Bệnh bạch hầu da là gì

Bệnh bạch hầu gần như “biến mất” trong các năm gần đây, tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh báo nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này với các trẻ không được tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu [Corynebacterium diphtheria] gây ra. Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Bệnh có thể lây truyền truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác. 

Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.

Người mắc bệnh Bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Phòng bệnh bạch hầu

Đối với người nhiễm bệnh Bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Bạch hầu. Hiện nay trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, tất cả trẻ em sẽ được tiêm đủ 3 mũi vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan B-viêm phổi, màng não do vi khuẩn Hib [DPT-VGB-Hib] lúc 2,3 và 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván [DPT] khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Việc trì hoãn tiêm chủng vì bất cứ lý do gì sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

Vì tương lai của trẻ, hãy cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vắc xin phòng bệnh Bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1984. Đây là một trong những vắc xin cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi với lịch tiêm 3 mũi lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc Bạch hầu cũng liên tục giảm qua các năm, tương ứng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin DPT phòng bệnh. Năm 2014, tỷ lệ mắc Bạch hầu đã giảm xuống dưới 0,01 ca/100.000 dân, tương đương giảm 228 lần so với những ngày đầu triển khai tiêm chủng mở rộng. 

Dự án TCMR

Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu hiểu và có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là làm tốt công tác tiêm phòng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin giúp độc giả nắm được bệnh bạch hầu là gì cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Hãy dành ra ít phút để bổ sung thêm những kiến thức hữu ích cho mình bạn nhé!

1. Tình hình bệnh bạch hầu ở nước ta hiện nay

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều thông tin liên quan đến một bé gái 9 tuổi tử vong do căn bệnh bạch hầu và hơn 350 người bị cách ly.

Trong tháng 6, nước ta đã có 4 ca nhiễm bạch hầu tại huyện Krông Nô và 8 ca tại huyện Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông, trong đó bé gái 9 tuổi kể trên vì phát hiện muộn nên tử vong. Theo Cục Y tế Dự phòng thì hai huyện này đều có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bạch hầu thấp và các trường hợp nhiễm trên đều chưa được tiêm phòng.

Trước tình hình diễn biến bệnh tại tỉnh Đắk Nông, Bộ Y Tế đã nhanh chóng gửi công văn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh đồng thời cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cử đội hỗ trợ đến địa phương để triển khai và thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát bệnh. Cho đến nay, theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thì các ổ dịch đều đã ổn định và qua 4 ngày không có ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh nào.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm xảy ra chủ yếu trên đối tượng là trẻ em

Vậy bạch hầu là gì? Nó nguy hiểm như thế nào mà từ ban lãnh đạo các cấp đến người dân lại có sự quan tâm nhiều đến thế?

2. Khái niệm về bệnh bạch hầu và nguyên nhân gây bệnh

Bạch hầu là gì?

Bạch hầu [Diphtheria] là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu [tên khoa học là Corynebacterium Diphtheria] gây ra. Đây là một bệnh cấp tính với đặc trưng là hình thành lớp màng giả hay còn gọi là giả mạc ở tuyến hầu họng, tuyến hạnh nhân, niêm mạc trong mũi, thanh quản hay trên da, niêm mạc mắt, cơ quan sinh dục.

Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheria

Vi khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây ra bệnh và có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết hoặc đường hô hấp.

Vi khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây bệnh và có khả năng lây lan nhanh

Corynebacterium Diphtheriae là vi khuẩn gram dương hiếu khí, rất mảnh, có hình như dùi trống hoặc hình que. Sau khi vi khuẩn này bị nhiễm thực khuẩn bào có mang gen độc tố tox gene thì chúng sẽ sản xuất ra toxigenicity và gây bệnh cho cơ thể ký chủ.Vi khuẩn này có ba type gồm gravis, intermedius, và mitis. Cả ba đều có khả năng sản sinh ra độc tố để gây bệnh nhưng với mức độ giảm dần.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào hầu họng hay một số vị trí niêm mạc khác trên cơ thể người không có miễn dịch chống lại chúng sẽ nhanh chóng tiết ra độc tố gây bệnh. Tại đây, độc tố sẽ ức chế quá trình tổng hợp tế bào mới và làm chết tế bào, hình thành các màng giả. Sao đó độc tố vào máu và di chuyển khắp cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan mà chúng đi qua hay lưu hành như tim, thần kinh,…

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu như thế nào?

Tùy vào từng vị trí khác nhau mà bạch hầu cũng chia thành các thể biểu hiện bệnh khác nhau. Thông thường, sau thời gian ủ bệnh tối đa 10 ngày thì bệnh nhân có những biểu hiện phổ biến như sốt, sưng các tuyến ở cổ, sưng họng, viêm và đau rát cổ họng, ho, dịch nhầy, đờm có mủ, đôi khi còn lẫn máu, người hay mệt mỏi, chán ăn,… Hầu hết các trường hợp sau khi có biểu hiện ra bên ngoài thì sẽ nhanh chóng được sử dụng thuốc kháng độc tố kết hợp với kháng sinh.

Tùy vào vị trí cư trú của vi khuẩn mà bệnh nhân có các triệu chứng khác nhau

Tuy nhiên, nếu độc tố quá mạnh hoặc người bệnh không có sự can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tất cả các biến chứng đều bắt nguồn từ độc tố của vi khuẩn và thường có sự tương quan với các tổn thương lan tỏa.

Hai biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là khi có sự tác động của vi khuẩn gây viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

Viêm cơ tim

Người bệnh sẽ thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, ngất đột ngột. Việc điều trị biến chứng tim sẽ rất khó khăn, với các trường hợp nặng hay suy tim có thể phải sử dụng máy thở. Biến chứng có thể xảy ra vào giai đoạn toàn phát hoặc sau khi khỏi bệnh vài tuần và thường có tiên lượng xấu với tỷ lệ tử vong khá cao.

Viêm dây thần kinh

Khi vi khuẩn lưu trú trong các dây thần kinh, nhất là thần kinh vận động sẽ có các biểu hiện như liệt màn khẩu cái [ở tuần thứ ba], liệt các dây thần kinh mãn nhãn, cơ, chi, liệt cơ hoành [ở tuần thứ năm]. Liệt cơ hoành cơ thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Với biến chứng này, bệnh nhân tử vong thường do các biến chứng khác gây ra, nếu không thì vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn.

4. Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu

Theo tổ chức WHO thì đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn nhất hiện nay là trẻ em, tuy nhiên, với người lớn chưa tiêm phòng cũng có thể là đối tượng nguy cơ. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu bạch hầu là gì thì bạn cũng cần phải biết các biện pháp phòng bệnh sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, giữ vệ sinh thân thể, nhất là họng và mũi, rửa và súc miệng thường xuyên bằng nước muối.

  • Che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là dịch tiết để tránh làm lây lan vi khuẩn.

  • Thường xuyên vệ sinh, sát trùng khu vực sân vườn, nhà ở, nhất là hộ có con nhỏ.

  • Các nhà trẻ phải đảm bảo luôn sạch, thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào để diệt khuẩn.

  • Khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ bệnh phải nhanh chóng tuân thủ các biện pháp cách ly và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Tiêm phòng vắc xin bạch hầu là cách phòng bệnh tốt nhất được Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện

Bên cạnh cạnh việc hiểu bạch hầu là gì cũng như tuân thủ các biện pháp nêu trên thì cách để phòng chống bệnh tốt nhất hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo là tiêm phòng vắc xin bạch cầu đầy đủ và đúng lịch, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Về lịch tiêm phòng cụ thể, bảng giá và các thông tin liên quan, quý vị có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 565656 để được tư vấn, hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề