Bao lâu nhớ được hết hiragana

Kinh nghiệm học tiếng Nhật


Thời gian đăng: 03/03/2018 08:25

Bạn đang học tiếng Nhật N5? Vậy bạn lên kế hoạch phấn đấu cho mình học trong bao lâu? Thời gian còn phụ thuộc vào sự chăm chỉ hay lười biếng của bạn. Hãy cùng Nhật ngữ SOFL tìm hiểu về thời gian bạn có thể học được N5 nhé!

Qúa trình học tiếng Nhật N5

Đầu tiên sẽ là học 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Việc ghi nhớ có thể chỉ cần 2 ngày là xong nhưng bạn nên học kỹ để nắm chắc nền tảng cơ bản này. Vì vậy các bạn nên dành thời gian khoảng 2 tuần để học thuộc và nhuần nhuyễn 2 bảng chữ cái. Tập viết, tập phát âm thật chính xác từng chữ cái Tiếp theo bạn hãy chọn cho mình một cuốn giáo trình học tiếng Nhật N5 để theo học tiếp những gì cần thiết. Rất nhiều tài liệu cơ bản tiếng Nhật bạn có thể lựa chọn nhưng yên tâm nhất vẫn là giáo trình Minna no Nihongo - giáo trình học tiếng Nhật sơ cấp phổ biến trên toàn thế giới. Sách có 50 bài học cơ bản nhưng bạn chỉ cần học xong 25 bài đầu là có thể hoàn thiện chương trình học N5 của mình. Nếu chỉ học với mục đích để thi đỗ JLPT N5 thì bạn chỉ cần 1 tháng là đủ nhưng nếu bạn muốn nắm chắc kiến thức để tiến đến những cấp độ học cao hơn thì bạn nên đầu tư nhiều thời gian hơn. 3 tháng là thời gian tối thiểu để bạn có thể nắm chắc kiến thức căn bản và luyện phản xạ giao tiếp N5. Tuy nhiên bạn phải học liên tục hằng ngày, vì chỉ cần bỏ một thời gian thôi là kiến thức ngôn ngữ sẽ trôi đi hết. Có rất nhiều bạn do không quyết tâm học nên cứ lề mề mãi trong việc học tiếng Nhật N5 mà không thể tiến lên được cấp độ nào vì cứ học rồi bỏ bê rồi quên mất. Do vậy quá trình học N5 có thể lên đến 4,5 tháng thậm chí là 6 tháng, nên hết sức tránh điều này. Muốn học nhanh N5 thì chỉ cần 1 tháng là bạn hoàn toàn có thể thi đỗ được nhưng nó chỉ dừng lại ở mức thi đỗ. Thời gian ngắn sẽ đánh đổi việc bạn không thể viết Kanji, không thể giao tiếp trơn tru, không thể in sâu lượng kiến thức đã được học vào đầu.

Nếu bạn nào còn thắc mắc hay chưa rõ về lộ trình học N5 thì có thể xem lộ trình học từ nhập môn đến N5 mà chương trình học tiếng Nhật online tại Nhật ngữ SOFL nhé. Đảm bảo các bạn sẽ đỗ N5 trong khoảng thời gian sớm nhất có thể nhé!


Khóa học tiếng Nhật N5 tại SOFL

Khóa học này được SOFL xây dựng, phát triển mạnh kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật cơ bản. Sau khi học xong khóa này các bạn đã hoàn thành chương trình N5. Giáo trình Minano Nihongo và một số giáo trình khác của trung tâm biên soạn.
  • Kiến thức: ngữ pháp tiếng Nhật căn bản, từ vựng.
  • Thành thạo 2 bảng chữ cái Hiragana và bảng Katakana.
  • Từ vựng: hơn 120 từ vựng với các chủ đề khác nhau.
  • Kỹ năng: làm quen và hiếu biết thêm về tiếng Nhật, tự tin nghe và nói những mẫu câu giao tiếp, tự giới thiệu cơ bản.
  • Các tiết học vừa học vừa chơi sôi động, tạo môi trường cho học viên tự tin giao tiếp tiếng Nhật.
  • Giúp học viên nhớ bài ngay tại lớp.
  • Chú trọng phát âm và cách giao tiếp thuần thục, tự nhiên.
  • Có bài tập tại lớp và bài tập về nhà để củng cố kiến thức.
Nếu bạn muốn học tiếng Nhật N5 thì hãy gọi tới hotline hoặc đến trực tiếp Trung tâm tiếng Nhật SOFL để được chúng tôi tư vấn miễn phí nhé.
 

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1: Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2:  Số 44 Trần Vĩ [ Lê Đức Thọ Kéo Dài ] - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 
Cơ sở 3: Số 6, Ngõ 250 Nguyễn Xiển[gần ngữ tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi] - Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 4: Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Sơ sở 5: Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở 6: Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Q. Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở 7: Số 134 Hoàng Diệu 2 - P. Linh Chiểu - Q. Thủ Đức - TP. HCM
Bạn có câu hỏi hãy để lại lời bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn học tập tốt!

  • Bình luận face
  • Bình luận G+

Quay lại

Bản in

Bảng chữ cái Hiragana [chữ mềm] là bảng chữ cái cơ bản trong tiếng Nhật. Việc thuộc lòng bảng Hiragana là việc đầu tiên mà người bắt đầu học tiếng Nhật phải làm để chuẩn bị tốt cho việc học lên cao.
Hiragana bao gồm 46 chữ cái cơ bản, cùng với các dạng biến thể của nó bao gồm: Âm đục, Âm ghép, Âm ngắt và Trường âm. Hãy cùng Akira chinh phục bảng chữ cái Hiragana chỉ với 5 ngày nhé!

1. Ngày 1, 2 – Học 46 chữ cái Hiragana cơ bản

1.1. Cách học 46 chữ cái Hiragana cơ bản

Bảng chữ cái Hiragana được tạo thành bởi các nét uốn lượn và mềm mại nên còn có cách gọi khác là bảng chữ mềm. Về phát âm, các âm trong tiếng Nhật được xây dựng nên từ 5 nguyên âm cơ bản: a, i, u, e, o và một âm mũi /n/.

Chúng ta sẽ học bảng chữ cái Hiragana theo từng hàng ngang với các bước như sau:
     • Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ. Hãy liên tưởng hình dáng các chữ cái thành các sự vật xung quanh mình để dễ nhớ hơn.
     • Bước 2: Kết hợp vừa nhìn chữ cái, vừa nghe audio phát âm của chữ và nhại lại theo. Hãy nghe và nhắc lại thật nhiều lần cho đến khi bạn phát âm giống hệt như audio.
     • Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và tự đọc to. Song song với việc kiểm tra xem bạn đã nhớ đúng cách đọc chữ cái chưa thì cần kiểm tra cả cách phát âm của bạn có chuẩn không. Cách dễ nhất là tự ghi âm lại phần mình đọc và so sánh nó với bản audio.
     • Bước 4: Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Viết đi viết lại nhiều lần để mặt chữ in sâu vào tâm trí bạn.
     • Bước 5: Ôn tập lại thường xuyên bằng Flashcard. Bạn có thể tự tạo các tấm thẻ nhỏ, một mặt ghi chữ cái Hiragana, mặt còn lại ghi cách đọc của chữ cái đó. Mang bộ Flashcard này theo bên mình và ôn tập bất cứ khi nào rảnh rỗi là cách tuyệt vời để nhớ lâu hơn.

Để dễ hình dung các bước học này, chúng ta cùng xem thử 1 ví dụ cụ thể nhé!
Hàng đầu tiên của bảng chữ cái Hiragana – Hàng A gồm các chữ cái あ、い、う、え、お
Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ: Khi nhìn vào các chữ cái này, bạn thấy nó giống những gì? Dưới đây là một vài gợi ý Akira dành cho bạn.

Với chữ あ [a] ta có thể thấy nó trông giống như một cây kiếm đâm vào con cá.

Với chữ い [i] ta thấy 2 nét của nó trông giống 2 con sâu.

Bước 2: Lắng nghe phần phát âm và nhại lại. Chú ý: Với chữ う [u] ta sẽ phát âm ở giữa [u] và [ư], khi phát âm thì tròn môi.
Bước 3: Chỉ tay vào chữ cái và đọc to.
Bước 4: Tập viết từng chữ đúng thứ tự các nét. Luyện viết mỗi chữ ít nhất 2 dòng.

[Nguồn: nhk.org.jp]

Bước 5: Ôn tập thường xuyên bằng Flashcard.

1.2. Các điểm cần lưu ý

Về cách phát âm:
Hai chữ し [shi] và つ [tsu] có cách phát âm đặc biệt:
Với chữ し [shi], khi phát âm ta khép hai răng lại và bật hơi.
Với chữ つ [tsu] khi phát âm thì khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra, chú ý tránh nhầm với chữ す [su] nhé!

Chữ ふ [fu]: Mặc dù được phiên âm là fu nhưng lại nằm trong hàng ha. Để phát âm chính xác hãy thử tưởng tượng như mình đang thổi nến, khẩu hình như đọc chữ “hu” nhưng phát âm là “fu” nhé.

