Bình ủ sữa giữ được bao lâu

Việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời có lợi rất nhiều cho sự phát triển của thai nhi và còn giúp mẹ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nằm lòng cách bảo quản sữa sao cho đúng sau khi vắt ra, đặc biệt là các mẹ mới bầu “tập đầu. Hôm nay MEDLATEC sẽ tư vấn các lưu ý cho những chị em phụ nữ nào còn đang băn khoăn: “Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?” qua bài phân tích dưới đây.

1. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Có thể nói sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đều khuyến khích các mẹ nên ưu tiên sử dụng hoàn toàn nguồn dưỡng chất từ loại thức ăn này trong những tháng đầu đời của bé con, đặc biệt là đối tượng các em bé dưới 1 tuổi. Dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ rất dồi dào năng lượng, trong đó bao gồm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, đó là:

  • Chất béo lipid.

  • Carbohydrate.

  • Đạm protein.

  • Vitamin và muối khoáng.

Sữa mẹ rất tốt cho bé, nhất là trong 6 tháng đầu đời

Những chất này vốn có tỷ lệ cân bằng tự nhiên và rất phù hợp, thích ứng nhanh với khả năng hấp thu cũng như hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ.

2. Vậy sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian dùng để bảo quản sữa mẹ có thể thay đổi. Đa phần sẽ dựa trên mức nhiệt độ của môi trường xung quanh bình ủ để xác định chính xác thời gian sữa cần được ủ nóng một cách an toàn. Thông thường, sữa mẹ có thể giữ được tối đa từ 6 - 8 tiếng nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng mát [trung bình 25 độ C]. Chi tiết hơn, nếu mức nhiệt dao động trong khoảng 19 - 26 độ C thì nên ủ nóng sữa trong khoảng 4 giờ là tốt nhất.

Thật ra thời gian lưu trữ sữa sẽ càng được kéo dài lâu hơn khi nhiệt độ bảo quản càng thấp, đặc biệt là khi mẹ trữ sữa vào trong ngắn mát của tủ lạnh. Ví dụ mức nhiệt trữ lạnh là dưới 4 độ C thì thời gian sữa mẹ có thể bảo quản lên tới 4 ngày.

Sau khi lấy sữa từ trong tủ lạnh ra, mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu ý tới quy tắc hâm nóng lại sữa, cụ thể:

  • Cha mẹ có thể để bình ủ dưới vòi nước nóng đang chảy hoặc ngâm bình vào chậu nước ấm.

  • Không dùng lò vi sóng để hâm lại sữa.

  • Sau khi đã làm ấm lên, sữa mẹ phải được dùng càng sớm càng tốt. Không nên để quá lâu vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi không tốt cho bé.

3. Cách nhận biết dấu hiệu sữa mẹ khi bị hỏng

Ngoài việc biết được mốc thời gian sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn, cha mẹ cũng cần tìm hiểu thêm những dấu hiệu cho thấy sữa bị hỏng khi nào. Điều này giúp cho mẹ có thể loại bỏ và ngưng sử dụng kịp thời sữa không đạt chất lượng, gây ảnh hưởng đến bé. Những đặc điểm sau sẽ chỉ cho chúng ta biết cách phân biệt sữa hỏng đơn giản nhất:

  • Sữa mẹ khi còn dùng được: có mùi hơi nhẹ của kim loại hoặc xà phòng, để lâu sẽ bị lắng xuống đáy, phân tách thành 2 lớp riêng biệt nhau. Đây là các dấu hiệu bình thường, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng tiếp cho con.

  • Sữa mẹ đã hỏng: có mùi chua và dậy men, ngoài ra còn bị vón cục. Để biết chính xác xem sữa đã hỏng hay chưa, mẹ có thể tự nếm thử vị sữa.

Cần chú ý tới tính chất của sữa trước khi cho bé bú

Ngoài ra việc bảo quản chai sữa trong điều kiện nhiệt độ cao ở thời gian dài cũng khiến cho trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá, điển hình là chứng tiêu chảy: đi ngoài phân nhầy, lỏng, màu xanh và có bọt, kèm theo biểu hiện sốt cho thấy hệ tiêu hoá của trẻ đang bị nhiễm trùng. Khi đó mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước rồi đưa trẻ đi thăm khám ngay ở viện để được điều trị kịp thời.

4. Bảo quản sữa mẹ vắt ra sao cho đúng cách

Trẻ sẽ được hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ nếu loại thức ăn này được bảo quản đúng cách, an toàn trong thời gian lý tưởng. Nhưng việc duy trì được chất lượng của sữa mẹ sau khi được vắt ra là không hề đơn giản bởi ta phải chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh cho sữa cũng như giữ nguyên được chất dinh dưỡng và hàm lượng vi chất của sữa như khi còn trong cơ thể mẹ. Các lưu ý dưới đây có thể sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh bảo quản đúng cách sữa mẹ sau khi vắt ra:

  • Đựng sữa bằng loại bình làm bằng thuỷ tinh hoặc bình nhựa cứng có nắp đậy kín.

