Bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm - loét dạ dày là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác.


Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, song có thể xếp vào hai nhóm chính:
Yếu tố ngoại sinh thường gặp: Vi khuẩn, virus và độc tố của chúng; thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, thức ăn quá cay, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn nhiễm độc do tụ cầu, nhiễm E.coli…; các chất kích thích như rượu, chè, cafe. Một số loại thuốc như: aspirin, natrisalicylat, sulfamid, corntancyl, phenylbutazon, reserpin, digitalis, KCl...; nhiễm các chất ăn mòn như muối, kim loại nặng [đồng, kẽm] thuỷ ngân, kiềm, axit sulfuric, axit chlohydric, nitrat bạc; các kích thích nhiệt, dị vật...
Các yếu tố nội sinh: Viêm dạ dày mạn có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp [cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa...]; Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành; urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu; Bỏng, nhiễm phóng xạ; các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shock, bệnh tim phổi cấp, xơ gan; dị ứng thức ăn…


Nội soi phát hiện bệnh ở dạ dày.


Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan toả, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Viêm loét dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề xung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.
Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm không steroid... Với biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.
Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương. Ngoài ra còn phụ thuộc sự hoà loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày và sự trung hoà chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng. Sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu. Trong các trường hợp nặng có thể có shock.
Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả đục thủng và gây viêm phúc mạc. Các sản phẩm khí sinh ra sẽ vào thành dạ dày, người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Hậu quả do viêm dạ dày cấp: Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn. Song có thể chuyển từ viêm dạ dày cấp thành viêm mạn nếu bị nhiều đợt. Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến shock, truỵ tim mạch...
Trong điều trị, trước hết cần chú ý tới chế độ ăn. Tuỳ theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn trong 1 - 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường. Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock. Nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh;
Nếu có xuất huyết tiêu hoá thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hoá; Nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hoá chất thì phải rửa dạ dày... Tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn chia làm hai loại chính là viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị. Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá.
Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh thường do chế độ ăn uống, do hóa chất, do suy dinh dưỡng, do rối loạn nội tiết, do dị ứng, do yếu tố miễn dịch, di truyền…

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết.
Biến chứng của bệnh: Nếu không điều trị kịp thời nhiều biến chứng có thể xảy ra như: Ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, viêm quanh dạ dày tá tràng, viêm túi mật mạn, viêm tuỵ mạn, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày... Trong đó biến chứng loét dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm dạ dày vùng hang vị.
Điều trị như thế nào? Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc băng se hoặc nuôi dưỡng niêm mạc. Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm thì nội soi dạ dày tá tràng một lần để kiểm tra, kịp thời xử lý các tổn thương nếu có. Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý. Tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, quá lạnh hoặc cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cafe, thuốc lá.

Loét dạ dày - tá tràng

Đây là một bệnh rất thường gặp, nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá huỷ cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP.
Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ như: di truyền, tâm lý đặc biệt là các sang trấn tâm lý và áp lực công việc, sự rối loạn vận động dạ dày ruột, các yếu tố môi trường như thức ăn, thuốc lá, và các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các thuốc giảm đau không steroid.
Bệnh biểu hiện với triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất từng đợt, kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.
Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét, ung thư hoá - tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn [30%] còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động của bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang trấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý... là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

Theo SKĐS online

Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn, do đó mọi người không thể chủ quan đối với bệnh này. 

Thông thường tình trạng viêm loét dạ dày khi mới hình thành sẽ rất khó để nhận biết, làm người bệnh bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác. Vì thế, bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị để kịp thời phòng tránh và chữa dứt điểm.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là một căn bệnh hiếm gặp đối với nhiều người. Căn bệnh này được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. 

Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả nam và nữ. Nếu ai rơi vào những trường hợp thuộc các yếu tố, nguy cơ của bệnh thì sẽ dễ dàng mắc phải bệnh chỉ sau một thời gian ngắn. 

