Bản thân em có phải là người thích sống kỷ luật không vì sao

Theo em, kỉ luật có làm mất tự do của mỗi người không? Cuộc sống cần kỉ luật không? Vì sao?

Trình bày suy nghĩ của em về tính kỉ luật

  • Suy nghĩ của em về tính kỉ luật - Mẫu 1
  • Suy nghĩ của em về tính kỉ luật - Mẫu 2
  • Suy nghĩ của em về tính kỉ luật - Mẫu 3

Suy nghĩ của em về tính kỉ luật - Mẫu 1

Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Trên con đường ấy, có nhiều đã đi lệch hướng và không bao giờ đến đích. Đó không hẳn là vì họ chưa cố gắng mà là do bản thân chưa có tính kỉ luật, bởi Jim Rohn từng nói: “Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu”.

Kỉ luật là sự tuân theo các nguyên tắc, luật lệ, quy định chung được đặt ra nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống. Khi bạn là một người kỉ luật thì mọi vấn đề diễn ra đều được nắm bắt và kiểm soát dễ dàng. Nhưng là một người kỉ luật không có nghĩa là bạn làm theo những điều người khác đặt ra mà bạn phải tự đặt điều lệ riêng cho bản thân, làm được điều đó thì bạn sẽ trở nên khác biệt và tách mình ra khỏi cộng đồng để tiến xa hơn.

Trong cuộc đời cũng vậy, đôi khi chính những yếu tố ta cho rằng kiềm hãm mình, lại là yếu tố giúp chúng ta bay cao, đó chính là bản chất cốt lõi của kỷ luật.

Khi có tính kỉ luật cao thì mọi rắc rối sẽ được giải quyết dễ dàng hơn và ta sẽ trở nên năng động hơn trong mọi việc. Nhờ vậy, ta cũng sẽ có thêm ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Tính kỉ luật cũng sẽ giúp ta đi đúng hướng đến thành công, nó sẽ giúp ta xác định rõ mục tiêu cần thực hiện và tránh cho ta không kiệt sức trên đường đi. Nhiều người vẫn thường đưa ra những lời bao biện cho sự bỏ cuộc và đi tìm con đường ngắn hơn để đi. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không bao giờ có đường tắt đến thành công mà chỉ có một hướng đúng và chính tính kỉ luật sẽ đưa bạn đến.

Khi có tính kỉ luật thì bạn sẽ vượt trội hơn mọi người khác, bạn sẽ là tâm điểm để được mọi người tin tưởng và cùng làm việc. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu mỗi buổi sáng bạn đều muốn ngủ thêm một ít nữa thì bạn sẽ trễ giờ đến cơ quan. Có thể mọi người xung quanh sẽ không trách mắng nhưng họ sẽ không tin tưởng bạn, hay công việc sẽ không mất đi nhưng bạn sẽ không bao giờ được thăng tiến cao hơn. Kỉ luật chỉ đơn giản là những việc nhỏ như thế nhưng nếu bạn không tự thay đổi để làm đúng thì cơ hội thành công sẽ không bao giờ đến.

Người Việt Nam ta nổi tiếng thông minh hơn cả Pháp hay Nhật nhưng vì lý do gì mà đã nhiều năm trôi qua, chúng ta chẳng thể bắt kịp nền kinh tế của Nhật? Đó là vì mỗi người dân Nhật Bản đều tự ý thức được tầm quan trọng của kỉ luật và họ luôn tự giác thực hiện theo. Đó là thứ mọi đứa bé Nhật được dạy từ khi vừa vào mẫu giáo. Còn người Việt Nam ta đến cả bố mẹ còn không có tính kỉ luật làm sao dạy được trẻ con. Vì thế kỉ luật là điều mà cả xã hội đều phải có và mỗi đứa trẻ,mầm non tương lai của đất nước cần phải được dạy và khuyến khích phát triển điều ấy từ phía gia đình và nhà trường.

Chính nhờ biết kỉ luật, con người dần khắc phục được những hạn chế của bản thân, loại bỏ thói xấu, hình thành phẩm chất tố đẹp, nâng cao năng lực, làm tăng khả năng thành công trong công việc và đời sống. Người có tính kỉ luật thường tạo được cảm hứng làm việc cho người khác, trở thành gương mẫu để người khác học hỏi và làm theo.

Tuy nhiên, kỉ luật không phải tự ràng buộc bản thân vào những điều vô lý hoặc không phù hợp, vì nếu cố gắng làm thế thì ta chỉ đang lãng phí thời gian. Ta cần phải xem xét và nhận định đúng về tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của một điều luật lên công việc. Chuck Yeager đã từng nói: “Luật lệ được tạo ra cho những người không sẵn lòng xây dựng luật lệ cho bản thân mình”. Vì vậy ta hãy chủ động thay thế chúng bằng những điều luật của riêng mình. Nếu nhà trường quy định bảy giờ sáng sẽ bắt đầu vào học không có nghĩa là đúng giờ đó ta mới đến trường, mà thay vì vậy hãy đến sớm hơn để phòng tránh mọi vấn đề có thể xảy ra. Đừng vội thấy việc tuân theo đúng một luật lệ là khó khăn rồi bỏ cuộc hoặc cho rằng điều luật ấy không cần thiết.

Chúng ta không ai là hoàn hảo và chẳng có ai có được cuộc sống như mong muốn nhưng nếu chịu khó rèn luyện tính kỉ luật thì những điều đó sẽ không là vấn đề. Kỉ luật đôi khi có thể mang cho ta những kết quả tốt ngoài mong đợi nhưng nó đòi hỏi ta phải tập chấp nhận và thực hiện tốt hằng ngày. Nhưng nếu bạn đã rèn luyện thành công thì những điều ta cần tuân theo sẽ trở thành một thói quen tốt. Tất cả mọi người đều có chung điểm xuất phát nhưng do luôn tuân theo kỉ luật và xác định đúng mục tiêu nên mới có những người thành công như Bill Gates hay Steve Job.

Cần nghiêm khắc với bản thân và cởi mở với người khác. Đừng áp dụng sự kỉ luật của mình đối với người khác, điều đó là khiên cưỡng, không phù hợp, dễ dẫn đến kết quả tồi tệ. Xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng, khoa học và kiên trì với kế hoạch ấy. Sống khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư, không tham lam, ích kỉ, hay ganh đua với người khác. Nghiêm khắc tuân thủ quy định của nhóm, tập thể, hướng đến công việc và lợi ích chung, không lơ là, tắc trách, buông bỏ trách nhiệm.

Đôi khi kỉ luật cũng có lợi cho cả cá nhân lẫn cộng đồng, đã bao giờ bạn cảm thấy khó chịu khi đã đến hạn nộp báo cáo mà người chung nhóm với bạn vẫn chưa làm xong. Chỉ vì một người không coi trọng kỉ luật mà làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Hay khi tham gia giao thông, nhiều người mất kiên nhẫn nên bỏ qua những điều luật để gây ra tai nạn không mong muốn. Chúng ta có thể lựa chọn giữa chịu đựng kỉ luật hoặc nhận lấy sự thất vọng, vì vậy ta hãy tự tôn trọng bản thân và xã hội bằng cách trở thành một con người kỉ luật.

Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật. Lừa lọc và dối trá không cho chúng ta điều gì tốt đẹp cả, nó chỉ làm xấu danh dự, nhân phẩm của một con người. Kỉ luật là tự do. Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê. Vì vậy, ta đừng vì những khó khăn trước mắt mà ngừng cố gắng để đạt được. Rèn luyện tính kỉ luật tuy rất khó khăn nhưng đằng sau nó có thể tạo nên nguồn sức mạnh đưa ta đến thành công.

Viết đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật hay nhất

Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống - Mẫu 1

Khi nhắc đến tính kỉ luật Sybil Staton cho rẳng: “Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình”. Quả đúng như vậy, kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách tạo ra tính tự chủ. Nói đến kỉ luật mọi người thường cho rằng người có tính kỉ luật luôn luôn cứng nhắc, giáo điều. Thế nhưng khi chúng ta tự áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành. Tính kỉ luật giúp chúng ta có thái độ đúng đắn khi buộc chúng ta phải hành động chứ không phải làm việc theo cảm hứng. Đây là chìa khóa của sự thành công và hạnh phúc bởi khi chúng ta hành động và tuân thủ tính kỉ luật thì sớm muộn chúng ta sẽ được hưởng trái ngọt từ công sức của quá trình lao động bền bỉ. Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Chính vì vậy chúng ta cần biết đưa mình vào tính kỉ luật để chối từ nhưng lời mời gọi liên tục của bạn bè; chối từ những thú vui vô bổ để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên sau khi hoàn thành công việc chính các bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình những cuộc vui khác. Người ta thường nói rằng, thành công vốn là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỉ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.

Video liên quan

Chủ Đề