển nặng hơn của cận thị.

- Hỗ trợ các khía cạnh khác của thị giác như phối hợp tay - mắt, nhận thức sâu, tầm nhìn ngoại vi…

Bài tập sáng mắt dành cho người cận thị năm 2024

Bài tập yoga cho mắt.

2. Bài tập mắt cho người cận thị

Dưới đây là một số bài tập mắt khác nhau cho người cận thị mà bạn có thể tập, tùy theo nhu cầu của mình:

2.1. Bài tập mắt - ngón tay

Bài tập mắt - ngón tay giúp tập trung vào tầm nhìn gần và cải thiện khả năng nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần.

Cách thực hiện:

- Tư thế ngồi thoải mái, đưa một ngón tay lên ngang tầm mắt, cách mắt khoảng vài cm. Sau đó, tập trung hai mắt nhìn vào ngón tay.

- Dần dần di chuyển ngón tay ra xa hơn trong khi hai mắt vẫn tiếp tục nhìn theo tay.

- Nhìn ra ngoài khoảng không trong một vài giây rồi tiếp tục nhìn vào ngón tay, từ từ đưa trở lại mắt.

- Nhìn đi chỗ khác và tập trung vào một cái gì đó ở xa.

- Lặp lại ba lần.

2.2. Bài tập lấy tiêu điểm gần - xa

Đây cũng là một bài tập tập trung khác như ở khoảng cách xa hơn. Ngoài việc làm dịu mắt, bài tập lấy tiêu điểm gần - xa còn giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các vấn đề rối loạn tầm nhìn, rèn luyện khả năng tập trung của mắt.

Cách thực hiện:

- Đặt ngón tay cái trước mặt, cách mắt khoảng 25cm.

- Tập trung nhìn vào nó trong 15 giây.

- Sau đó, tìm một vật cách bạn khoảng 4m và tập trung nhìn nó trong 15 giây.

- Quay trở lại tập trung nhìn vào ngón tay cái và lặp lại quá trình này 5 lần.

2.3. Bài tập hình số 8

Bài tập hình số 8 được thực hiện bằng cách tưởng tượng một hình số 8 lớn trước mắt và di chuyển mắt theo hướng đường cong hình số 8. Bài tập này giúp rèn luyện khả năng tập trung, tăng cường khả năng điều chỉnh mục tiêu của mắt. Không những vậy, khi thực hiện chậm rãi, bài tập này còn giúp thư giãn cơ mắt tốt.

Cách thực hiện:

- Tưởng tượng một hình số 8 nằm ngang ở trước mặt, cách mắt khoảng 3m.

- Bắt đầu từ một điểm trên hình số tám và di chuyển mắt sao cho vẽ thành đường cong hình số tám (không di chuyển đầu).

- Tiếp tục vẽ lại hình số 8 theo hướng ngược lại.

- Lặp lại quá trình này 5 lần.

2.4. Bài tập đảo mắt

Bài tập này giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cơ mắt sau thời gian dài làm việc. Bằng cách di chuyển mắt theo hướng sang phải, trái, lên, xuống, giúp rèn luyện khả năng điều chỉnh của mắt.

Cách thực hiện:

- Ngồi hoặc đứng thoải mái.

- Giữ đầu thẳng đứng, không di chuyển, sau đó đảo mắt theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ.

- Đảo mắt theo chiều ngược lại.

- Thực hiện 3 - 5 lần mỗi khi thấy mỏi mắt.

2.5. Bài tập yoga cho mắt

Bài tập yoga cũng như bài tập đảo mắt đều giúp mắt trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng, giãn cơ mắt và giảm căng thẳng hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Liếc mắt từ từ sang phải đến tận cùng trong khoảng 10 giây. Sau đó chuyển sang hướng bên trái. Lặp lại mỗi bên 5 lần.

- Sau đó, nhắm mắt thật chặt rồi mở mắt ra to hết cỡ, làm 5 lần.

- Liếc mắt từ từ lên trên đến tận cùng trong khoảng 10 giây. Sau đó chuyển xuống phía dưới. Lặp lại mỗi hướng 5 lần.