  • Chừa lại một khoảng trống nhỏ khi đổ sữa vào bình, không đổ đầy hoặc tràn bình do khi trữ đông thể tích của sữa sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.

  • Ngoài bình sữa thì có thể sử dụng túi bảo quản chuyên dụng để chứa sữa đã vắt.

  • Chỉ nên chứa khoảng 69 - 120ml sữa/bình hoặc túi. Như vậy là đủ cho một bữa ăn của trẻ trong một cữ.

Đổ sữa vào bình với một lượng phù hợp với 1 cữ ăn của trẻ

Việc tìm hiểu sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn là vô cùng cần thiết, giúp mẹ có thể đảm bảo được lượng sữa đầy đủ về số lượng và chất lượng, luôn sẵn sàng cung cấp cho bé. Bên cạnh đó các phương pháp bảo quản đúng cách còn giúp bé tránh khỏi tình trạng tiêu chảy cũng như các bệnh về đường tiêu hoá khác.

Trên thực tế có rất nhiều bà mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ gặp các vấn đề như sữa về quá nhiều hoặc bị tắc tia sữa,... Mẹ cần chuẩn bị không gian tủ lạnh và túi trữ sữa lớn nếu lượng sữa về quá nhiều con không kịp bú, còn nếu mẹ vất vả với tình trạng tắc tia sữa kéo dài thì cần cho con ti nhiều hơn, dùng dụng cụ hút sữa để giúp sữa được thông ra bên ngoài. Nếu vấn đề này vẫn không được cải thiện thì mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để có một “tuổi thơ" nuôi con nhẹ nhàng hơn.

Nếu có bất kỳ những lo lắng hay băn khoăn nào liên quan tới vấn đề bảo quản sữa sau vắt sao cho đúng cách, hoặc tình trạng bệnh lý nào khác thì bạn có thể liên hệ tới BVĐK MEDLATEC thông qua hotline: 1900565656 để được chuyên gia tư vấn miễn phí và đặt lịch khám với bác sĩ một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Vì nhiều lý do khác nhau, mẹ bỉm tìm đến sữa công thức như một phương pháp để bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Xoay quanh vấn đề này có khá nhiều thứ mà mẹ cần quan tâm. Cụ thể, tầm quan trọng và cách bảo quản sữa công thức đã pha để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng sẽ như thế nào? Hãy cùng Chilux tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Minh chứng thực tế cho việc không nắm rõ cách bảo quản sữa công thức, chị N.Q [Thanh Xuân, Hà Nội] chia sẻ. Một lần định pha sữa cho con uống, chị bổng hoang mang khi phát hiện hộp sữa bột có dấu hiệu vón cục, màu sắc bất thường. Phản hồi với bộ phận chăm sóc khách hàng, chị Q mới vỡ lẽ: “Hóa ra những bất thường từ sản phẩm gia đình đang sử dụng bắt nguồn từ việc tôi bỏ sữa trên bề mặt bếp. Mà không để ý rằng khu vực này dễ bị nóng và ẩm do nằm cạnh bếp ga và tủ lạnh”.

Lý giải nguyên nhân chính của vấn đề này phần lớn được nhà sản xuất khuyến cáo là do quá trình sử dụng và cách bảo quản sữa công thức chưa đúng cách.

Một số lỗi khác có thể kể đến trong quá trình sử dụng và bảo quản thường gặp khác. Bắt nguồn từ việc người dùng không rửa tay sạch trước khi pha sữa. Hay sử dụng muỗng chưa được vệ sinh kỹ thay vì sử dụng muỗng có sẵn bên trong hộp sữa. Chính thao tác này vô tình đưa vi khuẩn vào hộp sữa. Hoặc đóng mở nắp không chặt sau khi sử dụng khiến sữa bên trong bị ẩm.

Ngoài ra, khi sử dụng, cũng có nhiều trường hợp người tiêu dùng tự ý thay đổi công thức sữa. Bằng cách pha trộn sữa cùng những thực phẩm khác mà có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tất cả những cách bảo quản sữa công thức và sử dụng này đều tiềm ẩn nguy cơ. Khiến sữa công thức bị biến chất, mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.

>>Tham khảo thông tin: Tập cho bé bú bình dễ dàng

Tầm quan trọng của việc bảo quản sữa công thức

Mẹ bỉm nếu muốn pha sẵn sữa công thức để dành cho bé bú cữ sau. Hoặc trong trường hợp cả gia đình phải ra ngoài, có thể tham khảo cách bảo quản sữa công thức sau đây:

  • Sữa công thức đã pha sẽ để được trong khoảng thời gian tối đa là 2h.
  • Nếu bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh có thể giữ tối đa 24h.
  • Không tái sử dụng sữa bé bú còn thừa vì trong sữa đã hòa lẫn nước bọt của trẻ một khoảng thời gian nhất định. Sữa không còn tốt nữa.
  • Không nên cho bé bú sữa đã bị để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
  • Bảo quản sữa công thức trong tủ lạnh hơn 24h, không nên cho bé bú.
  • Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24h.
  • Nếu phải đi ra ngoài, mẹ bỉm có thể bảo quản sữa công thức đúng cách. Bằng cách mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh có đặt đá bên trong và cho bé dùng trong vòng 4h đồng hồ.
  • Tuyệt đối không hâm nóng trên bếp hoặc lò vi sóng.
Cách bảo quản sữa công thức

Trả lời: Sữa công thức sau khi pha xong giữ được tối đa 1 – 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ thường. Để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa. Cần bảo quản sữa đã pha trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được khoảng 24h.

Trả lời: Sữa công thức ủ nóng sẽ để được khoảng 4 – 5 tiếng nếu được bảo quản bằng túi giữ nhiệt hoặc bình hâm sữa. Trước khi cho bé uống sữa, mẹ nên kiểm tra lại chất lượng sữa xem sữa đã bị sủi bọt hay chưa. Nếu có thấy hiện tượng sủi bọt vì lý do bất kỳ lý do gì mẹ hãy dứt khoát bỏ ngay và pha lại phần sữa mới cho em. Nhằm đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé cưng luôn khỏe mạnh nhé!

Trả lời: Sữa công thức hâm nóng để được tối đa 2 giờ đồng hồ. Mẹ nên đổ bỏ hoặc cho người thân uống hết nếu còn thừa sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không nên để dành cữ sau cho bé uống tiếp vì trong sữa đã có nước bọt của bé, sữa có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Trả lời: Cách bảo quản sữa bột công thức tốt nhất là những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và bếp lò. Nên sử dụng sữa trong vòng từ 20 – 30 ngày kể từ mở hộp. Nếu để quá lâu sữa bột sẽ hút ẩm làm biến chất, thậm chí là xuất hiện nấm mốc gây ngộ độc.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Sữa công thức để được bao lâu?

Pha sữa đúng cách là phần quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z. Dưới đây là các bước pha sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh:

Chuẩn bị dụng cụ pha sữa, nước đun sôi để nguội và rửa tay thật sạch.

Sử dụng máy tiệt trùng sấy khô và hâm sữa là cách đảm bảo 100% an toàn cho bé và giảm thiểu sự hư hại cho các dụng cụ pha sữa. Tiệt trùng dụng cụ pha sữa bằng sản phẩm chuyên dụng hoặc cho bình sữa vào đun sôi trong vòng 5 phút. Đảm bảo lượng nước vừa đủ không để phần nhựa va chạm với đáy nồi gây biến dạng. Tiệt trùng xong, vớt bình sữa ra đợi ráo nước.

Rót nước đun sôi để nguội vào bình theo đúng tỷ lệ chuẩn, mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử chuyên dụng để đo nhiệt độ nước pha sữa phù hợp, tránh nước quá nguội hoặc quá nóng làm mất chất sữa hoặc làm bỏng bé.

Sử dụng muỗng đong ước lượng có sẵn trong hộp sữa, căn lượng sữa vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ y tế khuyên dùng. Đừng đong bằng mắt. Đảm bảo muỗng sạch sẽ, khô ráo khi lấy sữa. Một số loại hộp sữa có thiết kế vị trí treo muỗng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Lắc hoặc khuấy đều cho đến khi sữa công thức tan hoàn toàn, mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa và cho bé bú ngay sau khi quá trình pha hoàn tất là tốt nhất.

Lưu ý: Ngay sau khi bé bú xong nên vệ sinh bình ngay bởi vì sữa công thức sau khi pha để ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vi khuẩn này cùng sữa sẽ bám vào những nơi khó rửa. Một số trường hợp thực tế đã xảy ra bao gồm người chăm trẻ là bà nội, bà ngoại, người lớn tuổi không tinh mắt để cho bé bú bình có bám dính sữa kết tủa từ các lần trước gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 5. Hâm sữa đúng cách.

Cách pha sữa công thức đúng chuẩn

Thông thường, bạn không cần phải hâm sữa công thức. Bởi một số bé thích uống sữa ở nhiệt độ phòng hoặc có thể thấp hơn một chút. Đối với sữa được bảo quản trong tủ lạnh bạn chỉ cần mang sữa ra khỏi tủ trong một khoảng thời gian nhất định không quá 1 giờ đồng hồ là đã có thể dùng được.

Nếu muốn rút ngắn thời gian chờ đợi, mẹ có hâm nóng sữa công thức bằng cách đặt bình sữa vào bát nước ấm trong một vài phút hoặc làm ấm bình sữa dưới vòi nước nóng. Rồi lắc nhẹ. Mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ vài giọt sữa vào mu bàn tay trước khi cho trẻ bú nhé.

Tóm lại, ngoài sữa mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nếu mẹ muốn đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng dinh dưỡng cho con. Chilux gợi ý bé cách bảo quản sữa công thức trong cẩm nang làm mẹ để chăm con tốt hơn từng ngày.

>>> Xem thêm: Cách chọn sữa công thức phù hợp với trẻ

Video liên quan

Chủ Đề