Bé bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi

Mùa hè là thời điểm rất dễ mắc bệnh tay chân miệng ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi thường là đối tượng chính. Bệnh lây lan qua đường tiếp xúc rất nhanh, đặc biệt dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi,... Ở thể nhẹ, bệnh thường tự khỏi và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe trẻ. Tuy vậy, những năm gần đây bệnh thường có những biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng, do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây qua đường tiếp xúc thông thường như nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, phân của người bệnh.

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện nên thường dễ nhiễm bệnh hơn. Tuy nhiên ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành cũng có thể gặp. Phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nếu để lâu kèm theo triệu chứng bất thường bệnh có nguy cơ chuyển biến nguy hiểm như bại liệt, viêm màng nào, có thể tử vong nếu điều trị không kịp thời và dứt điểm.

Vì khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm, nên bệnh thường xảy ra quanh năm. Tuy vậy, thời điểm virus phát triển mạnh nhất vào tháng 3 cho đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Môi trường dễ lây nhiễm nhất là nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi trẻ em, công viên,…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn ủ bệnh [giai đoạn sớm của bệnh]

- Sau từ 3 - 5 ngày tiếp xúc với virus trẻ thường xuất hiện các triệu chứng ho, chán ăn, sốt cao [khoảng từ 38 - 39oC], đau họng, đau bụng, đôi khi còn nôn ói giống như bị cúm. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài từ 12 - 48 giờ. Bên cạnh đó có thể trẻ sẽ xuất hiện vết loét trên miệng hoặc trên lưỡi.

- Loét miệng: là trong miệng xuất hiện các nốt đỏ, nhất là quanh mặt trong má, lợi, quanh lưỡi sau 1 - 2 ngày ủ bệnh. Ban đầu nhỏ sau lan rộng tạo các vết loét lớn hơn, có màu vàng sẫm ở giữa và vết sưng đỏ xung quanh, thường có từ 5 - 10 vết trong miệng. Những vết loét miệng khiến trẻ quấy khóc, khó ăn uống, không ngủ được,… Sau khoảng từ 5 - 7 ngày vết loét sẽ hết.

Các vết loét xung quanh miệng của trẻ bị bệnh

- Trên da bé nổi các vết ban đỏ: Sau các vết loét ở miệng thì trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân sẽ thấy những vết ban đỏ nổi Mụn nước và thi thoảng còn sẽ gặp ở mông và háng. Những nốt ban này có hình bầu dục, có màu xám ở giữa và có kích thước 2 - 5mm, thường không đau và không ngứa hoặc đau rát nhẹ. Các nốt ban và mụn nước có thể xuất hiện đến 10 ngày.

Mụn nước nổi trên lòng bàn tay trẻ

Lưu ý: Không nên làm vỡ mụn nước để tránh lây lan bệnh sang người khác.

Giai đoạn bệnh nặng

Khi trẻ quấy khóc kéo dài, thậm chí quấy khóc đêm [cứ 15 - 20 phút trẻ tỉnh dậy và quấy khóc], nôn ói, co giật, tim đập nhanh, khó thở, trẻ sốt cao không hạ [kéo dài hơn 48 giờ với nhiệt độ trên 38.5oC] và thuốc hạ sốt sử dụng không có tác dụng,… thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, điều trị, không nên chủ quan coi thường để tránh các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như viêm màng não, suy tim, viêm phổi,… làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng trẻ bị bệnh.

3. Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng do một chủng virus coxsackievirus, phổ biến nhất là A16 và virus enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây lan từ người sang người, thông qua việc tiếp xúc với người bệnh. Bệnh sẽ lây lan khi tiếp xúc với:

  • Dịch từ mụn nước bị vỡ ra.

  • Phân của trẻ nhỏ nhiễm bệnh.

  • Nước bọt hoặc nước mũi sau khi ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh trực tiếp lây lan khi tiếp xúc với bàn tay chưa rửa sạch, hoặc qua các bề mặt vật dụng mà người bệnh đã từng tiếp xúc qua trong thời gian ngắn.

