Bạn muốn trở thành người có giá trị gì trong tương lai

Nhiều người hay nói rằng, trong xã hội hiện nay học lực không hề quan trọng. Doanh nghiệp chủ yếu coi trọng năng lực cá nhân. Sau khi tốt nghiệp ra trường đi tìm việc bạn mới phát hiện ra rằng đối mặt trước hàng trăm vạn CV xin việc. Thứ để doanh nghiệp đo lường năng lực cá nhân của bạn lại chính là học lực

Sau khi nhận chức, cùng một điểm xuất phát, cùng một công việc. Thường có một số ít người tiến lên phía trước. Họ là những người tài giỏi, xuất sắc trong mắt chủ doanh nghiệp.

Tôi luôn tự hỏi rằng: khoảng cách giữa bản thân và những người tài giỏi xuất sắc kia là ở đâu? Chỉ là sự khác biệt giữa một tấm bằng của trường ưu sao? Làm thế nào để trở thành một người tài giỏi? Trở thành chuyên gia?

Những người tài giỏi, xuất sắc luôn biết cách nâng cao giá trị nhân sinh của mình.

1, Mang lại cho tương lai những giá trị cao hơn bằng sự quy hoạch và sự lựa chọn

Mỗi dịp cuối năm, thường có rất nhiều người kêu ca muốn nghỉ việc. Cuối cùng hoặc là phó mặc cho số phận, hoặc là nằm dài ở nhà chờ việc. Tại sao vậy? Là bởi thiếu tự tin về tương lai của mình. Không có bất cứ giá trị bản thân nào. Muốn năng cao giá trị bản thân trong tương lai, phải làm được 2 điều sau:

1-1, Học cách quản lý thời gian

Nếu chịu khó quan sát, sẽ không khó để phát hiện ra rằng, rất nhiều mục tiêu chiến lược của nhà nước thường lấy mốc thời gian là 5 năm.

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp cũng vậy. Thường lấy mốc 5 năm làm kỳ hạn. Một, hai năm quá ngắn, tám năm, mười năm biến số lại quá lớn. Năm năm là con số phù hợp nhất.

Thời hạn 5 năm cũng rất phù hợp để quy hoạch cá nhân. Khi còn là sinh viên đại học, sẽ suy nghĩ 5 năm sau mình sẽ làm việc ở đâu? Cần phải có những thực lực tương xứng nào?

Những người đã đi làm sẽ suy nghĩ 5 năm sau mình sẽ ở trên cương vị chức vụ nào? Thu nhập là bao nhiêu? Phải bỏ ra hoặc cống hiến những gì?…

Quy hoạch tốt 5 năm của mình. Dành thời gian vào những việc có giá trị cao nhất. Con đường đi trong tương lai của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Trên thực tế, mỗi việc mà chúng ta làm đều có giá trị. Chỉ là giá trị cao hay thấp mà thôi. Bỏ hai tiếng đồng hồ để chơi game và dành hai tiếng đồng hồ để đọc sách có giá trị khác nhau rõ ràng.

Chơi game giúp bạn giải trí, thư giãn đầu óc trong vòng hai tiếng. Đó là lợi ích ngắn hạn. Đọc sách sẽ mang lại cho bạn những kiến thức suốt đời. Đó là lợi ích dài hạn.

Do vậy, hãy cố gắng tận dụng những khoảng thời gian có hạn vào những việc có lợi ích lâu dài. Khiến thời gian của bạn càng có giá trị hơn. Đó là một trong những con đường giúp nâng cao giá trị bản thân.

1-2, Đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và không ngừng sửa đổi

Rất nhiều người sau khi bước vào giảng đường đại học liền trở thành một con người hoàn toàn khác so với hồi cấp 3. Chán chường, đắm chìm trong game. Kết quả đến khi ra trường tìm việc. Trên CV không có bất cứ một điểm sáng nào. Đi đến đâu cũng mắc kẹt, bế tắc.

Lúc này sẽ xuất hiện hai tình trạng. Một là tỉnh ngộ, phấn đấu làm lại từ đầu. Hai là vất vưởng qua ngày, phó mặc cho số phận và sa sút từ đây.

Cuộc sống sau này của chúng ta như thế nào sẽ được quyết định bởi sự lựa chọn của ngày hôm nay. Mỗi sự lựa chọn ở hiện tại đều sẽ ảnh hưởng tới độ rộng cuộc đời sau này của bạn.

Bốn năm đại học bạn có thể chọn cách chìm đắm trong game, có được 4 năm hô mưa gọi gió. Hoặc cũng có thể lựa chọn cách khổ học. Giành được những kết quả, thành tích mà người khác không có được.

Cũng giống như việc quản lý thời gian. Những sự lựa chọn khác nhau cũng sẽ có được những lợi ích khác nhau. Mang lại những giá trị cuộc sống khác nhau.

Dĩ nhiên, sự lựa chọn dành cho mỗi chúng ta luôn là vô biên không giới hạn. Có người lựa chọn cách tích lũy, xây dựng mối quan hệ xã hội. Để sau khi tốt nghiệp, khởi nghiệp thành công. Có người lại say mê với công tác viết lách. Trở thành tác gia nổi tiếng.

Mỗi người đều có những độc đáo riêng của mình. Việc mà chúng ta cần phải làm đó là lựa chọn cho mình những con đường có giá trị nhất đối với tương lai. Đồng thời phải kiên trì bước đi tới cùng.

Một quyết định lựa chọn có thể thay đổi cả một đời người. Nhưng không có nghĩa là không thể sửa đổi. Giống như những người đã từng lầm lỡ trong suốt thời gian đại học. Sau khi nhận chức làm việc vẫn có cuộc sống khác.

Dù đã lựa chọn nhưng vẫn có thể thay đổi được. Bạn vẫn có thể thay đổi công việc, địa vị thông qua việc tìm kiếm cơ hội. Tham gia vào các lớp đào tạo kỹ năng, chuyên môn. Để sửa đổi sự lựa chọn trước đó, thay đổi cuộc đời.

Nếu không đủ dũng khí để đưa ra những sự thay đổi lớn. Vậy thì hãy bắt đầu thay đổi từ những thứ nhỏ nhất. Có thể là đọc một ít sách mỗi ngày.

>> Cách trở thành người giỏi nhất, người thành công[Phần 2]

2, Ngay từ bây giờ hãy bắt đầu học tập và hành động

Học tập và hành động sẽ quyết định giá trị cuộc  đời cao thấp của mỗi chúng ta.

2-1, Học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu

Tất cả mọi sự học hỏi đều là để giải quyết vấn đề. Bởi vậy, học hỏi có mục đích mới là phương pháp học tập chuyên sâu nhất.

Suy nghĩ vấn đề giúp chúng ta phát hiện, khai thác và nắm bắt kiến thức một cách tối ưu nhất. Suy nghĩ vấn đề là phương pháp tốt nhất để tương tác với kiến thức.

Giáo sư giáo dục học Linda Darling-Hammond của trường đại học Stanford luôn ra sức đề xướng học tập chuyên sâu. Và suy nghĩ vấn đề chính là một trong những hình thức chủ yếu của cách thức học tập chuyên sâu này.

Chúng ta đều biết rằng sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn là phương pháp học tập có hiệu quả nhất. Vấn đề then chốt trong giải quyết vấn đề đó là liên kết sử dụng tri thức.

Ở trường chúng ta được học rất nhiều các loại môn học khác nhau. Nhưng khi ra ngoài xã hội, rất nhiều vấn đề cần tới sự vận dụng linh hoạt những kiến thức mà chúng ta đã học để giải quyết. Chứ không chỉ là một môn học đơn nhất. Tức là để kiến thức xảy ra phản ứng hóa học.

2-2, Hành động ngay lập tức

Học dù nhiều đến mấy nhưng phải bắt đầu hành động mới được. Suy nghĩ kỹ càng rồi hành động chưa chắc đã đúng. Nhưng nếu hành động trước khi suy nghĩ kỹ càng có thể sẽ thu được nhiều lợi ích lớn hơn.

Có thể mục tiêu mà chúng ta thiết lập rất lớn. Không thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Để dần dần xây đắp mục tiêu lớn.

Vậy làm thế nào để hành động một cách có hiệu quả cao nhất. Phân cấp xử lý và giải quyết tập trung là những phương pháp tốt nhất. Tập trung giải quyết những vấn đề giống nhau, không những tiết kiệm thời gian mà còn mang lại hiệu quả làm việc cao hơn.

3, Mang lại cho bản thân những giá trị cao hơn

Làm thế nào để mang lại cho bản thân những giá trị cao hơn? Đối với xã hội hiện nay mà nói đó chính là khiến bản thân càng có sức cạnh tranh hơn.

Thực ra, bản thân của sự cố gắng đó chính là một loại tài năng mà ai cũng có. Vậy phải cố gắng như thế nào đây? Làm việc chuyên sâu, học hỏi chuyên sâu sớm đã trở thành những từ đại diện thể hiện hiệu quả cao hiện nay. Do vậy, cố gắng cũng cần phải chuyên sâu.

Nguyên lý thùng gỗ giúp chúng ta phát triển cân bằng trong các môn học tại trường. Có được những thành tích hơn người. Nhưng chắc chắn có một điều mà chúng ta đều chú ý đến đó là cấp ba bắt đầu phân nhóm tự nhiên, xã hội. Đại học cần phải lựa chọn những chuyên ngành khác nhau.

Những người có biểu hiện xuất sắc trong những lĩnh vực chuyên ngành thường được lãnh đạo đánh giá cao. Tóm lại đó là sự chuyên sâu.

Cố gắng một cách chuyên sâu tức là quan tâm phát triển ưu điểm của chính mình. Hơn nữa phải không ngừng thử thách những tầng cấp cao hơn. Đồng thời tiến hành một cách hoàn hảo và hết mình nhất.

Khi chúng ta đã tìm thấy điểm then chốt của vấn đề. Hãy ngắm chuẩn lấy một điểm và kiên trì cố gắng. Đến khi ấy dù không muốn giỏi, không muốn trở thành chuyên gia cũng không được.

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là những thứ bạn tin rằng quan trọng đối với chính mình và đem đến thành công cho những công việc bạn làm hằng ngày. Khi những việc bạn làm và cách bạn cư xử hòa hợp với các giá trị của bạn, cuộc sống dường như vui vẻ hơn và công việc không còn là gánh nặng. Ngược lại, khi công việc bạn làm đi ngược lại các giá trị bản thân, bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn, và chắc chắn, công việc của bạn sẽ không thành công như mong muốn.

Sẽ là điều lý tưởng khi những ưu tiên trong cuộc sống của bạn được xác định dựa trên giá trị bản thân. Ví dụ: bạn là người chăm chỉ, yêu công việc và nghề nghiệp bạn đang làm đòi hỏi bạn phải dành trên 8 tiếng làm việc tại văn phòng. Bạn không cảm thấy phiền mà còn rất vui vẻ tận hưởng công việc của mình. Chúc mừng bạn, giá trị bản thân và ưu tiên trong cuộc sống của bạn hoàn toàn hòa hợp với nhau.


Làm cách nào giá trị bản thân tạo nên sự khác biệt? Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kỹ năng và yêu thích công việc mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó.

Mặc khác, tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình sẽ giúp định hướng nghề nghiệp và dẫn bạn đến thành công. Một ví dụ điển hình cho việc can đảm theo đuổi giá trị bản thân chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra máy tính Mac. Dù chán ghét việc học tập ở môi trường đại học nhưng Steve Jobs lại có một niềm đam mê đặc biệt với các kiểu chữ. Chính niềm say mê này đã khiến ông theo học một khóa luyện viết chữ đẹp. Tại đây, ông đã học hỏi mọi thứ về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí tự khác nhau và về kỹ thuật in. 10 năm sau, Jobs cho ra đời chiếc máy tính Mac đầu tiên với một đặc điểm chưa từng có: người dùng có thể tùy chọn các kiểu font chữ phong phú và nhìn thấy kiểu chữ hiển thị ngay trên màn hình chứ không cần phải đợi cho đến khi in ra. Khi tham gia khóa học viết chữ đẹp này, hẳn Steve Jobs không hề nghĩ đến việc một ngày mình sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào.

 

Làm thế nào để xây dựng giá trị bản thân?

Giá trị tự nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là nhìn lại các trải nghiệm trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào và tự tin khi thực hiện? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Hãy liệt kê những trải nghiệm này ra giấy và xác định xem những yếu tố nào đã đóng góp vào sự thành công đó. Ví dụ: bạn vừa có một chương trình truyền thông tuyệt vời cho tổ chức. Theo bạn, yếu tố chính dẫn đến sự thành công của chương trình chính là câu slogan hấp dẫn hay trang Facebook với nhiều nội dung, hình ảnh mới mẻ, đặc sắc. Để làm được điều này, hẳn nhiên, bạn phải có một cái đầu luôn luôn bùng nổ với các ý tưởng và một trái tim nhiệt thành luôn dành hết tâm trí cho công việc. Đó chính là 2 giá trị của bạn: óc sáng tạo và nhiệt huyết.

Với cách làm này, bạn có thể khám phá ra rất nhiều giá trị đem đến hiệu quả cho công việc. Bước cuối cùng, hãy cẩn thận suy xét và “tuyển chọn” những giá trị cao nhất. Đây có lẽ là công việc khó khăn và quan trọng nhất. Khó khăn vì bạn phải nhìn sâu vào chính bản thân mình và quan trọng vì chính những giá trị mà bạn cho là quý giá nhất của bản thân sẽ làm nên sự khác biệt của bạn. Sau khi đã xác định được các giá trị “đắt” nhất của bản thân, bạn hãy không ngừng xây dựng và bồi đắp để các giá trị này ngày càng phát triển. Nếu như khi tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt niềm tin vào ứng viên có những giá trị phục vụ cho công việc vượt trội hơn những ứng viên khác thì trong khi làm việc, những giá trị nổi trội của bạn sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và mở rộng con đường thăng tiến.

Xem ngay vô vàn việc làm từ các công ty lớn misa tuyển dụng, toyota tuyển dụngkoi thé tuyển dụngbest express tuyển dụnglalamove tuyển dụngdoji tuyển dụng,... tại CareerBuilder

Video liên quan

Chủ Đề