Bán sâu đầu đỏ mồi 2023

Cách chọn chim trong vành khuyên mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 vành khuyên làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn , khỏe mạnh sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to[ vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực]. Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ.

Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ. Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già.Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%

Cách chọn chim vành khuyên hay: Theo tôi 1 bộ chim hay bao gồm: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới nếu được, còn ko thì mỏ duới mỏng cũng ổn rồi. Mỏ mỏng thì mỏ nhẹ, mỏ nhẹ thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Tiếp đến Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt. Đóng sâu thì độ mở mỏ con chim càng rộng, tiếng tốt, hơi lấy nhiều hơn, đặc biệt là khi đi thi dễ nhìn mỏ hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng.

Hầu phải nở. có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, ko vát nhiều. Hầu nở trước hết là khi nhìn nó líu hoặc chuyện thì sướng, thứ đến là con chim có hơi tốt, hầu thắt thường hay bỏ đòn, không đủ hơi.Mắt chọn con chim mắt treo cao lên trán, có độ lồi, nếu đựoc họa kép thì càng tốt, ko đựoc thì cũng ko quan trọng.Trán phải rộng, thường thì trán tròn hay bẹt tôi ít quan tâm vì nó đi lièn theo hàm rồi.Cổ không nên chọn cổ dài [dễ ngoái lộn], cổ vừa, ngắn tý cũng đựoc nhưng toNgực con chim phải có bộ ngực đầy đặn, nở nang, sáng mầu ​Lưng nhìn nghiêng con chim có độ cong trên lưng chút là tuyệt, chứ đừng vớ những em lưng phẳng, thứ 1 là phong thái về sau sẽ kém thứ đến là chim hèn. Chim lưng gù đuôi cụp là bộ chim quý, những con đấy hay cả trăm con. Dân gian còn có câu LƯNG QUY.Hậu nở, bản đuôi to dầy. Những con thế lực tốt, sâu, líu ko biết mệt mỏi.Đấy là một vài điều về chọn chim mộc mình muốn chia sẻ, tuy nhiên có nhiều con chim chẳng thuộc bộ dạng nào nhưng líu thì khỏi nói, hoặc có nhược điẻm này điểm kia nhưng lại mau và chịu đấu. Những trường hợp đó thì đúng là khó nói thật. Nhưng dù sao ta cũng sẽ tìm đựoc điểm hay về bộ dạng của con chim đó để tích thêm vào kho tàng bộ dáng của mình.

Một số loại thức ăn trái cây cho chim vành khuyên

Chuối Tây [ chuối sứ] : rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị ỉa chảyCam : giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám công Trung QuốcCà chua : được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹpDưa leo: giúp chim mát, lông mượt. Ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyênCà rốt: được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.Chuối [ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được, giống như hình trên] , dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ănCam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn Nguồn: Thienduongcacanh

Cách làm lồng bẫy chim chào mào ​

Ai cũng muốn có 1 cái lồng bẫy đẹp, gọn để thuận tiện cho việc sách đi bẫy ở những nơi xa xôi. 1 chiếc lồng bẩy tốt sẽ hỗ trợ thêm cho chú chim mồi dễ dàng bắt được chào mào bổi. Vì thế bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn đam mê thú chơi bẩy chào mào, có thể tự tay làm lồng bẩy chào mào cho riêng bản thân.

I. Chuẩn bị dụng cụ làm lồng bẫy chào mào

1. Kìm cắt

2. Kìm bấm: nên dùng loại kìm có tiết diện mỏng [khoảng 5-8mm], loại kìm thường đi kèm trong phụ tùng của các xe máy.

3. Nguyên liệu:

– Khung vợt cầu lông cũ [phải còn nguyên khung và cán]: cái này để làm khung chính cho lồng, trên cơ sở này ta có thể tạo ra một khung lồng cân đối, đẹp, gọn nhẹ [ý tưởng mới của mình, đã làm thành công 02 cái và rất hiệu quả];

– Dây kẽm W 2mm: khoảng 4-5m;

– Dây kẽm W 1,5mm: khoảng 2-3m;

– Dây kẽm mảnh [dùng để cột cố định];

– Lõi dây điện thoại [cũ]: dùng để đan nan lồng;

– Keo 502.

II. Cách làm lồng bẫy chào mào

1. Tạo khung lồng:

Bước 1: Khoan các lỗ định vị chính trên khung vợt: thông thường mỗi khung vợt cầu lông có tất cả 72 lỗ để đan lưới và nếu chia khung vợt làm đôi tính từ tâm cần đến đầu vợt thì mỗi bên có 36 lỗ.