Đầu tiên, yếu tố dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày phải kể đến đó là thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia. Đây đều là những chất độc hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. Khi tiêu thụ rượu, bia, cơ thể sẽ tạo ra cortisol tăng nguy cơ viêm loét cho ruột non.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Việc ăn uống không đủ các bữa, ăn uống không đúng giờ, giấc, nhịn đói, giảm cân không khoa học là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh. 

Nếu một người bình thường có chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya hay ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh viêm loét dạ dày chỉ sau một thời gian ngắn. Cùng với những yếu tố trên thì việc căng thẳng tột độ cũng ảnh hưởng đến cơ thể và dạ dày của bạn. Nguy cơ mắc bệnh dạ dày cũng tăng lên, cụ thể dạ dày sẽ bài tiết axit nhiều hơn bình thường.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày sẽ sở hữu những triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ, bệnh vừa khởi phát thì rất khó để nhận biết. Bởi vì, triệu chứng cơ bản và đầu tiên nhất của hiện tượng viêm và loét tại dạ dày là những cơ đau âm ỉ ở phần ruột non. 

Đây cũng là nguyên do mà nhiều người thường lầm tưởng giữa viêm loét dạ dày và đau bụng thông thường. Để có cái nhìn rõ nét hơn về triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hãy cùng theo dõi một số thông tin sau đây:

  • Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đau phần trên rốn: Hay còn gọi là phần thượng vị, là dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường âm ỉ và cực kỳ khó chịu.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Khi bị viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Do bị đầy bụng, đau bụng và hay đói vào lúc nửa đêm nên người bệnh rất khó vào giấc.
  • Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày: Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Cụ thể, gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.
  • Rối loạn các chức năng tiêu hóa: Triệu chứng này khá dễ thấy thông qua các hiện tượng đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón. Do khả năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không còn hoạt động bình thường nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nếu sở hữu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh này để có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày phổ biến, thường gặp nhất:

  • Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên: Việc sử dụng các thuốc kháng viêm thường xuyên ở người lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày Cơ thể người bệnh sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin, một hợp chất quan trọng giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
  • Nhịn ăn, để bụng quá đói hoặc ăn quá no: Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu, người bệnh không kịp dùng bữa vì công việc hoặc phải nhịn ăn để giảm cân thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ cho đến khi dạ dày tiếp nhận được thức ăn. Đồng thời nếu người bệnh ăn quá no trong lúc đang đau bao tử cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả khôn lường.
  • Ăn tối quá khuya: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau và viêm loét dạ dày. Khi vừa dùng xong bữa tối và đi ngủ, dạ dày của người bệnh sẽ gặp phải áp lực tiêu hóa thức ăn. Mặc dù, cơ thể vẫn làm việc trong lúc ngủ, tuy nhiên năng suất sẽ không được như lúc thức. Do vậy, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng đau rát.

Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Cùng với câu hỏi đau dạ dày là gì thì viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị cũng được nhiều người quan tâm. Như đã giải đáp, các bạn đã có thể xác định được nguyên nhân cũng như là triệu chứng của bệnh. 

Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng ngay tại nhà nhé. Hiện nay, có rất nhiều cách để chữa đau dạ dày, tuy nhiên yếu tố tiên quyết cũng như quan trọng nhất đó là nhìn nhận nguyên nhân gây ra bệnh và đưa ra cách khắc phục kịp thời.

Nếu bạn là một người hay sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá thì nên ngừng ngay lập tức những chất này. Đồng thời, đối với những ai có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, phải thường xuyên thức khuya hay ăn đồ cay nóng thì cũng nên khắc phục. Cùng với những các tự điều chỉnh như trên thì các bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa viêm loét dạ dày ngay tại nhà. Cụ thể một số cách đó như sau:

Uống mật ong và nghệ vào mỗi buổi sáng

Nghệ và mật ong chính là những khắc tinh hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh nên xay một hũ bột nghệ nguyên nhân để dùng dần hằng ngày. Cách dùng rất đơn giản, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, lúc bụng còn đang rỗng thì nên pha một muỗng cafe mật ong nguyên chất và ½ muỗng cafe bột nghệ. Hòa tan hỗn hợp với một ít nước ấm và uống, lưu ý có thể uống nhiều nước ấm.

