Biên bản nghiệm thu là gì

Nghiệm thu là gì? Đây là câu hỏi chung của nhiều người đang có ý định xây dựng nhà ở. Vậy để hiểu hơn về điều này mời bạn cùng chuyên mục tư vấn nội thất tìm hiểu một số thông tin về nghiệm thu là gì? Gồm những gì? Và tác dụng vai trò biên bản nghiệm thu là gì? Qua bài viết sau đây.

  0987.022.122 – 0919.333.991

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng

Nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.

Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu công trình được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền

Điều kiện để hoàn thành công tác nghiệm thu

Quá trình nghiệm thu chỉ được thực hiện với những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình, thiết bị, máy móc phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những tiêu chuẩn pháp luật.

a> Đối với các công trình xây dựng tuy đã hoàn thành nhưng vẫn còn tồn tại về chất lượng nhưng không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu. Nhưng vẫn phải tiến hành những công việc bắt buộc dưới đây :

Tiến hành lập bảng thống kê các tồn tại về chất lượng còn sót lại. Quy định rõ thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện.

Tất cả các bên liên quan phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại về chất lượng đã nêu ở trên.

Thực hiện việc nghiệm thu lại sau khi các tồn tại trên đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong.

Quá trình nghiệm thu chỉ được thực hiện với những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu

b> Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn vị sản xuất.

Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình đã xây dựng xong. Chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, chưa được thanh toán , nếu trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu ghi thì có thể được tạm ứng chi phí.

Nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật

c> Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến hành nghiệm thu lại.

d> Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản.

Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu.

Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao

e> Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình.

Quy định về nghiệm thu

Theo Điều 16 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định thì:

1. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

a] Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.

Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại;

b] Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu.

Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

2.  Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình.

3.  Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.

Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện

4.  Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Trên đây là một số thông tin về bản vẽ hoàn công và hồ sơ hoàn công mà thietkexaydungpro.vn muốn gửi tới các bạn. Hi vọng thông qua bài viết này đã cũng cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.
 

  0987.022.122 – 0919.333.991

Để đưa công trình vào sử dụng, các bên cần tiến hành nghiệm thu công trình. Quá trình nghiệm thu công trình sẽ được ghi lại trong Biên bản nghiệm thu công trình. Vậy, mẫu Biên bản nghiệm thu công trình hiện nay là mẫu nào? Không nghiệm thu công trình bị xử phạt bao nhiêu?

  • Biên bản nghiệm thu công trình là gì? Có những loại nào?
  • Biên bản nghiệm thu công trình có nội dung gì?
  • Một số mẫu Biên bản nghiệm thu công trình hiện nay
  • 1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
  • 2. Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình
  • 3. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình
  • Bàn giao công trình chưa được nghiệm thu, bị phạt bao nhiêu?

Câu hỏi: Xin hỏi hiện nay mẫu Biên bản nghiệm thu công trình là mẫu nào?

Biên bản nghiệm thu công trình là gì? Có những loại nào?

Biên bản nghiệm thu công trình là biên bản dùng để để thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại công trình hay dự án xây dựng.

Theo đó, việc nghiệm thu có thể được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bởi doanh nghiệp hoặc cá nhân dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công.

Hiện nay sử dụng một số loại Biên bản nghiệm thu công trình sau:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình: Là Biên bản nghiệm thu cuối cùng để đưa cả công trình vào sử dụng. Trong Biên bản nghiệm thu công trình thường có chi tiết các hạng mục công trình và biên bản đánh giá, nghiệm thu các hạng mục đó.

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình: Loại biên bản này xác định rõ những công việc nào đã được hoàn thành, chất lượng công việc đạt được…

- Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình: Là văn bản ghi nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ của bên nhận thi công công trình đối với một hạng mục nào đó.

Biên bản nghiệm thu công trình có nội dung gì?

Biên bản nghiệm thu công trình thông thường có đầy đủ các nội dung sau:

- Tên công trình và các hạng mục công trình;

- Tên và thông tin cá nhân thuộc bộ phận trực tiếp nghiệm thu;

- Đơn vị thi công;

- Người hoặc đơn vị giám sát;

- Chủ đầu tư/chủ nhà;

- Thời gian nghiệm thu...

Ngoài ra, Biên bản nghiệm thu công trình phải trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình được nghiệm thu và kết luận có thể đưa công trình vào sử dụng hay không.

Trường hợp không được nghiệm thu, cần nêu rõ các yêu cầu sửa chữa và hoàn thiện để đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục.

Mẫu Biên bản nghiệm thu công trình hiện nay có hình thức thế nào? [Ảnh minh họa]


Một số mẫu Biên bản nghiệm thu công trình hiện nay

1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

........... , ngày ....... tháng ...... năm ..........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH

1. Tên công trình:.....................................................................................................

2. Địa điểm xây dựng:..............................................................................................

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

Đại diện Chủ đầu tư [chủ cơ sở sản xuất]:

- Ông .................................................... - chức vụ: .................................................

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

Đại diện đơn vị tư vấn giám sát [nếu có]:

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

Đại diện đơn vị cung ứng, chuyển giao, lắp đặt công nghệ:

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

Đại diện đơn vị thi công xây dựng [nếu có]:

- Ông .................................................... - chức vụ: .................................................

- Ông .................................................... - chức vụ: ................................................

4. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu:..............giờ, ngày .........tháng .......... năm ................................................

Kết thúc:..............giờ, ngày .........tháng .......... năm ..............................................

5. Đánh giá công trình xây dựng đã thực hiện:

a] Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

- Các tài liệu gồm có:

Hồ sơ công nghệ, thiết kế thi công lắp đặt thiết bị;

Bản vẽ hoàn công công trình;

Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

Nhật ký thi công;

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng;

Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải;

b] Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng [đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật]: [ Nêu rõ chất lượng của từng hạng mục [lò gạch] theo tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất...]

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

c] Các ý kiến khác: [Nêu các vấn đề cần lưu ý hoặc các tồn tại cần khắc phục khi vận hành sản xuất, thời gian bảo hành, bảo trì...]

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

6. Kết luận: [ Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có]

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

[Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân]

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, CHUYỂN GIAO,
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

[Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân]

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

[Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân]

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

[Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân]

2. Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH

- Công trình: ………………………………………

- Số Biên bản nghiệm thu: 01/BBNT/DG-HL     

- Ngày nghiệm thu: …/…/…

- Khối lượng thực hiện: từ ngày....tháng....năm....đến ngày...tháng....năm....

I. CÁC BÊN THAM GIA NGHIỆM THU:

1. Đại diện: …………………………………………… [hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát]

- Ông: ........................................... Chức vụ:           

- Ông: ........................................... Chức vụ:           

2. Đại diện nhà thầu thi công: …………………………………………………………...

- Ông: ........................................... Chức vụ:           

- Ông: ........................................... Chức vụ:           

II. CÁC BÊN THỐNG NHẤT NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NHƯ SAU:

TT

NỘI DUNG

CÔNG VIỆC

QUY CÁCH

KÍCH THƯỚC

ĐVT

KHỐI LƯỢNG

Ghi Chú

RỘNG

SÂU

CAO

Khối lượng hoàn thành đạt chất lượng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn, quy phạm áp dụng, đề nghị thanh toán.

ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG


3. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình

Tên Chủ đầu tư

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…....... tháng…....... năm…........

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

1. Hạng mục công trình:………………………..…………………..

2. Địa điểm xây dựng: ………………………………

3. Thành phần tham gia nghiệm thu:

a] Phía chủ đầu tư: ………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………

- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: ………………………

b] Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: ………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………

- Người phụ trách thi công trực tiếp: ………………………

c] Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trìnhtham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: ………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………

- Chủ nhiệm thiết kế: ………………………

4. Thời gian tiến hành nghiệm thu :    

Bắt đầu:  …....... ngày…........ tháng…....... năm…......       

Kết thúc:….......  ngày…........ tháng…....... năm…......

Tại: …………………………………………………………..

5. Đánh giá hạng mục công trình xây dựng:            

a] Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu:

………………………………………………

………………………………………………

b] Chất lượng hạng mục công trình xây dựng [đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật]

………………………………………………

………………………………………………

c] Các ý kiến khác nếu có.

6.  Kết luận :

- Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có.

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHỦ ĐẦU TƯ

NHÀ THẦU THIẾT KẾ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

NHÀ THẦU THI CÔNG

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Bàn giao công trình chưa được nghiệm thu, bị phạt bao nhiêu?

Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư phải thực hiện nghiệm thu sau đó mới được bàn giao nhà, công trình. Trường hợp bàn giao nhà, công trình trước khi nghiệm thu sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, heo điểm d khoản 4 Điều 58 Nghị định 16 năm 2022:

4. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây:

...

d] Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài [đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô] hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định;

Như vậy,  chủ đầu tư bàn giao nhà, công trình chưa hoàn thành nghiệm thu cho khách hàng hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định sẽ bị phạt nặng từ 800 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn buộc dừng bàn giao nhà, công trình xây dựng, hoàn thành việc xây dựng hoặc buộc hoàn thành nghiệm thu hoặc có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.


Trên đây là Mẫu Biên bản nghiệm thu. Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề