Có bao nhiêu điểm cần chú ý khi sử dụng thức ăn nhân tạo


Phân loại thức ăn

Thức ăn tự nhiên: Là những cơ thể sinh vật sống và phát triển tự nhiên [hoặc được nuôi] trong hệ thống nuôi dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản [như các loài rong tảo và các sinh vật phù du động vật].

 Thức ăn nhân tạo: Còn được gọi là thức ăn khô hay thức ăn viên. Có hai loại: Thức ăn viên chìm sử dụng chủ yếu nuôi giáp xác và thức ăn nổi sử dụng nuôi cá.

Thức ăn tươi sống: Là các loại động vật tươi làm thức ăn như: tôm cá tạp, ốc, cua…

Thức ăn tự chế: Thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, quy trình chế biến đơn giản, thức ăn dạng ẩm.

Trong cùng điều kiện nuôi [môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng…] thì thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chung [50 – 75%], có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả và là vấn đề cần được quan tâm lưu ý trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời khi cho tôm, cá ăn cần đủ lượng và chất mới nâng cao được năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

Việc sử dụng thức ăn

Khi sử dụng thức ăn nhân tạo, mức độ hao hụt cao do có sự tan rã trong nước do vậy cần có những biện pháp thích hợp trong chế biến và sử dụng thức ăn để hạn chế hao hụt [sử dụng chất kết dính, giảm độ ẩm, tạo độ nổi, cho ăn theo giờ và địa điểm cố định…].

Do một phần thức ăn nhân tạo [nhất là thức ăn dạng rời] bị tan rã trong nước mà không được tôm, cá ăn nên sẽ phân hủy, tiêu hao O2, sinh ra nhiều loại chất độc H2S, NH3 ảnh hưởng đến chất lượng nước. Điều này đòi hỏi người nuôi phải linh hoạt cân đối khẩu phần ăn theo loài, giai đoạn phát triển, điều kiện môi trường… cho phù hợp.

Trong môi trường nước luôn có thức ăn tự nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên này rất phong phú và đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản. Các đối tượng tôm, cá nuôi đềìu sử dụng thức ăn tự nhiên, nhờ đó mà giúp người nuôi giảm được chi phí về thức ăn. Đây là lợi điểm của nghề nuôi thủy sản, nhưng người nuôi thủy sản chưa tận dụng tốt thức ăn tự nhiên [nhất là động vật nổi] để dùng làm thức ăn cho tôm, cá bột; mà đôi khi lại bị thay thế bằng trứng gà, bột đậu nành, bột sữa… là những thức ăn có giá thành cao.

Hiện nay, hình thức nuôi phổ biến là nuôi ghép nhiều loài trong cùng thủy vực. Cá có những quan hệ khác loài về mặt dinh dưỡng, thức ăn, vì vậy việc sử dụng thức ăn nuôi cá cần phải chú ý đến quan hệ hỗ trợ khác loài.

Tùy theo đối tượng nuôi và mức độ thâm canh mà người nuôi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau. Trong nuôi tôm thâm canh hiện nay hầu hết các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đối với mô hình quảng canh thì gần như người nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên.           

Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản – Câu 2 trang 92 SGK Công nghệ 10. Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

–  Thức ăn tinh: là những loại thức ăn có nhiều chất bột, nhiều prôtêin, như các loại cám, bã, phế phụ phẩm lò mổ… những loại thức ăn này khi đưa xuống vực nước cá dùng làm thức ăn trực tiếp không qua chuyển hóa phân giải.

– Thức ăn thô: như các loại phân chuồng, phân xanh, nước thải sinh hoạt những thức ăn này cá cũng ăn trực tiếp.

– Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau theo tỉ lê nhất định nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, thường dùng nuôi cá lồng, bè cao sản với số lượng nhiều, phần lớn là cá ăn tạp như cá tra, cá chép, cá tai tượng…

Khi sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi cá cần chú ý xác định được số lượng, chất lượng thức ăn để tránh lãng phí, phải định thời gian để cá ăn nhiều thức ăn nhất, và địa điểm thuận lợi để cá đến ăn tốt nhất và nên cố định.

Trung bình: 4

Đánh giá: 19

Bạn đánh giá: Chưa

Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

- Các loại thức ăn nhân tạo cho cá:

+ Thức ăn tinh: là những loại thức ăn giàu đạm, tinh bột như các loại cám, bã, phế phụ phẩm lò mổ... những loại thức ăn này khi đưa xuống vực nước cá dùng làm thức ăn trực tiếp không qua chuyển hóa phân giải.

+ Thức ăn thô: các loại phân chuồng, phân xanh, nước thải sinh hoạt những thức ăn này cá cũng ăn trực tiếp.

+ Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau theo tỉ lê nhất định nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, thường dùng nuôi cá lồng, bè cao sản với số lượng nhiều, phần lớn là cá ăn tạp như cá tra, cá chép, cá tai tượng...

→ Khi sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi cá cần chú ý xác định được số lượng, chất lượng thức ăn để tránh lãng phí, phải định thời gian để cá ăn nhiều thức ăn nhất, và địa điểm thuận lợi để cá đến ăn tốt nhất và nên cố định.

Câu 1 trang 92 SGK Công nghệ 10

câu 3 trang 92 SGK công nghệ 10

Đề bài

Hãy kể tên và nêu những đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi?

Lời giải chi tiết

* Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi:

- Thức ăn tinh: Hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị ẩm mốc, sâu mọt phá hoại. Phù hợp làm thức ăn cho lợn và gia cầm.

- Thức ăn xanh: Chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ [vitamin E, C, chất khoáng,...].

- Thức ăn thô: dự trữ được lâu, tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Nên kiềm hóa hoặc ủ với ure, hay nghiền thành bột để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa.

- Thức ăn hỗn hợp: Chế biến từ những công thức được tính toán đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn.

* Để có nhiều thức ăn tinh ta cần bảo quản cẩn thận, thức ăn xanh ta cần dùng biện pháp ủ yếm khí để dự trữ lâu dài, thức ăn thô vốn có thể dữ trữ rất lâu.

Loigiaihay.com

Đề bài

Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá.

Lời giải chi tiết

- Các loại thức ăn nhân tạo cho cá gồm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.

- Để tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá ta cần tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp như cám, bã đậu, phụ phẩm lò mổ, phân bón để cho cá ăn. Nếu nuôi cá công nghiệp thì nên sử dụng thức ăn hỗn hợp cho cá.

 Loigiaihay.com

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

[trang 90 sgk Công nghệ 10]: Em hãy quan sát sơ đồ trên và:

– Kể tên các loại thức ăn tự nhiên của cá.

– Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các nguồn thức ăn tự nhiên.

Trả lời:

– Các loại thức ăn tự nhiên của cá: Thực vật bậc cao, thực vật phù du, vi khuẩn, động vật đáy.

– Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên: Nhiệt độ, oxi, sinh vật, con người.

[trang 91 sgk Công nghệ 10]: Theo em, cá có ăn được phân đạm, phân lân không? Vì sao để tăng cường nguồn thức ăn cho cá lại bón những loại thức ăn này? Bón phân hữu cơ cho vực nưới nuôi cá có tác dụng gì?

Trả lời:

– Cá không ăn phân đạm và phân lân.

– Bón những loại phân này để những thực vật bậc cao, vi sinh vật có thức ăn và phát triển được làm thức ăn cho cá.

– Bón phân hữu cơ tăng cường lượng chấn vẩn, mùn bã hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng làm thức ăn thủy sinh và cho cá.

[trang 91 sgk Công nghệ 10]: Hãy kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường được sử dụng nuôi cá ở địa phương em.

Trả lời:

Những loại thức ăn thường được sử dụng là: Cám gạo, cá tạp, giun, bột ngô, bã đậu, phân xanh, phân chuồng, phân bắc,…

Lời giải:

– Cơ sở: Các loại thức ăn tự nhiên của cá có mối quan hệ mật thiết với nhau [loại này làm thức ăn, tương hỗ, tác động lên những loại khác] ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhau.

– Các biện pháp: Dựa trên cơ sở nêu trên ta có những biện pháp sau

    + Bón phân cho vực nước: Làm tăng thức ăn cho thực vật bậc cao, vi sinh vật, tăng lượng chất vẩn, chất dinh dưỡng làm thức ăn cho cá.

    + Quản lí và bảo vệ nguồn nước: Quản lí nguồn nước, mực nước để thực vật, vi sinh vật phát triển, phải kiểm soát nguồn nước tránh để nước quá bẩn làm cá bị chết.

Lời giải:

– Các loại thức ăn nhân tạo cho cá gồm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.

– Để tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá ta cần tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp như cám, bã đậu, phụ phẩm lò mổ, phân bón để cho cá ăn. Nếu nuôi cá công nghiệp thì nên sử dụng thức ăn hỗn hợp cho cá.

Lời giải:

Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản:

– Làm sạch, nghiền nhỏ nguyên liệu.

– Trộn các nguyên liệu theo tỉ lệ của các công thức tính toán trước, có thể bổ sung thêm chất kết dính.

– Hồ hóa và làm ẩm để dễ dàng ép thành viên.

– Sấy khô sau đó đóng gói và bảo quản.

Video liên quan

Chủ Đề