Uống nước mạch nha 

Người bị viêm loét dạ dày sử dụng kết hợp mạch nha và thanh bì theo tỷ lệ 3:1 để nấu lấy nước uống. Người bệnh nên nấu trong khoảng 25 phút để các loại nguyên liệu ra hết chất, sau đó chia thành nhiều phần để uống trong ngày.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với nước phật thủ

Cuối cùng là nước phật thủ, chỉ cần mua và rửa sạch phật thủ khoảng 15 gram, thái nhỏ và bỏ vào bình thủy, bình giữ nhiệt. Tiếp đến đổ nước sôi vào, hãm phật thủ trong vòng 20 phút. Sau đó, dùng để uống trong ngày như uống trà. Có  thể thêm chút đường phèn cho dễ uống.

Các bác sĩ cho biết, các bài thuốc kể trên chỉ có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị, không thể đẩy lùi dứt điểm viêm loét dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh có thể lựa chọn kết hợp hoặc thay thế bằng thuốc đặc trị. Một trong những bài thuốc đặc trị được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là Cao Bình Vị Tâm Minh Đường. 

Cao Bình Vị chữa trị bệnh viêm loét dạ dày dựa trên nguyên lý “bình can kiện tỳ vị, an thần, ổn bổ tỳ vị” để đẩy lùi hiệu quả triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đây là thành quả nghiên cứu nhiều năm của các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường [Cơ Sở Hà Nội: 0983.34.0246, Cơ sở Sài Gòn: 0903.876.437].

Cao Bình Vị là sự kết hợp hoàn hảo của “lục bình dược vị” như Bạch mao căn, Kim ngân hoa, Hoàng bá,... Tất cả các vị thuốc đều có hàm lượng dược tính kháng viêm, giảm đau cao, được gia giảm cân đối để phù hợp với thể trạng người Việt hiện đại. Đặc biệt, khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ có công dụng tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP, làm lành niêm mạc dạ dày, phục hồi thể trạng và cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Nhà thuốc Tâm Minh Đường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào vô cùng nghiêm ngặt. Thảo dược sử dụng bào chế nên Cao Bình Vị được nuôi trồng và chăm sóc tại Viện dược liệu đảm bảo đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh khiết. 

Đặc biệt, sau quá trình nghiên cứu và phát triển, các bác sĩ đã lựa chọn sản xuất Cao Bình Vị ở dạng cao tinh chất, theo phương thức truyền thống. Thảo dược được đun ở nhiệt độ 100 độ C trong 48 giờ. Không chỉ chắt lọc được tối đa hàm lượng hoạt chất thảo dược, dạng bào chế cho thấy những ưu điểm như: 

  • Loại bỏ sạch cặn bã, đảm bảo an toàn cho dạ dày 
  • Đảm bảo không chứa Corticoid, tân dược
  • Thuận tiện cho người bệnh sử dụng và bảo quản

Dựa trên kết quả điều trị của 3000 người bệnh viêm loét dạ dày nói riêng và bệnh dạ dày nói chung đã điều trị thành công tại 2 Nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược, bác sĩ đưa ra được lộ trình điều trị bằng Cao Bình Vị cụ thể như sau: Từ 7-10 ngày: Giảm tình trạng đau nhức, buồn nôn, ợ chua, đau rát thượng vị,... Từ 10 -20 ngày: Điều trị hiệu quả tình trạng ợ hơi, khó tiêu, các triệu chứng viêm loét giảm đến 80%. 20-40 ngày: Các vết viêm loét ở dạ dày lành lại, ngăn chặn bệnh tái phát

Để hiểu thêm về quá trình điều trị viêm loét dạ dày bằng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường, bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của cô Hà Thị Bé trong video TẠI ĐÂY:

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới các vấn đề trên, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với nhà thuốc Tâm Minh Đường để được giải đáp theo thông tin dưới đây:

  •  Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
 

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 098 334 0246

 
  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
 

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0903 876 437

Nguồn: //tamminhduong.com/

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề