Bằng hệ thống kiến thức ngữ văn 7 kì 1

138,000 ₫

Nội dung cuốn sách Làm chủ kiến thức Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy lớp 7 tập 1:

  • Sơ đồ tư duy các bài đọc hiểu theo chương trình ngữ văn lớp 7 kì 1.
  • Phần Đọc hiểu được triển khai từ khái quát đến chi tiết.
  • Phần Thực hành Tiếng Việt, cung cấp những kiến thức tiếng Việt cần thực hành.
  • Phần Viết, hệ thống kiến thức trọng tâm đối với một văn bản viết.
  • Phần Nói và nghe, hệ thống các bài nói và nghe theo chủ đề.

Kiến thức đạt được sau lộ trình học với bộ sách:

  • Đạt được những khối lượng kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 kì 1.
  • Nâng cao khả năng Ngữ văn lớp 7 của các em.

Đọc thử

+ Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…

- Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.

Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” [Tạ Duy Anh] là đề tài gia đình [xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả] và là đề tài trẻ em [xét theo nhân vật trung tâm của truyện].

*Chi tiết: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng [thiên nhiên, con người, sự kiện] nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.

  1. Tính cách nhân vật: Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
  1. Thay đổi kiểu người kể chuyện

- Trong một chuyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai ba người kể chuyện ngôi thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

2. Kiến thức về thơ

  1. Thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Hình thức: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ [tiếng] trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

- Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vần có thể gieo liên tiếp [vần liền] hoặc cách quãng [vần cách], cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ [vần hỗn hợp],...

- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2, thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên nhịp thơ cũng có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.

  1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ:

- Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.

- Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.

  1. Hình ảnh trong thơ

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống [con người, thiên nhiên,...] nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.

  1. Nhịp thơ

- Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.

3. Tuỳ bút, tản văn

- Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

2. Phần tiếng Việt

a. Nói giảm nói tránh

b. Số từ và phó từ

c. Từ ngữ địa phương

3. Phần làm văn

a. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

c. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

d. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

e. Viết văn bản tường trình

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

*Đề bài

Văn bản Bầy chim chìa vôi

Câu 1: Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông?

  1. Những con chim chìa vôi non có thể sẽ bị chết đuối
  1. Những con cá bống của bố bị người ta bắt mất
  1. Những con chim chìa vôi không thể bay về tổ
  1. Những con cá bống của bố bị cuốn đi nơi khác

Câu 2: Đâu là tính cách của nhân vật Mên?

  1. Có trách nghiệm, biết suy nghĩ
  1. Biết quan tâm mọi thứ xung quanh
  1. Yêu động vật, thiên nhiên
  1. Tất cả đáp án trên

Văn bản Đi lấy mật

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

  1. Kể lại việc lần đầu An gặp tía nuô
  1. Kể lại việc An gặp Võ Tòng
  1. Kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh
  1. Kể lại cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

Câu 4: Theo nhân vật “tôi”, từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách nào?

  1. Nuôi ong trong tổ nhân tạo

B.Theo dấu đường bay của những con ong về tổ

C.Dùng sào cắt tổ ong trên một cái cây bất kì

D.Trèo lên tổ ong trên một cái cây bất kì

Văn bản Ngàn sao làm việc

Câu 5: Không gian được miêu tả trong bài thơ Ngàn sao làm việc là?

A.Sông nước

B.Đồng quê

  1. Sân vườn
  1. Triền đê

Câu 6: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?

A.Hối hả

B.Mệt mỏi

C.Phấn khích

D.Thong dong

Văn bản Đồng dao mùa xuân

Câu 7: Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về nội dung gì?

  1. Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả
  1. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh
  1. Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến
  1. Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

Câu 8: Bài thơ Đồng dao mùa xuân chủ yếu gieo vần gì?

A.Vần tiếp

B.Vần cách

C.Vần lưng

D.Vần trắc

Văn bản Gặp lá cơm nếp

Câu 9: Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết về nội dung gì?

  1. Tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước
  1. Tình cảm của người lính dành cho những người đồng đội của mình
  1. Tình cảm nhớ thương của người cháu dành cho người bà
  1. Tình cảm nhớ thương của con dành cho người cha nơi chiến trường

Câu 10: Hãy cho biết bài thơ Gặp lá cơm nếp gieo vần như thế nào?

  1. Vần chân
  1. Vần cách
  1. Vần liền
  1. Vần tiế

Văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu 11: Văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ kể lại câu chuyện của những nhân vật nào?