4. Các phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy vậy, mọi người có thể giảm triệu chứng cho bé bằng các cách sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt và giảm đau cho bé.

  • Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước [tránh đồ uống có tính acid].

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ nuốt hơn. Trong thực đơn hàng ngày cần tránh đồ cay nóng, chua, mặn,... Nếu không tránh cho trẻ sẽ khiến miệng bé bị nặng hơn.

  • Tránh sử dụng đồ dùng đồ ăn, đồ uống chung, các đồ dùng vận dụng cần phải dùng riêng biệt. Cách ly trẻ bệnh ra xacác trẻ khác để tránh lây lan.

  • Khi có triệu chứng bất thường thì cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các trung tâm y tế để chẩn đoán được các biến chứng của bệnh, tránh trường hợp nguy hiểm tới sức khỏe trẻ.

5. Cha mẹ nên phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào cho trẻ

Hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh chân tay miệng nên các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Để chống lại bệnh tay chân miệng cần phải vệ sinh tốt, dạy trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng để giảm nguy cơ nhiễm virus. Chăm sóc răng miệng hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh

  • Rửa sạch tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi đi ra ngoài nơi công cộng về. Dạy trẻ không cho tay hoặc đồ vật vào miệng hoặc gần miệng.

Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng

  • Khử trùng khu vực quanh nhà, trường học, đồ chơi, núm vú,... Vệ sinh bề mặt bằng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng.

  • Ăn chín, uống sôi, các vật dụng sạch sẽ. Cắt móng tay móng chân cho trẻ.

  • Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng xà bông, sữa tắm.

  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tránh ôm, hôn, ôm ấp, dùng chung đồ đạc.

  • Nếu sốt, ho, đau họng, nên cho trẻ nghỉ ở nhà.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Có thể thấy, bệnh tay chân miệng lây lan một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về bệnh cũng như con đường lây lan bệnh và cách phòng tránh bệnh cho trẻ. Khi gặp các vấn đề về sức khỏe hãy nhấc máy liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 hoặc tham khảo các dịch vụ trên trang website của chúng tôi.

Tay chân miệng là một bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ. Đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy nếu trẻ bị tay chân miệng phải làm sao? Điều trị bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và câu trả lời cho những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ vì sức đề kháng còn non nớt. Đây cũng là bệnh thường lây lan ở những nơi đông người như: Trường học, khu vui chơi, công viên. Bệnh thường xuất hiện và bùng phát vào mùa xuân, hè và thu, khi thời tiết giao mùa các virus dễ dàng sinh sôi và gây bệnh. Bệnh lý này có thể để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe bé nếu biến chứng xảy ra như viêm màng não hoặc viêm não, viêm cơ tim hay phù phổi, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hại tới tính mạng.

Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng thường gặp bao gồm: Sốt nhẹ trong 1-2 ngày. Sau đó, vết loét xuất hiện ở phía sau miệng, nhưng cũng có thể ở nướu, lưỡi và môi trong. Trong ngày hôm sau hoặc lâu hơn, mụn nước bắt đầu hình thành và thường không ngứa ở nhiều bộ phận trên cơ thể trẻ.

Bé có thể quấy khóc, mệt mỏi hơn và không chịu ăn uống vì đau miệng. Một số trẻ nhỏ bị chảy nước dãi nhiều hơn vì đau khi nuốt. Virus tay chân miệng thường hoạt động trong khoảng 7 -10 ngày. Các vết loét miệng thường lành sớm hơn một chút so với vết loét ở tay và chân.

Mặc dù tay chân miệng ở trẻ em thường là một bệnh nhẹ, nhưng cần đưa trẻ tới bác sĩ khi có các biểu hiện:

- Sốt cao kéo dài hơn ba ngày.

- Cổ cứng, đau ngực

- Ngủ li bì, yếu ớt.

- Không đi tiểu trong tám giờ.

Điều trị tay chân miệng như thế nào?

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc - xin phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy, cách điều trị bệnh chủ yếu là giảm triệu chứng, chăm sóc bệnh nhi tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp bé bị sốt cao trên 38,5 độ C, bạn có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.

Những người bị nhiễm bệnh tay chân miệng có thể lây sang người khác khi họ ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng có thể bị tay chân miệng nếu tiếp xúc với chất lỏng hoặc phân của bệnh nhân. Để phòng tránh tay chân miệng, bạn có thể áp dụng một vài cách như sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây.

- Khử trùng bề mặt và các vật dụng bẩn, đặc biệt ở những địa điểm có dịch hoặc người nhiễm bệnh.

- Tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc với bệnh nhân.

- Ăn đủ chất và uống đủ nước

Trẻ bị tay chân miệng phải làm sao?

Nếu trẻ không may bị nhiễm bệnh, ngoài tuân theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh nên chăm sóc trẻ theo những lưu ý dưới đây:

Về chế độ dinh dưỡng: Khi bị tay chân miệng, các vết loét khiến bé đau đớn và không muốn ăn. Vì vậy, nên bổ sung những món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như canh, súp. Hạn chế nấu món cay, nóng. Không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, socola, nước uống có ga… Các món lạnh như popsicles, sữa chua hoặc sinh tố làm dịu cơn đau trong miệng trẻ cần được cho thêm vào thực đơn hàng ngày. Đảm bảo cung cấp đủ những chất cần thiết để nâng cao sức khỏe, hạn chế tối đa sự tấn công của virus.

Về chế độ nghỉ ngơi: Trẻ bị bệnh thường mệt mỏi, ngủ không yên giấc. Vậy nên cha mẹ cần để con được nghỉ ngơi hợp lý, cách ly tại nhà, hạn chế ra gió. Nên tạm cho bé nghỉ học nhằm tránh lây sang các bạn khác. Không cần kiêng tắm, mà ngược lại, phải tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ nơi mụn nước. Cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối loãng, đánh răng với bàn chải mềm.

Đồng thời, không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc bôi hay uống mà chưa tìm hiểu kỹ. Theo dõi diễn tiến bệnh để xử lý kịp thời.

Thông thường, sau 14 – 16 ngày nhiễm tay chân miệng là trẻ sẽ lành bệnh. Thế nhưng, nếu thấy trẻ có những biểu hiện như: Trợn mắt, rung giật cơ tim, run chi, mạch nhanh, thở nhanh thì bố mẹ cần khẩn trương đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng bằng sản phẩm thảo dược

Ngoài những lưu ý về cách chăm sóc và điều trị ở trên, nhiều chuyên gia cũng khuyên phụ huynh nên cho trẻ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhằm tránh những tác dụng phụ ở thuốc hoá dược tổng hợp khi điều trị tay chân miệng.

Vì vậy, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ… kết hợp cùng kẽm gluconate, L-Lysine, kali iodid và vitamin C giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị các bệnh: Tay chân miệng, thuỷ đậu, zona, sởi, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng do virus. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem [Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu], chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do tay chân miệng gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.

Cảm nhận người dùng

Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Subạc.

Tiêu biểu như trường hợp chị Nguyễn Thị Bình An [ở Hà Nội, số điện thoại 0963.121.251]. Khi con trai 18 tháng tuổi bị nhiễm bệnh tay chân miệng, chị đã rất lo lắng. Tuy nhiên, nhờ dùng gel Subạc mà chỉ sau 5 ngày, triệu chứng bệnh đã giảm hẳn, bé đã có thể ăn chơi, ngủ bình thường. 

Hay như chị Hồng [ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344.232.386] đã dùng Subạc để vượt qua dễ dàng bệnh thuỷ đậu. 

Đánh giá chuyên gia

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá rất cao tác dụng của gel Subạc đối với việc phòng ngừa biến chứng và hỗ trợ điều trị tay chân miệng.

Để cải thiện tình trạng bệnh tay chân miệng, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé!

Nếu muốn tìm hiểu thêm bệnh tay chân miệng hoặc tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ hotline [zalo/viber]: 0916755060- 0916757545.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Video liên quan

Chủ Đề