Bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội

Bộ môn Thực vật có nguồn gốc từ Phòng Thực vật được thành lập tháng 9 năm 1956. Năm 2018, để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Khoa học Thực vật. Bộ môn Sinh lý – Hóa sinh được thành lập năm 1966 và đến năm 1978 được tách thành Bộ môn Sinh lý Thực vật và Bộ môn Hóa Sinh học. Năm 2002, hai Bộ môn nhập lại thành Bộ môn Sinh lý Thực vật và Hóa sinh. Tháng 11 năm 2019, chuyên ngành Sinh lý học Thực vật được tách ra và sát nhập với Bộ môn Khoa học Thực vật.

Bộ môn Khoa học Thực vật hiện có 9 cán bộ, bao gồm 1 PGS.TS., 7 TS. và 1 ThS., đang phụ trách giảng dạy nhiều môn học thuộc chuyên ngành Thực vật học và chuyên ngành Sinh lý học Thực vật cho các khung chương trình đào tạo của Khoa Sinh học như Sinh học chuẩn, Sinh học đạt chuẩn Quốc tế, Công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học chất lượng cao, Tài năng sinh học. Bộ môn cũng đảm nhiệm và tham gia đào tạo sau đại học cho Thạc sĩ chuyên ngành Thực vật học, chuyên ngành Công nghệ sinh học, đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Thực vật học và chuyên ngành Sinh lý học Thực vật. Ngoài ra, các cán bộ trong Bộ môn còn giảng dạy cho khung chương trình đào tạo Sư phạm sinh học, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi Olympic Sinh học Quốc tế. Bên cạnh việc giảng dạy, các cán bộ trong Bộ môn đã và đang phát triển các hướng nghiên cứu về đa dạng và bảo tồn nguồn gen, điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên thực vật, phát triển các nguồn dược liệu quý, đánh giá tính chống chịu stress của thực vật, nuôi cấy mô tế bào và ứng dụng, nghiên cứu và đánh giá các thực vật chuyển gen.

21:41 - Thứ Sáu, 06/04/2012

Là người dân tộc Sán Chay đầu tiên đậu bằng tiến sĩ, thầy Trần Văn Ơn đang trên hành trình thực hiện niềm đam mê của mình - bảo tồn và phát triển cây thuốc quý, biến “nguồn vàng” thiên nhiên thành sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Tiến sĩ [TS] Trần Văn Ơn còn khá trẻ [sinh năm 1966], mở đầu câu chuyện một cách dí dỏm: Mỗi ngày đến trường, tôi mang theo mình hai cái cặp. Một cặp đựng đầy tài liệu để giảng dạy cho học trò. Một chiếc cặp là những dự án đang và sẽ triển khai về trồng, sản xuất dược liệu.

Vị TS người dân tộc Sán Chay [hay còn gọi là Sán Chỉ] đầu tiên này hiện là Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội, kiêm Giám đốc Công ty Dược khoa [DK Pharma], một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y tế [do trường Đại học Dược Hà Nội trực tiếp quản lý]. Một lúc “gánh” hai công việc, TS Ơn đang thực hiện niềm đam mê và ước mơ của mình, đó là biến tri thức, những kinh nghiệm về những cây thuốc quý và chữa bệnh của đồng bào dân tộc để làm ra nhiều sản phẩm đưa tới tay người tiêu dùng.

TS. Trần Văn Ơn may mắn sinh ra trong một gia đình mà ông nội và ông ngoại đều được sở hữu những bài thuốc gia truyền quý báu của người Sán Chay ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Các cụ không chỉ chữa được những bệnh thông thường từ cây cỏ, mà còn có khả năng chữa khỏi những bệnh khó, như phong tê thấp, động kinh, gẫy xương… Ngày còn nhỏ, anh Ơn thường theo các cụ vào rừng hái thuốc sau những buổi đến lớp. Hồi đó, mỗi lần vào rừng lấy thuốc, anh đã có ý thức ghi chép vào cuốn sổ nhỏ kèm theo hình vẽ minh hoạ, các cây thuốc các cụ sử dụng. Vốn đam mê cây thuốc từ nhỏ nên sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh Ơn liền nộp hồ sơ dự thi vào trường Đại học Dược Hà Nội. Ngay từ năm thứ hai ở trường đại học, anh đã đăng ký nghiên cứu khoa học ở bộ môn thực vật Dược - bộ môn không mấy sinh viên yêu thích ngày đó, trở thành một dược sĩ, rồi thạc sĩ và nay là tiến sĩ thực vật học. Từ năm 1993 đến nay, TS Ơn là giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội.

