Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa ký Quyết định số 465/QĐ-TTCP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ.

  • Bộ Xây dựng sẽ thanh tra quy hoạch, kinh doanh bất động sản tại 10 địa phương

  • Hà Nội nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp xử lý vi phạm giao thông

  • Nghiêm cấm cán bộ đi nộp, nhận kết quả thay cho chủ sử dụng đất

Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của ngành Thanh tra. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Quy chế quy định về tổ chức, hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ; trách nhiệm của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng các vụ, cục chủ trì cuộc thanh tra, Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị có liên quan, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong tổ chức, hoạt động thanh tra; việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra, Quy chế nêu rõ, tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 1/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ; các thành viên Đoàn Thanh tra phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng thanh tra (nếu có).

Việc tiến hành thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra theo Quyết định thanh tra, Kế hoạch tiến hành thanh tra và theo chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Các hành vi bị cấm

Điều 3 Quy chế quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: Đề xuất, tham mưu, quyết định cử người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đoàn thanh tra; tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, kết quả làm việc của Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên và Đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ về cuộc thanh tra cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

Nghiêm cấm việc thanh tra vượt thẩm quyền, ngoài phạm vi, đối tượng, nội dung theo Quyết định thanh tra; bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra trong Kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.

Cấm việc báo cáo, tham mưu, đề xuất kết luận sai sự thật, không đầy đủ, không đúng kết quả thanh tra, bao che cho đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật; không kiến nghị xử lý đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý, không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng dự thảo Kết luận thanh tra để đe dọa đối tượng thanh tra.

Theo quy chế, cấm việc cản trở, gây khó khăn đối với việc giám sát, chỉ đạo, điều hành hoạt động Đoàn thanh tra; biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.

Cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ không được tự ý tiếp xúc với đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra khi chưa được giao nhiệm vụ; không được làm mất, hư hỏng, tiêu hủy hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra; sử dụng trái quy định hoặc biển thủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc thanh tra.

Cấm cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức. Đồng thời, cấm sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, phát ngôn thiếu chuẩn mực khi làm việc với đối tượng thanh tra.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Đại Hàn Dân Quốc, chiều 4/12, ngay khi đặt chân đến thủ đô Seoul, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp một số tổ chức hữu nghị, hợp tác kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân Hàn-Việt có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước.

Tiếp đại diện dòng họ Lý Việt Nam tại Hàn Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất phấn khởi, tự hào chứng kiến dòng họ Lý an cư lạc nghiệp, đoàn kết, phát triển thành công trên đất nước Hàn Quốc; ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình tăng trưởng kinh tế-xã hội của Hàn Quốc; đồng thời luôn hướng về quê cha đất tổ, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc.

Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Hiệp hội kinh tế, Văn hoá Hàn Quốc-Việt Nam Kim Kil Soo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đề cập mối quan hệ hai nước đang bước sang trang mới, Chủ tịch nước cho rằng, để đạt được những mục tiêu, tầm nhìn mới rất cần sự chung tay góp sức của nhân dân hai nước, trong đó, dòng họ Lý là một trong những hạt nhân quan trọng.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị đồng bào họ Lý tiếp tục tổ chức các đoàn về thăm Việt Nam vào các dịp lễ tết, giới thiệu thị trường, điều kiện đầu tư ở Việt Nam và vận động các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu văn hóa Việt Nam với người dân Hàn Quốc, góp phần quan trọng vào việc gắn kết giữa hai dân tộc.

Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Hàn-Việt Kim Joon. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đại diện dòng họ Lý tại Việt Nam bày tỏ vui mừng được gặp lại Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hàn Quốc trên cương vị mới; cho biết trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, các hoạt động xúc tiến giao lưu, hợp tác của dòng họ được thúc đẩy thuận lợi, hiệu quả.

Đại diện dòng họ Lý cũng bày tỏ vui mừng vì sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước Việt-Hàn; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chủ tịch nước và các cơ quan hữu quan Việt Nam, nhất là đối với các dự án thúc đẩy hợp tác giao lưu kinh tế, giao lưu nhân dân hai nước mà dòng họ Lý đang triển khai.

Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung

 Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay Thủ đô Seoul. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tiếp Hội Hữu nghị Hàn-Việt (KOVIFA), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thời gian 30 năm qua tuy không dài nhưng quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành quả toàn diện, là đối tác quan trọng hàng đầu của nhau, là hình mẫu hợp tác trong quan hệ quốc tế, quy mô hợp tác trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, lao động...

Đây là những minh chứng rất sinh động cho sự gần gũi, gắn bó giữa hai nước và có sự góp phần rất quan trọng của các tổ chức, đoàn thể hữu nghị hai nước, trong đó có Hội Hữu nghị Hàn-Việt, nơi có các thành viên là những người có uy tín, tâm huyết, hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.

Với tình cảm, kinh nghiệm, hiểu biết quý báu về Việt Nam và quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng hội sẽ tiếp tục đi đầu, phát huy vai trò nòng cốt về ngoại giao nhân dân; thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt; khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại với Việt Nam; phối hợp hỗ trợ cộng đồng 200.000 người Việt Nam tại Hàn Quốc, nhất là gia đình các cô dâu Việt Nam kết hôn với công dân Hàn Quốc.

Đại diện Hội Hữu nghị Hàn-Việt mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức xã hội của Việt Nam để hội thúc đẩy phối hợp các hoạt động giao lưu hữu nghị được thuận lợi hơn, qua đó góp phần tích cực vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, hai dân tộc.

Tiếp Hội Giao lưu Kinh tế, Văn hóa Hàn-Việt (KOVECA), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chuỗi hoạt động hiệu quả của hội nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2022 vừa qua.

Báo ccaosvi xử lý hàn huy dung

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng bà con Việt Kiều tại lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Bày tỏ vui mừng chứng kiến những thay đổi to lớn, những thành tựu mà Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã đạt được thời gian qua, Chủ tịch nước nêu rõ, chuyến thăm lần này có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hợp tác hai nước.

Do đó, Chủ tịch nước đề nghị hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa kế hoạch, dự án hợp tác hai nước, nhất là hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp mới thân thiện với môi trường, chuyển giao công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa... và thúc đẩy hợp tác y tế trước bối cảnh phát sinh các dịch bệnh.

Đại diện KOVECA tin tưởng chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thành công rực rỡ, mở ra những cơ hội hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực giữa hai nước.

Hội cũng thông báo về những kết quả hợp tác, đầu tư kinh doanh tại một số địa phương ở Việt Nam, nhất là trong ngành cơ khí, động cơ công nghệ mới với mong muốn hỗ trợ người dân Việt Nam thay đổi thói quen, tích cực sử dụng các loại hình phương tiện thân thiện với môi trường.

Tiếp Nhóm Những người uy tín Hàn Quốc (EPG), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhóm gồm các cựu Đại sứ, các chuyên gia đầu ngành của hai nước về ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội và đều có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ hai nước, hiểu biết sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và Hàn Quốc.

Chủ tịch nước ghi nhận những hoạt động tích cực của nhóm trong việc tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, trao đổi chất lượng, nêu ra nhiều đánh giá đúng, đề xuất thực chất, ý nghĩa đối với việc tăng cường quan hệ hợp tác hai nước và hiện nhóm đang phối hợp xây dựng báo cáo chung trình lên chính phủ hai nước.

Chủ tịch nước tin tưởng đó sẽ là báo cáo có chất lượng tốt, có giá trị thực tiễn, kết tinh kinh nghiệm, trí thức, tâm huyết của các chuyên gia, góp phần quan trọng vào việc đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả.

Đại diện Nhóm Những người uy tín Hàn Quốc ý nghĩa đánh giá cao chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; thông báo với Chủ tịch nước những kết quả quan trọng trong hoạt động của nhóm, đặc biệt là việc xây dựng Báo cáo lên chính phủ hai nước; trong đó đưa ra các khuyến nghị chính sách làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong giai đoạn mới.

Nhóm hy vọng, báo cáo này sẽ góp phần tích cực để chính phủ hai nước hoạch địch chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn trong tương lai vì lợi ích mỗi bên, vì hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.