Hàng や ゆ よ [ya – yu – yo]: Có một số bạn có xu hướng phát âm thành da du do theo kiểu tiếng Việt. Nhưng thực chất cách đọc các chữ này giống như đọc nhanh của [i-a] [i-u] và [i-o].

Về cách đọc, viết:
Các cặp chữ sau thường gây nhầm lẫn cho người mới bắt đọc học khi đọc, viết:「あ」và「お」; 「い」và「り」;「き」và「さ」;「ぬ」và「め」;「ね」「れ」và「わ」. Vì vậy, hãy luyện tập các chữ này thật nhiều nhé.

2. Ngày 3 – Học âm đục, âm bán đục và âm ghép

2.1. Âm đục, âm bán đục

Từ những chữ cái cơ bản, người Nhật đã mở rộng bảng chữ cái của mình bằng cách thêm dấu vào một số hàng. Cụ thể:
Âm đục: Thêm dấu「〃」[gọi là tenten] vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.
Âm bán đục: Thêm dấu「○」[gọi là maru] vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.

Cần lưu ý: Chữ ぢ [ji] và づ [zu] có cách phát âm giống hệt じ [ji] và ず [zu], tuy nhiên trong tiếng Nhật, từ vựng có chứa các chữ này không nhiều. Chủ yếu sử dụng じ [ji] và ず [zu].

2.2. Âm ghép

Các chữ cái thuộc cột I [trừ い] đi kèm với các chữ や、ゆ、よ được viết nhỏ lại sẽ tạo thành âm ghép.

Cần lưu ý: Với các chữ しゃ [sha]、しゅ [shu]、しょ [sho]、ちゃ [cha]、ちゅ [chu]、ちょ [cho]、じゃ [ja]、じゅ [ju]、じょ [jo] khi phát âm sẽ phải bật hơi.

3. Ngày 4 – Học âm ngắt và trường âm

3.1. Âm ngắt

Âm ngắt là các âm khi phát âm sẽ có khoảng ngắt, được biểu thị bằng chữ 「つ」được viết nhỏ lại thành 「っ」. Khi đó, ta sẽ gấp đôi phụ âm đằng sau nó.
Theo dõi các ví dụ sau để dễ hình dung hơn nhé.
いっかい:/ikkai/
いっぷん:/ippun/
いっしょに:/isshoni/
きって:/kitte/

3.2. Trường âm

Trường âm là những nguyên âm được phát âm kéo dài ra, có độ dài gấp đôi các nguyên âm  [あ] [い] [う] [え] [お] bình thường.
Ví dụ:

Các nguyên tắc trường âm
     • Hàng A có trường âm là あ. Vd: おかあさん
     • Hàng I có trường âm là い. Vd: おじいさん
     • Hàng U có trường âm là う. Vd: ゆうびんきょく
     • Hàng E có trường âm là え hoặc い [đa số là い]. Vd: とけい,  おねえさん
     • Hàng O có trường âm là お hoặc う [đa số là う]. Ví dụ: おおきい,  おとうさん

Cần lưu ý: Thêm trường âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ. Vì vậy, cần chú ý luyện phát âm cho đúng ngay từ đầu để tránh gây hiểu sai và dùng sai khi luyện giao tiếp tiếng Nhật sau này.
Vd: おばさん /obasan/: cô, bác gái   khác với   おばあさん /obaasan/: bà

4. Ngày 5 – Luyện tập

Sau khi đã học tất tần tật về bảng chữ cái Hiragana, ngày cuối cùng sẽ là lúc chúng ta ôn tập lại tổng quát những gì đã học.
Akira gợi ý cho bạn các game vui nhộn dưới đây để bạn vừa có thể tự kiểm tra, vừa thư giãn sau 4 ngày học căng thẳng nhé.

# Game 1
Điền chữ còn thiếu vào bảng sau:

# Game 2
Hãy nối các chữ cái Hiragana theo thứ tự từ あ đến ん để được một hình vẽ hoàn chỉnh. [Nguồn: happylilac.net]

Ngoài ra, các bạn có thể luyện tập thêm với giáo trình Kana nyuumon. Đây là cuốn sách Nhập môn cho người mới bắt đầu, cuốn sách có phần luyện viết, đọc từ, bài tập liên quan đến 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana.

Sau 5 ngày, bạn đã có thể đọc được chữ cái Hiragana rồi chứ? Dù hiện tại tốc độ đọc của bạn còn chậm nhưng cũng đừng nóng vội, hãy chuyển sang học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana luôn nhé! Chữ Hiragana xuất hiện ở khắp các phần học sau này nên bạn có thể vừa học các kiến thức mới, vừa ôn tập Hiragana.
Chúc các bạn tìm được cách học tiếng Nhật vui vẻ và hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề