Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > MUA SẮM, TIÊU DÙNG > THỰC PHẨM GIA ĐÌNH >

Đầu giờ sáng 27/8 (1/8 âm lịch), chị Nguyễn Thu Hằng (sống ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có mặt tại tiệm bánh trung thu Bình Chung ở mặt phố Xuân Đỉnh (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để mua về thắp hương.

“Ngày mùng một, tôi muốn tìm về hương vị truyền thống nên đi xe máy 5km đến đây mua 4 cái bánh nướng, 4 bánh dẻo nhân thập cẩm về thắp hương”, chị Hằng nói.

Tại tiệm này, bánh nướng và bánh dẻo nhân thập cẩm có giá 40.000 đồng/chiếc. Chủ cơ sở này cho hay, do ảnh hưởng của bão giá, chi phí thuê nhân công tăng nên tiệm tăng giá bán để bù chi phí sản xuất.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Khách xếp hàng chờ mua bánh trước cửa tiệm Bình Chung.

Cũng theo chủ tiệm, lượng khách mua bánh trung thu đang tăng lên. Đây là mùa bánh trung thu đầu tiên sau 2 năm dịch bệnh COVID-19 mà càng sát trung thu, lượng khách càng đông lên và dần phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa bằng được so với trước dịch. "Mong rằng đến cận trung thu, lượng khách sẽ quay trở về như thời điểm chưa có COVID-19”, chủ tiệm nói.

Theo quan sát của phóng viên, từ khoảng 8h, hầu như lúc nào khách hàng cũng xếp kín trước cửa tiệm bánh Bình Chung, 3 nhân viên liên tục gói hàng cho khách.

Ngay phía đối diện bên kia đường là tiệm bánh Sinh Hùng, cả chủ và nhân viên cũng thoăn thoắt tay chọn bánh, hộp, gói theo yêu cầu của khách hàng.

Bà Đỗ Nhuận, chủ cơ sở này, cho hay: “Người mua ít một hộp 4 chiếc, nhiều thì cả chục chiếc. Nhưng lượng khách sáng nay không đông bằng chiều tối thứ sáu. Họ mua về thắp hương mùng một”.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Giá bánh được niêm yết ngay trên tủ hàng để khách hàng dễ nắm bắt.

Giá bánh trung thu của tiệm này dao động ở mức 30.000 - 65.000 đồng/chiếc; thấp nhất là vị thập cẩm truyền thống, đậu xanh, hạt dưa cỡ nhỏ với 30.000 đồng. Đắt nhất là bánh thập cẩm gà quay trứng mặn 65.000 đồng.

Cách đó khoảng 600 m, tiệm bánh Đinh Tỵ nằm sâu trong con ngõ nhỏ nhưng không vì thế mà kém nhộn nhịp. Khách hàng cũng tấp nập ra vào tiệm từ sáng sớm, mỗi người chọn cho mình một vài hương vị bánh trung thu truyền thống trước khi ra về.

Nhân viên bán hàng tại đây cho biết, vì tiệm bánh nằm sâu trong ngõ, ít người qua lại nên khách hàng đến đây có thể thong dong vừa xem bảng giá vừa lựa chọn các loại hộp bánh phù hợp để làm quà biếu hoặc mang về thắp hương.

Mùa trung thu năm nay, tiệm Đinh Tỵ tung ra thị trường các dòng bánh trung thu nhân truyền thống như trứng muối, gà quay xá xíu, đậu xanh, đậu đỏ… với mức giá dao động 40.000 - 65.000 đồng.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Giá bánh tăng khoảng 3.000 - 5.000 đồng mỗi chiếc so với những năm trước.

Nhân viên cũng cho biết, để bù vào chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng, mỗi bánh chiếc bánh năm nay đắt hơn trước 5.000 đồng. Đây cũng là mức tăng phổ biến của hầu hết tiệm bánh trung thu tại Xuân Đỉnh.

Trong khi đó, các quầy bánh trung thu hiện đại nằm rải rác khắp các con phố tại Hà Nội, tuy xuất hiện sớm và trưng bày bắt mắt, lại khá vắng khách. Mảng thị trường này trầm lắng, kém sôi động hơn so với những năm trước khi xảy ra đại dịch.

Chị Thu Hằng, nhân viên bán bánh trung thu hiệu Thu Hương trên phố Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), kể, trước đây, khách có thể mua 6-10 chiếc nhưng giờ mua 4-5 chiếc. Người dân tiết kiệm tiền do giá cả nhiều hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

"Ngay như bánh trung thu, chúng tôi bán mỗi chiếc cũng tăng 1.000 - 2.000 đồng vì nguyên liệu ngày càng đắt đỏ”, chị Hằng chia sẻ.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Các quầy bánh trung thu hiện đại vẫn tương đối vắng vẻ.

Chị Hằng thông tin, có nhiều hôm ngồi bán hàng ở quầy từ sáng đến quá 11h trưa vẫn chưa có khách hỏi mua.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với nhiều thương hiệu khác. Các nhân viên bán hàng tại quầy cho hay, lượng khách mua bánh trung thu vẫn chưa nhộn nhịp, phần lớn mới chỉ đi khảo giá.

Chị Thảo, bán bánh trung thu Hữu Nghị tại phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội), nói: “Năm nay rất vắng khách. Tôi nhớ những năm trước, tầm này người ta đi mua bánh trung thu để tặng, biếu, thậm chí để ăn từ sớm... Còn năm nay vắng hoe”.

Chị Nguyễn Lan, nhân viên bán hàng tại quầy bánh trung thu Kinh Đô tại phố Nguyên Hồng (Đống Đa, Hà Nội), nhận định, với tình hình này, phải chờ đến tuần cuối cùng, Tết Trung thu đã cận kề, khách mới đông.

Tại quầy chị Lan phụ trách, hiện tại, mỗi ngày bán được khoảng 40 - 60 bánh, bằng một nửa so với những năm trước.

Công Hiếu

0 video

0 ảnh

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

15 ảnh

0 ảnh

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

3 ảnh

0 ảnh

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không
 

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không
 

Tháng 8 mùa thu, tìm về làng nghề làm bánh, mứt, kẹo cổ truyền Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò cũng như sự hấp dẫn đặc biệt của thứ âm thanh lộp cộp, gõ gõ của khuôn gỗ làm bánh dẻo khi va vào nhau.

Theo những người cao niên, không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống của thôn Đông xưa, với lịch sử phát triển trên 100 năm.

“Bánh trung thu truyền thống có 2 nhân cổ truyền chủ đạo là thập cẩm và đậu xanh. Sau này đời sống người dân dư dả hơn thì có thêm nhân xá xíu với gà quay và dăm bông. Cách gói bánh ngày xưa cũng không giống bây giờ, ngày trước bánh đến tay người mua khi mới ra lò, vẫn còn nóng hổi và 5 cái được gói  trong một tờ báo rồi lấy dây đai buộc lại”, ông Nguyễn Thừa Tỵ, một người làm bánh trung thu cổ truyền lâu năm trong làng cho biết.

Ngày nay sản phẩm bánh trung thu Xuân Đỉnh được săn đón trên khắp các thị trường trong nước, đặc biệt là hai nhịp cầu Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn, thậm chí là cả nước ngoài. Cũng vì thế mà giờ đây, mỗi dịp Tết Trung thu về, chuyện “làm một vụ ăn cả năm” của các xưởng bánh gia truyền ở làng Xuân Đỉnh đã trở thành điều gần như dĩ nhiên.

Diện mạo ngôi làng ven đô xưa nhờ vậy cũng đổi thay chóng mặt với nhà cao tầng san sát, xe cộ qua lại tấp nập. Đặc biệt, xu hướng hiện đại cũng du nhập vào đây khi nhiều xưởng bánh bắt đầu cho ra mắt các loại bánh trung thu với nhiều loại nhân như trà xanh, sầu riêng, cacao, khoai môn, dâu tây, xôi xéo,…để không bị tụt hậu so với thị trường tiêu thụ.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không
 

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ gần cổng làng Xuân Đỉnh, ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu cổ truyền Đinh Tỵ của gia đình ông Nguyễn Thừa Tỵ những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết; bởi những hàng dài người xếp hàng mua chẳng kém gì Thụy Khuê, Hàng Bài dù không có biển quảng cáo hay bảng chỉ dẫn nổi bật, bắt mắt.

Kể về lịch sử làm bánh của mình, ông Tỵ cho biết: “Gia đình tôi có 6 anh em đều có truyền thống làm bánh trung thu cổ truyền theo bố, trong đó mỗi người đảm nhận 1 khâu. Bắt đầu từ năm 1991 tôi tách ra làm riêng và bánh trung thu Đinh Tỵ xuất hiện kể từ đó.

Đối với thức quà tháng 8 này, việc chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng nên tôi phải luôn tự mình làm ra hết. Từ nước hoa bưởi để tạo mùi thơm cho vỏ bánh dẻo, tôi phải chưng cất từ đầu năm khi mùa hoa nở rộ. Hay như mứt quất trong nhân bánh nướng cũng phải nấu từ dạo mùa xuân. Hoặc rượu thuốc cũng vậy. Những thứ kể trên chỉ nhà nào làm bánh trung thu truyền thống mới làm ra được nhưng mỗi nhà sẽ có một công thức bí truyền khác nhau.

Còn về nhân bánh, nhất là thập cẩm, bây giờ hầu hết các hãng lớn thường xay nhuyễn hết nhưng nhân bánh nhà tôi thì phải luôn còn nguyên, lấy tăm gẩy ra còn phân biệt được đâu là miếng mỡ, đâu là khúc bí hoặc cục lạp xưởng...Trong nhân phải có mười mấy vị, khi nhai tất cả quyện lại mới cảm nhận được hương, vị của bánh trung thu cổ truyền”.

Theo ông Tỵ, dăm bông để làm nhân bánh ông cũng luôn tự mình làm bởi vì việc này đòi hỏi sự cầu kì và yếu tố thời tiết. Phải phơi được 1 nắng thì dăm bông mới đẹp, mới ngon. Do đó vào ngày nắng gắt của tháng 5, ông mới làm dăm bông và mang ra phơi vì điều này không thể qua loa, đại khái giống làm ruốc. Đặc biệt, việc tạo vị cho dăm bông cũng rất phức tạp do đó mà ông tự hào khẳng định rằng hương vị nhân dăm bông của mình luôn khác biệt so với người khác.

“Khi mua gà để làm nhân, phải chọn gà già nhưng chỉ lấy đúng 2 đùi với lườn, còn những phần kia thì chỉ để dùng nấu canh ăn. Mỡ lợn cũng vậy, ngày xưa khi việc chăn tăng trọng chưa phổ biến, mỡ rất thơm và ngậy, bây giờ không còn nhiều nguồn mỡ như thế nhưng tôi vẫn phải cố gắng tìm, bởi vì độ thơm ngon của miếng mỡ chính là một phần tất yếu tạo nên nét cổ truyền của bánh trung thu”, ông nói.

Có lẽ nhờ sự cầu kỳ và tận tâm của ông Tỵ nên cửa hàng bánh tại gia trong ngõ của ông luôn tấp nập người mua mỗi dịp Tết Trung thu về. Chia sẻ về sự đắt khách đặc biệt này, chị Nguyễn Thanh Tâm (28 tuổi, con gái chủ hiệu bánh) cho biết: “Bánh trung thu nhà tôi là bánh tươi, không làm sẵn và làm chỉ để đủ bán ra trong ngày hoặc đến hôm sau nên nhiều lúc xảy ra tình trạng bị dồn khách, nhất là những ngày từ mùng 2 - 5 tháng 8 âm lịch hàng năm. Sang ngày mùng 6 - 8 âm thì bắt đầu trả hàng cho những đơn hàng lớn và các đại lý thì xưởng mới bắt đầu làm dồn dập, thậm chí có những hôm phải làm từ 4h sáng đến 12h đêm.

Xưởng nhà tôi không làm quá nhiều một lúc để dành bán dần cho đỡ mệt vì bánh tươi cùng lắm là để được 15 ngày, đó là chúng tôi đã có cách đóng gói đặc biệt để bảo quản tốt nhất dựa trên cơ sở khoa học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bánh mà gói tay như cách cổ truyền ngày xưa thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn rất nhiều. Đặc biệt bánh trung thu chỉ nên để trong 1 tuần đổ lại, vì khi ấy ăn sẽ thơm, còn nếu để quá thì hương, vị sẽ giảm đi ít nhiều”.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không
 

Theo ông Nguyễn Thừa Tỵ, ngày xưa gần như cả làng Xuân Đỉnh đều làm bánh trung thu cổ truyền, thế nên mới hình thành làng nghề. Nhưng đến nay chỉ trụ lại được vài nhà. Một phần có lẽ là do sự cạnh tranh của thị trường khi ngày càng có nhiều thương hiệu bánh mới nổi lên. Mặc dù vậy ông khẳng định mình không có ý định “xông pha” ra thị trường lớn hay chuyển địa điểm xưởng ra mặt đường để cạnh tranh với thiên hạ.

“Trước đây tôi cũng hào hứng phát triển lắm, tải không biết bao nhiêu các cửa hàng nhưng cuối cùng tôi tự thấy rằng không cái gì bằng thu hút khách tại nhà, bán cho những người quen biết.

Bánh trung thu đinh tỵ có ngon không

Bởi vì nếu “xông pha” ra thị trường, sản phẩm sẽ qua nhiều khâu trung gian mà hạn của bánh trung thu thì có mức độ. Do đó chỉ có cách người mua vào tận xưởng lấy bánh tươi thì tôi mới yên tâm về hương vị. Điều này giống như mình thổi 1 nồi cơm, nếu ăn cơm nóng sốt sẽ cảm nhận thấy sự khác nhau với nồi cơm đã nấu được 2-3 tiếng. Bánh trung thu cũng như vậy, ăn sớm bao nhiêu thì ngon bấy nhiêu. Tất nhiên là trong khoảng thời gian còn hạn bảo quản nó sẽ không hỏng nhưng mà hương vị sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Cũng trộm vía rằng chưa năm nào số người mua bánh của nhà tôi giảm đi mà chỉ tăng lên. Năm nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng nhưng thực sự chúng tôi giật mình vì số lượng người đến mua bánh không hề ít đi. Thậm chí có những cụ đã gần 70, 80 tuổi trên phố cổ vẫn về đây mua bánh. Tôi vui và tự hào lắm vì cái tâm của mình được người tiêu dùng tin tưởng và yêu mến”.

Minh chứng là chị Hà (45 tuổi, Ba Đình, khách mua hàng) cho biết: “Năm nào tôi cũng đến đây mua bánh về ăn và mang đi biếu, bởi vì đây là dòng bánh cổ truyền lâu năm mà gia đình tôi vô cùng yêu thích, ăn rồi khó quên lắm. Các loại bánh hiện đại bây giờ đâu chả có. Năm nay tôi phải tranh thủ đến sớm để không phải chờ lâu”.

“Bố tôi luôn bảo chúng tôi rằng đi chậm nhưng chắc, phải giữ gìn và phát triển nghề làm bánh trung thu cổ truyền này vì nó là truyền thống của làng, của gia đình đã có từ thời ông tôi, rồi đến bố và giờ là thế hệ tôi với em trai. Càng giữ nghề được lâu năm thì lại càng có uy tín và người mua thấy ngon họ sẽ tìm đến. Nếu ai ở xa mà muốn thưởng thức bánh thì có thể chọn hình thức ship hàng.

Chúng tôi muốn giữ gìn dòng bánh trung thu cổ truyền của gia đình theo đúng nghĩa được mọi người truyền miệng nhau, rồi “một đồn 10, 10 đồn trăm”, việc này sẽ vững chắc hơn là quảng cáo theo kiểu thương mại. Bên cạnh đó, bây giờ thị trường bánh trung thu rất đại trà, do đó chúng tôi muốn khẳng định được sự khác biệt trong lòng người tiêu dùng bằng chính cái tâm và cái tình của người làm bánh”, chị Tâm chia sẻ thay cho lời kết.