Biến đổi niêm mạc dạng chuyển sản là gì

SKĐS - Dị sản ruột dạ dày [DSR] là tình trạng một phần niêm mạc của dạ dày [lớp lót bên trong cùng] bị biến đổi gần giống như niêm mạc ruột.

Dị sản ruột dạ dày được xếp vào nhóm tổn thương 'tiền ung thư' ở dạ dày. Ở Mỹ, người ta thấy DSR có ở 3-20% dân số, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm người gốc châu Á.

Nguyên nhân dị sản ruột dạ dày

Là do quá trình kích thích lâu dài của các tác nhân lên niêm mạc dạ dày như: hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm vi khuẩn Hp, trào ngược dịch mật, viêm niêm mạc dạ dày tự miễn ... Ngoài ra, có thể kể đến các yếu tố thuận lợi khác như: tuổi tác, gen di truyền, chế độ ăn nhiều muối, mỡ, ít rau quả.

Phát hiện dị sản ruột dạ dày như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không?

DSR thường không gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh mà hay được phát hiện tình cờ trên nội soi hoặc qua sinh thiết tế bào tìm nguyên nhân khác. Nếu có triệu chứng thì đó là do biểu hiện của nguyên nhân gây bệnh như viêm do nhiễm Hp. Mặc dù nó không gây ra triệu chứng nhưng chúng ta phải quan tâm vì nó có nguy cơ phát triển thành ung thư. Tỉ lệ tiến triển từ DSR tới ung thư dạ dày trong thời gian theo dõi 5 năm giao động từ 0.25% to 42% tùy nghiên cứu.

Chẩn đoán sơ bộ dị sản ruột có thể dựa vào hình ảnh nội soi. Ngày nay thế hệ máy nội soi hiện đại có nhuộm màu ảo và phóng đại có thể chẩn đoán chính xác hơn tổn thương dị sản ruột [độ nhạy và độ đặc hiệu 60-70%%] nhưng để khẳng định chắc chắn cần sinh thiết vùng tổn thương để làm xét nghiệm tế bào.

Sơ đồ Correa mô tả tiến trình dẫn tới ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Trong đó dị sản ruột là tổn thương tiền ung thư, là bước trung gian trong quá trình này.

DSR có thể được phân loại thành:

- Theo vị trí: khu trú [chỉ giới hạn ở một đám nhỏ], lan tỏa [ở nhiều đám trong dạ dày].

- Theo bản chất tế bào: DSR hoàn toàn - type I [giống tế bào của ruột non], DSR không hoàn toàn – type II [giống tế bào ruột già, loại này dễ tiến triển thành ung thư hơn].

Trong một nghiên cứu theo dõi 5 năm của các tác giả Canada [2017] trên 91 bệnh nhân có dị sản ruột, trong đó hầu hết là DSR hoàn toàn [89%], còn lại là không hoàn toàn. Trong đó, nhóm DSR hoàn toàn không có bệnh nhân ung thư nào, còn 10 bệnh nhân nhóm DSR không hoàn toàn có tới 5 bệnh nhân tiến triển tới ung thư hoặc loạn sản. Nghiên cứu này còn cho thấy nam giới có nguy cơ cao hơn nữ trong khả năng tiến tới ung thư dạ dày từ DSR.

Một số hình ảnh dị sản ruột dạ dày trên nội soi. Nguồn: Clinical Endoscopy Atlas, 2018

Dị sản ruột dạ dày có thể điều trị được không?

Về lý thuyết thì DSR giai đoạn sớm có thể điều trị giúp hồi phục nhưng trên thực tế hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để nào, hiệu quả điều trị vẫn chưa có sự thống nhất. Nhưng người ta biết rằng, để giảm thiểu nguy cơ tiến triển tới ung thư, ta cần xem xét áp dụng các biện pháp sau:

- Diệt vi khuẩn Hp: theo chỉ định của bác sỹ.

- Cải thiện lối sống: bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế uống rượu.

- Cải thiện chế độ ăn: ít muối, mỡ … tăng cường rau củ quả.

- Có ý thức về nguy cơ của bệnh.

- Đi khám sức khỏe định kỳ theo lời khuyên của bác sỹ. Thông thường những tổn thương DSR nên được theo dõi qua nội soi 6 tháng – 1 năm/lần, đặc biệt với người trên 40 tuổi. Nếu tổn thương diễn tiến tới loạn sản độ cao, đây được coi là tổn thương ung thư sớm thì sẽ được điều trị khỏi bằng cách cắt qua nội soi. Trên người bệnh có dị sản ruột thường có tình trạng dạ dày không 'đẹp', có thể có những tổn thương khác đi kèm, do vậy việc thăm khám bằng những máy nội soi chất lượng cao, có nhuộm màu,… hình ảnh rõ nét sẽ giúp bác sỹ thăm khám được các tổn thương dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ bỏ sót tổn thương. Ngoài ra, thời gian thăm khám đủ dài để bác sỹ quan sát kỹ lưỡng và chuẩn bị bệnh nhân tốt cũng là yếu tố quan trọng để phát hiện tổn thương được hiệu quả.

Lời khuyên của bác sỹ

DSR dạ dày là một dạng tổn thương tiền ung thư, cần quan tâm theo dõi. Nó có thể điều trị khỏi hoặc không. Vì tổn thương không gây ra triệu chứng nên người bệnh cần đi nội soi kiểm tra chủ động theo lời khuyên của bác sỹ. Nếu không kiểm soát quá trình tiến triển bệnh, tổn thương có thể dẫn tới ung thư dạ dày mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều diễn biến như vậy.

Xem thêm video được quan tâm

4 sai lầm 'kinh điển' khi ăn trái cây nhiều người mắc phải

TS. Bs. Phạm Bình Nguyên [Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật, BV Bạch Mai], ThS.Bs. Phạm Thị Vân Ngọc [Chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa & Y tế cộng đồng]

Viêm niêm mạc dạ dày là nỗi ám ảnh chung của nhiều người khi xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng bệnh có thể được cải thiện hiệu quả nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, viêm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm niêm mạc dạ dày là gì?

Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng viêm, kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày[bao tử] xuất hiện do lớp bảo vệ [niêm mạc] bị tổn thương và suy yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh, lạm dụng thuốc giảm đau hoặc một vài yếu tố liên quan khác. Bệnh có thể xảy ra đột ngột hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian. Hầu hết, tình trạng này có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, viêm cũng có thể phát triển thành loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

1. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng đột ngột, gây ra các cơn đau dữ dội và khó chịu. Bệnh xuất hiện có thể do tổn thương, căng thẳng, tiêu thụ chất kích thích, NSAID, Steroid, thức ăn cay, hoặc chịu tác động của vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, các cơn đau đa phần chỉ xuất hiện tạm thời và kéo dài từng đợt ngắn tại một thời điểm nhất định.[1]

2. Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Đây là tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày dai dẳng nhưng vẫn ở mức độ thấp. Lúc này, lớp niêm mạc bao tử dần trở nên mỏng hơn do các tế bào bị phá hủy bởi cơ chế phản ứng miễn dịch, bao gồm cả Lympho. Khi tình trạng mãn tính kéo dài liên tục trong nhiều năm, viêm sẽ tiến triển tới giai đoạn teo niêm mạc, chuyển sản và loạn sản với nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao.

Nguyên nhân viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày xảy ra do hàng rào bảo vệ thành bao tử bị suy yếu hoặc tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Cụ thể, một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm:[2]

1. Nhiễm khuẩn

Nhiễm Helicobacter pylori [H.p] là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới khoảng 50-70% dân số. Tuy nhiên, chỉ một số ít trường hợp phát triển thành viêm dạ dày hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Bệnh xuất phát từ nhóm nguyên nhân nhân này có thể do di truyền hoặc chịu ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt và ăn uống.

2. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm không Steroid [NSAIDS] có thể gây ra viêm bao tử cấp tính và mãn tính. Nguyên nhân bởi việc sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ làm giảm khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc.

3. Tuổi tác

Những người lớn tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày cao hơn người trẻ. Nguyên nhân bởi đến giai đoạn này, khả năng bị tấn công bởi Helicobacter Pylori và rối loạn tự miễn dịch cũng tăng lên. Từ đó, quá trình bào mòn cũng trở nên nhanh chóng hơn.

4. Lạm dụng rượu

Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc bao tử, khiến cơ quan dễ bị tác động bởi dịch tiêu hóa. Do đó, việc lạm dụng loại chất kích thích này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp tính.

5. Căng thẳng

Tâm lý bị không ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, căng thẳng nghiêm trọng sau chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật… rất dễ khiến bệnh tiến triển nhanh và phức tạp.

6. Điều trị ung thư

Nhiều bệnh nhân ung thư phải thường xuyên đối mặt với viêm dạ dày. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ thuốc hóa trị hoặc xạ trị đang sử dụng.

7. Viêm dạ dày tự miễn dịch

Đây là tình trạng cơ thể đang tự tấn công các tế bào trong niêm mạc dạ dày. Phản ứng này vô tình khiến hàng rào bảo vệ bao tử bị bào mòn. Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những người đang mắc các chứng rối loạn tự miễn khác như Hashimoto, tiểu đường loại 1… Ngoài ra, cơ thể thiếu hụt Vitamin B12 cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm dạ dày tự miễn.

Triệu chứng viêm niêm mạc bao tử

Nhiều trường hợp mắc viêm niêm mạc bao tử nhưng không đi kèm bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nhìn chung một số dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Phân đen, kèm hắc ín.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng tái phát nhiều lần.
  • Chướng bụng.
  • Khó tiêu.
  • Xuất hiện cảm giác nóng rát, cồn cào trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Nấc cụt.
  • Ăn mất ngon.
  • Nôn ra máu hoặc chất có màu giống cà phê.

Biến chứng nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày có thể được cải thiện nhanh chóng nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Trong trường hợp ngược lại, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể bao gồm:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm niêm mạc bao tử lâu ngày có thể làm xuất hiện các ổ loét, gây đau đớn cho vùng thượng vị. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ Vitamin B12, dẫn đến thiếu máu.

2. Xuất huyết dạ dày

Các vết loét bao tử có nguy cơ làm thủng mạch máu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết nguy hiểm. Về lâu dài, cơ thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng do không có khả năng sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

3. Thủng dạ dày

Khi niêm mạc bị tổn thương, các vết loét sẽ trở nên trầm trọng, lan sâu qua thành bao tử gây thủng dạ dày. Điều này có thể khiến dịch tràn vào ổ bụng đồng thời lây lan vi khuẩn, gây ra hiện tượng viêm phúc mạc. Ngoài ra, nhiễm trùng huyết cũng có nguy cơ cao xuất hiện và lan rộng, thậm chí dẫn đến tử vong.

4. Hẹp môn vị

Đây là tình trạng mô viêm xơ phát triển, gây ra hiện tượng hẹp lòng ruột ngay phía dưới dạ dày. Từ đó, quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa bị cản trở.

5. Ung thư dạ dày

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm niêm mạc có thể khiến các tế bào ung thư dạ dày phát triển mất kiểm soát. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương. Tuy nhiên, nhìn chung, các phương pháp phổ biến thường được áp dụng gồm:

1. Sử dụng thuốc

Đây là giải pháp điều trị đầu tiên và phổ biến nhất đối với tình trạng viêm niêm mạc bao tử. Một số loại thuốc thường được ưu tiên dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori

Đối với Helicobacter Pylori phát triển trong đường tiêu hóa, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp một số loại thuốc kháng sinh như: Tetracyclin, Tinidazol, Metronidazole, Levofloxacin…. Người bệnh cần đảm bảo uống đầy đủ thuốc theo toa, thường từ 10- 14 ngày, cùng với thuốc ngăn chặn sản xuất axit và Bismuth. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ xét nghiệm lại để chắc chắn rằng Helicobacter Pylori đã bị tiêu diệt.