- Đưa ngón trỏ ra phía trước mặt, cách mũi khoảng 5cm. Tập trung nhìn vào ngón trỏ trong khoảng 1 phút, sau đó nhắm mắt lại và thư giãn mắt. Sau đó, hãy thử di chuyển mắt nhanh hơn và mượt mà hơn.

2.6. Bài tập lòng bàn tay

Bài tập lòng bàn tay có thể giúp đôi mắt của bạn thư giãn và được nghỉ ngơi, nhất là sau thời gian dài làm việc với máy tính, điện thoại hay tập trung… Nhiệt ấm từ lòng bàn tay còn giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất và oxy cho các mô, cơ trong mắt.

Cách thực hiện:

- Rửa sạch hai lòng bàn tay. Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.

- Xoa hai lòng bàn tay vào với nhau cho đến khi cảm thấy ấm nóng.

- Nhắm chặt hai mắt và đặt lòng bàn tay lên mắt một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực lên mắt và cảm nhận sự ấm áp xoa dịu đôi mắt của bạn.

Bài tập sáng mắt dành cho người cận thị năm 2024

Bài tập lấy tiêu điểm xa gần.

2.7. Quy tắc 20 - 20 - 20

Mắt phải điều tiết và làm việc trong thời gian dài nên nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng mỏi mắt, khô mắt, nhức đầu. Nếu bạn làm việc trước máy tính cả ngày, quy tắc 20 - 20 - 20 có thể giúp ích cho bạn trong việc giảm mỏi mắt, giảm căng thẳng cho mắt và não bộ, tạo ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

Cách thực hiện:

- Đặt một bộ hẹn giờ nhắc nhở 20 phút một lần.

- Khi chuông báo kêu, hãy dừng công việc lại và nhìn một vật thể nằm cách bạn khoảng 6 mét trong vòng 20 giây.

Bài tập sáng mắt dành cho người cận thị năm 2024

Thường xuyên kiểm tra thị lực kịp thời phát hiện các vấn đề thị lực.

3. Những lưu ý khi tập luyện

- Nhiều người cho rằng tập luyện các bài tập cho mắt sẽ giúp người cận thị lấy lại thị lực như ban đầu mà không cần đeo kính hay phẫu thuật. Trên thực tế, không có bài tập mắt cụ thể nào dành cho người cận thị và bạn không thể cải thiện thị lực chỉ bằng cách tập luyện cho mắt.

Các bài tập về mắt không thể làm thay đổi hình dạng giác mạc - yếu tố quyết định cách khúc xạ ánh sáng bên trong mắt. Thay vào đó, để cải thiện thị lực khi cận thị, bạn cần sử dụng kính, kính áp tròng hoặc thông qua phẫu thuật mắt bằng laser.

- Các bài tập mắt nhìn chung đều tương đối dễ tập. Tuy nhiên, để có được kết quả người cận thị cần kiên trì tập hằng ngày.

- Có nhiều bài tập mắt tuy đơn giản nhưng hữu ích giúp cải thiện tình trạng mắt cận thị. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, và duy trì độ linh hoạt của cơ mắt. Các bài tập cho mắt chỉ là một cách để chăm sóc thị lực.

Ngoài ra, để chăm sóc đôi mắt cần:

- Nghỉ giải lao thường xuyên: Không nên nhìn màn hình máy tính, điện thoại hay đọc chữ nhỏ trong thời gian dài vì có thể gây mỏi mắt và các vấn đề khác. Hãy đặt báo thức để thư giãn mắt sau mỗi 20 phút.

- Kiểm tra thị lực thường xuyên: Khám và kiểm tra thị lực thường xuyên để kịp thời phát hiện các vấn đề của mắt và thị lực.

- Bảo vệ mắt khỏi tia UV: Đeo kính râm vào những ngày nắng để ngăn chặn các tia UV có hại từ mặt trời.

- Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống đầy đủ chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa có thể giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Vitamin A cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe mắt.

- Đeo kính cận thị: Khi bị cận, hãy đeo kính áp tròng, kính cận hay các phương pháp điều trị như phẫu thuật laser để điều trị.