– Khoan lỗ thứ nhất [dùng mũi khoan 2mm]: chính giữa tâm cần vợt và khung tròn [để xỏ dây kẽm sườn mái lồng].

– Khoan lỗ thứ 2: giữa lỗ số 7 và 8 [tính từ cần vợt ra]: dùng để định vị khung gắn các lò xo [sẽ hướng dẫn chi tiết sau]

– Khoan lỗ thứ 3: giữa lỗ số 10 và 11[tính từ cần vợt ra]: để xỏ khung sườn ô van trên

– Khoan lỗ thứ 4: giữa lỗ số 18 và 19[tính từ cần vợt ra]: để xỏ khung sườn giữa

– Khoan lỗ thứ 5: giữa lỗ số 28 và 29[tính từ cần vợt ra]: để xỏ khung sườn ô van đáy

Sau khi đã khoan xong các lỗ định vị chính, các bạn khoan tiếp 4 lỗ giữ lỗn thứ nhất và thứ 2 [mỗi lỗ cách nhau 1,5mm để sau này ta xỏ nan mái lồng qua]

Bước 2: Uốn khung sườn trên và khung sườn đáy:

khung bầu dục đáy lồng có chiều dài 80cm cung chia làm 4 phần và được hình ntn

– Dùng kẽm 2mm duỗi thẳng, cắt một đoạn dài 65 cm uốn thành hình ô van với chiều rộng là 12 cm và chiều dài là 23 cm [cách làm như trên].

Đường chạy dài mặt lông bẫy có chiều dài dài hơn hình bầu dục của lụp 1 tý để có thể uốn hơi vòm

Bước 3: Ráp khung sườn trên và đáy vào khung vợt:

– Cho khung sườn trên vào lỗ khoan số 3, nhớ để mối nối lệch khung 2-3 cm sau đó các bạn dùng ống nhựa cứng [hoặc ống thép càng tốt] để nối mối nối [tôi thường dùng ống nhựa của cây kẹo mút mà trẻ em hay ăn ý để nối], khi ráp vào nhớ co một ít keo 502 thì ok luôn.

– Cho khung sườn đáy vào lỗ khoan thứ 5 [cách làm giống như trên]. – Định vị khung sườn trên cho đúng tâm rồi bẻ gập hai đầu với góc từ 85-95 độ là đẹp.

– Cắt chóp đáy của khung vợt, phần giữa lỗ vợt thứ 29 để bắt thanh ngang của đáy lồng

– Tiếp theo luồn đoạn kẽm 2mm qua lỗ thứ nhất [chính tâm khung vợt] để bắt khung sường mái lồng

– Bắt tiếp bốn khung chống hai bên khung lồng cho khung chắc chắn, rồi bắt tiếp thanh dọc dưới đáy để cố định đầu khung sườn trên và khung sườn đáy

Như vậy là ta đã có khung lồng cơ bản, cân đối và đẹp

Bước 1: Làm lò xo:

– Trước tiên các bạn kiếm một, hai cái lốp xe máy cũ [nên tìm loại lốp không ruột của các loại xe đời mới thay ra, vì lốp này có triên xe cứng, dẻo và đẹp]; dùng dao bén lóc lớp cao su vành ngoài để lấy triên xe, mỗi bên triên có 03 vòng dây, mỗi dây dài khoảng 2-3m].

– Tiếp theo các bạn làm một cái cỡ để uốn lò xo bằng cách dùng một thanh gỗ 3x3cm hoặc tấm ván có độ dày 2cm; cắt một cộng thép W 2mm dài khoảng 2,5-3cm đóng vào đầu thanh gỗ, sau đó dùng đinh 2 cm đóng cạnh cây thép cách 0,5cm [nhớ đóng đầu đinh cho gần sát mép ván, chỉ chừa khoảng 1mm và đẹp để cố đình một đầu dây thép]. Khi đã làm xong cái cỡ, các bạn cắt một đoạn triên xe dài khoảng 30-35cm, sau đó cho một đầu tì vào đầu đinh nhớ chừa một đoạn khoảng 10cm, quấn quanh thanh kẽm làm cỡ theo chiều kim đồng hồ cho đến khi lò xo có độ dài khoảng 1,8cm là vừa [khoảng 15-18 vòng], quấn 02 cái; sau đó quấn ngược chiều kim đồng hồ, làm 02 cái nữa. Thế là ta đã có 04 chiếc lò xo cho lồng bẫy rồi. Bước 2: Làm giá đỡ lò xo: – Tiếp theo là ráp giá đỡ lò xo vào khung lồng: các bạn cắt hai đoạn dây kẽm đường kính 1,5mm, dài khoảng 20cm, sau đó luồn qua lỗ khoan thứ 02 trên khung cây vợt, chia đều và bẻ gấp lại thành hình chữ V, sau đó quấn vào hai bên khung sườn trên [xem ảnh]

Lưu ý: Nhớ vào hai bên cho thật đều nhau.