  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit dạ dày và thúc đẩy quá trình chữa bệnh

Thuốc ức chế bơm Proton có khả năng làm giảm axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào tạo ra thành phần này. Cụ thể bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê đơn: Esomeprazol, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ức chế bơm Proton trong thời gian dài và ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp và rối loạn vi khuẩn ruột hoặc một số tác dụng phụ khác. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo có giải pháp tốt nhất.

  • Thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày

Thuốc chẹn axit hay thuốc chẹn Histamine [H-2] sẽ làm giảm lượng axit tiết ra đường tiêu hóa để giảm đau do viêm hiệu quả. Các loại có sẵn theo toa hoặc không kê đơn thường được dùng phổ biến gồm: Famotidine, Cimetidine, Nizatidine…

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày

Đây là loại thuốc giúp trung hòa axit dạ dày để làm giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp có thể là táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần chính.

Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa viêm nào, người bệnh cũng cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tích cực cũng như hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Cách chữa không dùng thuốc

Nếu viêm niêm mạc dạ dày xảy ra do thiếu máu ác tính, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm Vitamin B12 để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, việc tránh tuyệt đối thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa Gluten từ lúa mì, Lactose từ sữa… cũng sẽ đem đến hiệu quả cao cho quá trình điều trị.

Làm thế nào để phòng ngừa niêm mạc dạ dày bị viêm?

Viêm niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự quan trọng và cần thiết. Một số giải pháp hữu ích gồm:

  • Ngăn chặn nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori bằng cách duy trì các thói quen vệ sinh hàng ngày.
  • Chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần bằng cách giảm stress, giữ tâm lý luôn thoải mái và vui vẻ.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, ăn đều đặn và chậm hơn.
  • Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ…
  • Ngưng tuyệt đối việc thuốc lá [nếu có hút thuốc].
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu và Cafein.

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình hồi phục tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Vì thế, người bệnh cần lưu ý để lựa chọn thực phẩm phù hợp.

1. Viêm niêm mạc dạ dày ăn gì?

Người bệnh nên ưu tiên một số loại thực phẩm giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm niêm mạc bao tử và các triệu chứng khó chịu. Cụ thể bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại đậu, trái cây, rau…
  • Thực phẩm ít chất béo: Các loại cá, rau xanh, thịt nạc…
  • Thực phẩm có chứa nồng độ axit thấp: Rau, đậu…
  • Đồ uống không chứa gas hoặc Caffeine.
  • Thực phẩm chứa Probiotic: Sữa chua, kim chi, men vi sinh…

2. Viêm niêm mạc dạ dày kiêng gì?

Một chế độ ăn không lành mạnh sẽ khiến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm gây hại sau:

  • Thực phẩm có tính axit: Cà chua, một số loại trái cây…
  • Rượu bia.
  • Nước giải khát có gas.
  • Cà phê.
  • Đồ ăn nhiều chất béo.
  • Đồ chiên.
  • Các loại nước ép trái cây.
  • Thực phẩm muối chua.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Trà.

Ngoài ra, nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ một loại thức ăn hoặc nhóm thực phẩm nhất định nào khiến triệu chứng viêm trở nên tồi tệ, hãy ngưng sử dụng ngay. Điều này có thể sẽ đem lại nhiều cải thiện tích cực cho tình trạng bệnh lý.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng [gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…]. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến viêm niêm mạc dạ dày, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa… Hy vọng với những cập nhật này, người bệnh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng tránh cũng cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Chủ Đề