Báo cáo công tác chuẩn bị năm học mới

Chiều ngày 24/8/2022, đồng chí Nguyễn Duy Luân – Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện đã có buổi làm việc kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại trường Mầm non Phương Thông và THCS Phủ Thông.

Lãnh đạo trường Mầm non Phương Thông báo cáo công tác chuẩn bị năm học mới

Qua kiểm tra cho thấy hai nhà trường đã chủ động rà soát cơ sở vật chất, sửa chữa trường lớp học, bổ sung các trang thiết bị còn thiếu trong nhà trường, đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ năm học mới 2022 – 2023 tại 2 nhà trường cơ bản đều đảm bảo. Công tác tuyển sinh sát với kế hoạch phát triển trường lớp. Quan tâm triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch Covid-19 và dịch bệnh theo mùa…

Tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Duy Luân – Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện đã ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị cho năm học mới của các nhà trường, đồng thời đề nghị trong thời gian tới 2 nhà trường quan tâm kiện toàn các tổ chức bộ máy của nhà trường. Tiếp tục rà soát cơ sở vật chất, tận dụng tối đa, có hiệu quả các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác giảng dạy. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho lễ khai giảng, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Chủ động xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ về tài chính, thực hiện các khoản thu theo đúng quy định. Ngoài ra, đối với trường Mầm non Phương Thông đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện lưu ý nhà trường thực hiện tốt công tác bàn giao tài sản, tài chính giữa hai đồng chí lãnh đạo quản lý mới nhận công tác và chuyển công tác. Xây dựng sự thống nhất, đoàn kết trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Đối với trường THCS Phủ Thông quan tâm bố trí, trang bị đủ thiết bị tại các phòng chuyên môn; bố trí hợp lý giáo viên đứng lớp; xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Tiếp tục củng cố hồ sơ, kiểm định chất lượng để công nhận lại trường chuẩn quốc gia…/.

Thanh Tuyền

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có trên 166.000 trẻ em, học sinh các cấp học, xếp thành 5.797 lớp học [39.372 trẻ mầm non, 65.913 học sinh tiểu học, 44.419 học sinh THCS và 16.376 học sinh THPT]. Chuẩn bị cho năm mới, Sở Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] và các địa phương của tỉnh đã chủ động triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, huy động hiệu quả học sinh ra lớp, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật đáp ứng cơ bản yêu cầu tổ chức dạy học phù hợp tình hình thực tế; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện; ngân sách cho GDĐT đã được ưu tiên phân bổ phù hợp; chủ động tuyển dụng và có phương án bố trí giảng dạy đối với các bộ môn thiếu giáo viên...

Trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum đón các cháu lớp 1

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Theo báo cáo của Sở GDĐT, năm học 2022-2023, toàn tỉnh đã xây mới 141 phòng học, 49 công trình vệ sinh, nước sạch, 10 nhà ăn, nhà bếp, 09 phòng ở bán trú, nội trú, 68 phòng học bộ môn; 68 công trình khác; Cải tạo, sửa chữa 376 phòng học, 37 công trình vệ sinh, nước sạch, 04 nhà ăn, nhà bếp, 71 phòng ở bán trú, nội trú, 04 phòng học bộ môn, 54 dãy nhà hiệu bộ; Bổ sung thiết bị dạy học 650 bộ máy vi tính, 111 bộ thiết bị ngoại ngữ, 3.909 bộ bàn ghế, 14 cái bảng viết, 91 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, 16 tivi...

Đến nay, tỉnh Kon Tum có 361 trường mầm non và phổ thông [134 trường mầm non, 91 trường tiểu học, 56 trường tiểu học và trung học cơ sở, 54 trường trung học cơ sở và 26 trường trung học phổ thông. Toàn tỉnh có 11 cơ sở đào tạo, 08 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện; ngoài ra còn có 102 Trung tâm học tập cộng đồng. Tổng điểm trường lẻ còn đang sử dụng là 753, số điểm trường lẻ không sử dụng là 45; số điểm trường lẻ sẽ sắp xếp trong năm học 2022-2023 là 17 điểm trường [giảm 2,3%].

Từ nguồn cung ứng dịch vụ môi trường rừng, có khoảng hơn 75.000 học sinh phổ thông của tỉnh được trang bị vở cho năm học mới. Bên cạnh đó, Ngành GDĐT tỉnh vận động, kết nối và phối hợp với Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh tặng 3.000 bộ sách giáo khoa, 20.000 quyển vở cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, Sở GDĐT đã làm việc với các nhà xuất bản, các đơn vị cung ứng sách trên địa bàn tỉnh để cung ứng sách giáo khoa, dụng cụ học tập kịp thời khắc phục tình trạng thiếu sách cục bộ ở các bộ môn, khối lớp; huy động có hiệu quả các nguồn vận động tài trợ sách giáo khoa; tiếp tục triển khai Chương trình “Sách cũ cho năm học mới”...

Nâng cao chất lượng dạy và học

Năm học 2021-2022, tỉ lệ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành GDĐT tỉnh đạt chuẩn 84,8% [trong đó, cấp mầm non đạt 84,8%, cấp tiểu học đạt 77,6%, cấp THCS đạt 88,4%, cấp THPT đạt 100%], tăng 3,4% so với năm học 2020-2021.

Để bảo đảm chất lượng dạy và học trong năm học mới, ngành GDĐT và các địa phương đã thực hiện tốt khâu sắp xếp, ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường. Sở GDĐT đã phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch bố trí giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn, trên chuẩn, văn bằng 2, đào tạo sinh viên sư phạm. Kết quả năm 2021, có 119 giáo viên được nâng chuẩn, 04 giáo viên trên chuẩn, 45 giáo viên có văn bằng 2 và 18 chỉ tiêu theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng.

Năm học 2022-2023, là năm đầu tiên áp dụng chương trình GDPT 2018 đối với các khối lớp 3, 7 và 10; đội ngũ cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyên môn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ năm học. Tổng số giáo viên dự kiến tham gia dạy các khối lớp này năm học 2022-2023 là 3.632 giáo viên [630 giáo viên dự kiến dạy lớp 3; 2.137 giáo viên dự kiến dạy lớp 6, lớp 7 và 865 giáo viên dự kiến dạy lớp 10.

Những khó khăn của năm học mới

Bên cạnh những thuận lợi, Ngành GDĐT tỉnh còn những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục...

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu triển khai CTGDPT hiện hành và CTGDPT 2018, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; một số nơi được trang bị nhưng chưa phát huy tốt hiệu quả; hệ thống nhà ăn, nhà bếp, nhà nội trú của nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú còn thiếu so với nhu cầu.

Chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh còn thiếu so với định mức quy định, cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học THCS, THPT ở các địa phương, nhất là thiếu giáo viên môn ngoại ngữ, tin học nên rất khó khăn trong công tác triển khai CTGDPT 2018 ở lớp 3; tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn còn cao [toàn ngành còn 15,2% giáo viên chưa đạt chuẩn]. Nhu cầu chuyển công tác, của giáo viên từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi khá lớn, thực trạng viên chức tự nguyện xin nghỉ việc gây khó khăn cho công tác quản lý, ổn định đội ngũ, nhất là các trường vùng sâu vùng xa.

Giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào DTTS tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều hạn chế, việc chuyên cần của nhiều học sinh DTTS chưa đảm bảo, đặc biệt ở thời điểm mùa vụ; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa bền vững; hiệu quả đào tạo nghề sau định hướng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT còn thấp.

Trong năm học 2022-2023, ngành GD ĐT tỉnh đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục;  Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn Ngành; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm...

Thái Ninh

Chủ Đề