Bình đẳng giới trong gia đình là gì

Bình đẳng giới và vai trò của gia đình trong nhận thức Bình đẳng giới 

Theo các kết quả nghiên cứu, ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến bình đẳng giới là: Các thể chế [gồm các chuẩn mực xã hội, luật pháp và thị trường]; gia đình; nền kinh tế. Trong ba yếu tố đó thì yếu tố gia đình tác động trực tiếp và thường xuyên nhất. Vì vậy, gia đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới. Con đường nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia đình. Bất bình đẳng giới là nguồn gốc cơ bản về lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo theo hậu quả tiêu cực về mặt xã hội và gia đình.

 Do vậy, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là giải phóng phụ nữ - giải phóng một nửa của xã hội và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững. Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng không phải chỉ vì phụ nữ, cũng không phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà còn là vì nam giới, là vấn đề của cả nam giới. Để có sự bình đẳng giới một cách thiết thực, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới.

 Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau về các đặc điểm giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội [bình đẳng trong tiếng nói].

Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường bình đẳng giới. Nhìn lại những thành tựu và những tồn tại hiện nay của chặng đường đó, cả nhân loại phải thừa nhận thành quả của bình đẳng giới đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ chung của thế giới. Bình đẳng giới là cần thiết và có thể thực hiện được.

Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Mặc dù vậy, việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam còn đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới là yếu tố quan trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới thuộc về tất cả các thể chế trong xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng.

Thứ nhất, Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về bình đẳng giới. Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ… tác động rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp. Trong gia đình, con người học những bài học đầu tiên về tôn ti trật tự, về sự tuân thủ, sự phân biệt đối xử. Con trai học cách quyết đoán và thống trị, con gái học sự phục tùng. Gia đình chính là nơi tạo ra tôn ti trật tự trong gia đình.

Nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới của các thế hệ đi trước sẽ quyết định hành vi của họ trong việc chăm sóc, giáo dục, đầu tư… cho thế hệ tương lai. Sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ, ông bà dành cho trẻ em trai và trẻ em gái là như nhau. Con trai, con gái đều được tôn trọng như nhau. Sự đầu tư của cha mẹ, ông bà trong việc phát triển đối với trẻ con trai, con gái phải trên cơ sở năng lực, sở thích và cơ hội của mỗi người con mà không dựa trên giới tính. Sự phân công lao động trong gia đình phải trên cơ sở khả năng của mỗi người con mà không phụ thuộc vào giới tính… Hành động cụ thể trên sẽ tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, cơ hội của thế hệ kế tiếp. Điều đó góp phần rút ngắn khoảng cách giới, tiến tới bình đẳng giới.

Thứ hai, vai trò tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau phải thể hiện sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, bởi hành vi của cha mẹ, ông bà sẽ là nguyên mẫu cho con cháu. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình trên cơ sở giới, hình phạt cho các hành vi không đúng đắn, các mẫu người đàn ông và phụ nữ trong gia đình… sẽ tác động tiêu cực đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế hệ trẻ.

Như vậy, để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ, ông bà cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là tác nhân quan trọng nhất trong trong việc tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới cho thế hệ trẻ. Khi các thành viên gia đình nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi chào đời đã được cha mẹ, những người lớn tuổi đối xử bình đẳng. Khi lớn lên, được chứng kiến quyền bình đẳng giữa cha mẹ, ông bà; được hưởng quyền và thực hiện trách nhiệm bình đẳng với nhau. Gia đình mà trong đó nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau sẽ tiếp tục là môi trường tuyên truyền, giáo dục hiệu quả nhất về bình đẳng giới.

                                        Kim Cúc 

Có thế nhận thấy, định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.

Bên cạnh đó, thời gian làm việc của phụ nữ thường dài hơn nam giới, mặc dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.

Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con cái ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới.

Hiện nay, việc phân công lao động trong gia trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước vẫn còn mang tính chất phân biệt theo giới rất rõ nét. Công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Theo kết quả điều tra về Bình đẳng giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%; việc nấu cơm: tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tương ứng là 77,3% và 2,8%. Đáng chú ý là ở những việc này, số người cho biết cả hai vợ chồng làm ngang nhau là rất thấp. Trong khi đó, đối với việc chăm sóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ chồng làm ngang nhau là cao hơn, tương ứng là 3,3% và 38,2%. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ nghơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe của người phụ nữ.

Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sự dụng biện pháp tránh thai, việc học của con hay dạy các con công việc nội trợ của gia đình.

[Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định: 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; 5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẽ công việc gia đình.]

Tại Hội nghị tập huấn công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện tổ chức ngày 09/8/2013, không ít chị em khi được hỏi về việc chia sẻ trách nhiệm, công việc gia đình giữa người vợ, chồng và các con trong gia đình, phần lớn các chị em đều cho rằng, trách nhiệm đối với gia đình trên vai họ không hề giảm bớt, nhất là các chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước những khó khăn chung của cuộc sống, cộng với tư tưởng, tôn giao…khiến người phụ nữ vẫn phải đảm đương “thiên chức” mà xã hội đã dành cho họ trong suốt những thập kỷ qua.

Những năm trở lại đây, tại địa bàn huyện, việc thực hiện công tác Bình đẳng giới – Vì sự tiến bộ của phụ nữ tại một số cơ quan, ban, ngành, địa phương triển khai nhưng trên thực tế vẫn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Từ đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chính vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nội dung này trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép tuyên truyền công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ phụ nữ trong các hoạt động giáo dục ở cộng đồng, trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Thông tin, tuyên truyền những hạn chế mang định kiến về giới, xây dựng chuyên mục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác Bình đẳng giới cấp huyện, xã, thị trấn. Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bình đẳng giới hoặc các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới. Các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tuyên truyền các kiến thức về bình đẳng giới cho phụ nữ.

Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cũng như nâng cao trình độ nhận thức chung của phụ nữ về công tác bình đẳng giới. Triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ nữ tham gia vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt thuộc các cấp, ngành. Quan tâm công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật về công tác Bình đẳng giới – Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Video liên quan

Chủ Đề