  1. Hai mẹ con và hai bố con

B.Hai người bạn và hai anh em

C.Hai bố con và hai chú cháu

D.Hai bà cháu và hai chị em

Câu 12: Trong câu chuyện Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ, câu văn: “Những bông hoa chính là người đưa đường” đã cho ta hiểu điều gì?

A.Bông hoa là những vật đẹp đẽ nhất trên thế giới

B.Cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa nếu thiếu hoa

C.Thế giới chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình

D.Một món quà bao giờ cũng đẹp

Văn bản Người thầy đầu tiên

Câu 13: Truyện Người thầy đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C.Ngôi thứ ba

D.Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 14: An-tư-nai từng ước thầy An-tư-nai là?

  1. Anh ruột
  1. Em ruột

C.Bố

D.Bạn thâ

Văn bản Quê hương

Câu 15: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người ở quê hương ông?

  1. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương
  1. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm
  1. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương
  1. Tất cả đáp án trên

Câu 16: Nội dung của hai câu thơ sau là gì?

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

A.Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ

B.Miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân làng chài

C.Giới thiệu nghề nghiệp, vị trí địa lí của làng quê nhà thơ

D.Tất cả đáp án trên

Văn bản Mùa xuân nho nhỏ

Câu 17: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

  1. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
  1. Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời

C.Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh

D.Tất cả đáp án trên

Câu 18: Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chính nào?

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

  1. So sánh
  1. Hoán dụ
  1. Ẩn dụ
  1. Nhân hóa

Văn bản Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt

Câu 19: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là?

  1. Miêu tả
  1. Biểu cảm
  1. Tự sự
  1. Nghị luận

Văn bản Chuyện cơm hến

Câu 20: Không chỉ giới thiệu về một món ăn, Chuyện cơm hến còn có nội dung gì?

  1. Khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn
  1. Giới thiệu về con người xứ Huế
  1. Giới thiệu vùng đất du lịch Cố đô Huế
  1. Tất cả đáp án trên

2. Phần tiếng Việt

a. Nói giảm nói tránh

Câu 1: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A.Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

B.Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

  1. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D.Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:

“Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ”

A.không về

B.một mình

C.núi cũ

D.hai mươi năm

Câu 3: Tác dụng của biện pháp nối giảm nói tránh trong câu sau là?

“Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lê nin, thế giới Người hiền”

  1. Giảm cảm giác đau buồn
  1. Tôn trọng người đối thoại với mình
  1. Nhận xét một cách tế nhị, lịch sử, có văn hóa
  1. Giảm cảm giác thô tục, thiếu lịch sự

b. Số từ và phó từ

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào chứa số từ?

A.Tất cả các em học sinh khi đến trường đều phải mặc đồng phục theo quy định

B.Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi

C.Từng trang vở đều gợi lại những ký ức đẹp đẽ của thời học sinh

D.Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp

Câu 5: Xác định câu không chứa số từ trong những câu sau:

A.Dân tộc Việt Nam là một.

B.Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi

C.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D.Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp

Câu 6: Ý nghĩa của phó từ trong câu sau là gì?

“Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được”

A.Chỉ sự phủ định

B.Chỉ sự tiếp diễn

C.Chỉ kết quả

D.Chỉ mức độ

c. Từ ngữ địa phương

Câu 7: Thế nào là từ ngữ địa phương?

A.Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu

B.Là từ ngữ chỉ được dùng ở một [một số] địa phương nhất định

C.Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

D.Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 8: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau chủ yếu ở vùng miền nào?

Đồng chí mô nhớ nữa

Kể chuyện Bình – Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

A.Miền Bắc

B.Miền Nam

C.Đây là từ ngữ toàn dân

D.Miền Trung

Câu 9: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào được sử dụng từ địa phương?

A.Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

B.Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

C.Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

D.Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương

Câu 10: Những từ ngữ ba, má, bạc hà, chả lụa thuộc từ ngữ vùng miền nào?

A.Từ ngữ địa phương Bắc Bộ

B.Từ ngữ địa phương Trung Bộ

C.Từ ngữ địa phương Nam Bộ

D.Từ ngữ toàn dân

3. Phần làm văn

a. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

Đề 1: Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi

Đề 2: Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Đề 1: Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp

Đề 2: Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

c. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Đề 1: Em hãy phân tích nhân vật mà mình yêu thích trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của tác giả Nguyễn Quang Thiều

Đề 2: Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi

Đề 3: Phân tích nhân vật Đuy –sen trong truyện “Người thầy đầu tiên”

d. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Đề 1: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Chủ Đề