Sau khi đã xong phần cố định giá đỡ lò xo, các bạn gắn lò xo vào giá đỡ, nhớ gắn sao cho cần lò xo đẩy xuống phía dưới [tức một bên cần sập có một cái lò xo quấn theo chiều kim đồng hồ và một cái ngược lại, tránh trường hợp gắn nhầm chỉ có một bên bậc xuống hoặc cả hai bên đều bậc ngược lên trên là hỏng bét].

– Sau khi cho cả bốn lò xo vào đúng vị trí, các bạn đo và làm dấu giá đỡ tính từ khung sườn trên ra khoảng 2cm, dùng kìm bẻ gập xuống và gắn cố định vào khung vợt luôn [xem kỹ hình chụp trên]. Lưu ý: Phải đo cho giá của 04 lò xo đều nhau, tránh so le, mất thẩm mỹ. Cách gắn lò xo này có điểm lợi là khi lò xo hỏng [rất hiếm gặp trường hợp này] ta có thể dễ dàng thay lò xo khác mà không ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác của lồng.

3. Làm khung sập và giá đỡ khung sập:

Sau khi đã ráp xong lò xo vào giá đỡ, các bạn sẽ lắp khung sập của bẫy và giá đỡ khung sập.

Lưu ý: nhớ uốn sao cho hai khung đều bằng nhau để khi lắp vào, dương khung sập lên không bị so le là đẹp.

Bước 2: Tiếp theo là ráp giá đỡ khung sập: cắt hai đoạn kẽm đường kính 1,5mm có độ dài khoảng 20cm, gấp làm đôi, sau đó uốn đều và lắp vào đầu của khung sườn trên rồi bẻ đầu của giá đỡ dư ra khoảng 0,8cm là đẹp [xem hình].

Ghi chú: việc thiết kế giá đỡ này, tùy theo mỗi kiểu lồng sẽ có nhiều cách khác nhau, nhưng với cách nàu của mình, nhìn sẽ thẩm mỹ và gọn hơn, không cần phải làm thêm lẫy cài khung sập.

4. Làm cửa lồng:

Có nhiều cách làm cửa lồng: cửa mở xuống đáy; cửa mở ngang và cửa rút lên. Nhưng cửa rút lên là hiệu quả nhất khi sang chim sang lồng bẫy [các loại cửa khác dễ có nguy cơ…xổng chim mồi].

Bước 1: Làm hai trụ chính của khung cửa với chiều rộng 6-6,5cm, cao 7,5-8cm.

Bước 2: Uốn thanh đỡ nan cửa lồng: các bạn làm cái cỡ bằng cách đóng hai thanh kẻm đường kính 1,5mm vào đầu thanh gỗ với khoảng cách 1,5cm, sau đó uốn tròn thành 05 lỗ [để xỏ nan cửa lồng]

Bước 3: Vào nan cửa lồng

5. Làm cần lẫy và lẫy sập:

Bước 1: Làm cần lẫy – Các bạn chọn và cắt một đoạn triên xe dài khoảng 20cm, gắn một đầu cố định vào khung sườn mái lồng [cách đầu giá đỡ khung sập khoảng 1/3, tính từ đầu mái lồng đến cần vợt]; tiếp theo đo gần chạm cần treo lồng, các bạn cắt phần thừa và dùng kìm uốn khoen trên đầu [để sau này khi ráp lưới rồi ta gắm vào lẫy sập].

Bước 2: Làm lẫy sập: – Lẫy sập thông thường có 3 kiểu:

+ Lẫy trược trên [lẫy móc]: loại này thường ít nhạy, chỉ dùng cho những lồng bẫy khướu, than, mi, vì những loài chim này hăng đá và chim mồi thường hay nhảy lồng lộn khi gặp chim trời, vì vậy nếu dùng các loại lẫy khác thường dễ bị…sập chưng hửng, làm chim trời sợ không dám đấu đá nữa.

+ Lẫy trược xuống: Loại này khá nhạy, dùng cho bẫy chào mào là hợp nhất

Theo kinh nghiệm, mình thường thiết kế lẫy cho lồng bẫy chào mào là loại trược xuống Các bạn dùng tăm xe đạp [nan hoa] để làm lẫy, nhớ khi đo và ráp chuẩn rồi, các bạn dùng dũa, dũa nhắn phần rem phía sau của đầu tăm xe để tạo độ nhẵn, gảm ma sát giữa lẫy và khung sập.

+ Lẫy chốt: loại này rất nhạy, thường dùng làm cho các lồng bẫy khuyên và chim sâu, dùng cho các loại bẫy khác vẫn tốt tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chim mồi sung quá, nhảy nhiều khi gặp chim trời dễ xảy ra trường hợp bẫy sập khi chim trời đang đấu.

Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi chim cảnh trên internet [ Chim chào mào – Thiên Đường Cá Cảnh ]

Nguồn gốc chim sâu đầu đỏ

Sâu đầu đỏ thuộc họ Chim sâu có tên khoa học là Dicaeum, có nguồn gốc từ Indonesia sinh sống ở rừng cận nhiệt đới và nhiệt đới ẩm thấp và rừng ngập mặn, đối với ở Việt Nam sâu đầu đỏ được phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam tập trung nhiều nhất ở Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ và Trà Vinh.

Đặc điểm ngoại hình chim sâu đầu đỏ

Về viền lông trước ngực: chim sâu trống sẽ có màu đen đậm, ngược lại chim sâu mái sẽ có viền lông màu nhạt hơn chim trống.

Đặc điểm tính cách chim sâu đầu đỏ

Sâu đầu đỏ thuộc họ chim sâu, hình dáng và kích thước nhỏ hơn so với một số loại chim thông thường, có tính cách nhanh nhẹn nhưng rất hung hăng

Cách chăm sóc chim sâu đầu đỏ

Nuôi chim đúng cách:

Chim sâu đầu đỏ thường được nuôi ở trong lòng được làm bằng nan tre và trang bị một cốc nước, một công thức ăn đựng sâu quy hoặc cám chuyên dụng dành cho chim, người nuôi phải thật đặc biệt chú ý vệ sinh lồng thật kỷ thường xuyên thay nước và cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chim ăn tránh cho chim bị chết vì quá đói và kiệt sức.

Thuần chim sâu bổi:

Sau khi bẫy được chim về bạn hãy nhốt nó vào lòng và trùm lòng lại bằng một tấm vải để tránh cho chim nhìn thấy người vì ở giai đoạn này chúng rất nhút nhát, Nhưng bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chúng, mỗi ngày bạn hé tấm vải trùm ra một tí để cho chim quen dần với con người, cứ như vậy cho đến khi chim không còn nhát nữa là thành công.

Chế độ dinh dưỡng sâu đầu đỏ

Ở ngoài đời sống tự nhiên chim sâu đầu đỏ ăn các thức ăn chính là sâu, đôi khi chúng cũng ăn các loại trái cây mọng ngọt nhỏ, hút mật của một số loại hoa dại và ăn cả những loài động vật nhỏ như là Cào Cào, Nhện và côn trùng nhỏ.

Điều kiện nuôi nhốt sâu đầu đỏ cũng có thể ăn được các loại thức ăn chuyên dụng như là cám cho chim ăn, trứng kiến, sâu quy… Nhưng đòi hỏi bạn phải tập cho chúng những loại thức ăn này thì chúng mới có thể ăn được vì ở đời sống tự nhiên chúng không quen ăn những thức ăn này.

Vấn đề sức khỏe của chí sâu đầu đỏ

Nuôi chim sâu đầu đỏ phải để ý vì chúng thường bị tiêu chảy khi ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, do đó nên cẩn trọng trong khâu lựa chọn thức ăn an toàn cho chim. Trường hợp bị nhẹ chim sẽ tự khỏi, nếu không bạn có thể ra ngoài mua thuốc tiêu chảy cho chim. Các chuồng nên thiết kế có máng phân để dễ dàng vệ sinh và hạn chế chim bị mạt cắn. Các chuồng gà, bồ câu cũng có thể lây lan bệnh cho chim sâu đầu đỏ, tốt nhất nên để các lồng xa nhau.

Huấn luyện sâu đầu đỏ mồi

Cách nhận biết chim sâu đầu đỏ thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về các giống thuần chủng của chim sâu đầu đỏ.

Các giống lai của chim sâu đầu đỏ trên thị trường

Hiện tại chưa có thông tin về các giống lai của chim sâu đầu đỏ.

Gía bán chim sâu đầu đỏ trên thị trường hiện nay

Chim sâu đầu đỏ chuyền 200k/trống

Sâu đầu đỏ mồi 1.200.000 đ

Mua chim sâu đầu đỏ ở đâu uy tín tại TPHCM HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí

Chủ Đề