TS Trần Văn Ơn là một trong hai vị tiến sĩ về Bảo tồn tài nguyên cây thuốc hiện nay ở nước ta [Một tiến sĩ về Bảo tồn tài nguyên cây thuốc nữa là TS Nguyễn Văn Tập, công tác ở Viện Dược liệu, đã về hưu]. Còn nhớ, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, từ đầu những năm 1990, anh Ơn được đào tạo và tham gia các dự án bảo tồn tài nguyên cây thuốc cùng các Tổ chức quốc tế, như WWF, IUCN, FFI, IPGRI, CARE, BGCI tại các Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Xuân Sơn và các cộng đồng người Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Mông, Rục, Giáy, Cao Lan… Điều này làm cho bức tranh về bảo tồn dần hiện lên, từ điều tra cơ bản tài nguyên đến bảo tồn ex situ, in situ và on farm, từ lý thuyết đến thực tiễn. Công trình nghiên cứu khoa học “Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì ” đồng thời cũng là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ của anh được hình thành.

TS Ơn luôn có suy nghĩ, con người quay lại hoà nhập với thiên nhiên cây cỏ sẽ là một xu thế mới trong tương lai không xa. Những cây thuốc trong tự nhiên sẽ trở thành nguồn vốn quý quan trọng với sức khoẻ con người. “Việt Nam có rất nhiều cây thuốc quý. Thế nhưng, những loài được dân gian biết đến rất ít và còn lại không nhiều. Chúng ta không có ai đứng ra ghi chép, tổng hợp và thừa kế những bài thuốc theo kiểu “gia truyền” ấy, khiến nó bị mất đi khi những thầy lang ra đi theo tuổi già…” - TS Ơn nói. Năm 2003, một lần lên Tả Khoang, Tả Phìn [Sa Pa, Lào Cai] thực địa, TS Ơn và các học trò nhận thấy người Dao đỏ ở Sa Pa có cách sử dụng cây thuốc độc đáo dưới dạng tắm để chăm sóc sức khoẻ và chữa trị bệnh. Trong khi nó được những người ngoài cộng đồng khai thác và thương mại hoá triệt để thì chủ nhân của nó, những người Dao đỏ, lại không được hưởng lợi gì. Vậy làm thế nào để bài thuốc này vươn xa hơn nữa và chính chủ nhân của nó cũng được hưởng lợi? Điều này đã thôi thúc TS và cộng sự nghiên cứu hiện đại hoá bài thuốc này, tạo ra các sản phẩm chuẩn hoá, dễ dùng và giúp người Dao đỏ tự sản xuất và kinh doanh các sản phẩm này.

TS. Trần Văn Ơn [mặc áo ghi lê] huấn luyện người Dao đỏ Tả Phìn nhân giống cây thuốc.

Quá trình này gặp muôn vàn khó khăn do chính người dân cũng không tin mình có thể làm được. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thực vật dân tộc học và phát triển cộng đồng, TS Ơn và cộng sự quyết định áp dụng cách làm “từ dưới lên”, ở đó cộng đồng được cung cấp tầm nhìn, ý tưởng sự tự tin và kỹ năng, từ đó hình thành ý tưởng kinh doanh và thực sự nhập cuộc cùng cộng đồng. Dự án thành công, bộ môn Thực vật học đăng ký bản quyền cho người Dao đỏ Tả Phìn. TS Ơn đứng ra vận động chính quyền xã Tả Phìn mở công ty của người Dao để khai thác chính bài thuốc của cha ông, làm bài toán xóa đói giảm nghèo cho bà con trong bản. Và một Công ty cổ phần của người Dao đỏ [Sapa Napro JSc.] đã được hình thành tại xã Tả Phìn từ năm 2006. Công ty cho ra đời các sản phẩm Dao’spa tắm cho phụ nữ sau đẻ và ngâm chân này vẫn tiếp tục phát triển, ngày càng lớn mạnh.

Kinh nghiệm từ quá trình này giúp TS Ơn và các học trò tiếp tục thực hiện mơ ước của mình là bảo tồn và phát triển nguồn đa dạng sinh vật và các sản phẩm truyền thống phục vụ chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế, đặc biệt là cho các cộng đồng nông thôn, nơi còn nghèo về kinh tế, nhưng giàu có về đa dạng sinh học và tri thức sử dụng cây cỏ. Chúng cũng giúp anh Ơn và các học trò hoàn thiện lý thuyết, kỹ năng về bảo tồn tài nguyên cây thuốc và đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội, không những cho sinh viên trong nước, mà còn cho sinh viên quốc tế ở các trình độ khác nhau, kể cả đại học, cao học và nghiên cứu sinh đến từ Thái Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Hoa Kỳ, v.v...

Được biết, TS Trần Văn Ơn cùng các học trò và người dân tộc Ráy ở Bát Xát, Lào Cai vừa đứng ra thành lập công ty theo hướng trồng cây gừng tía tạo nguồn dược liệu và chiết xuất tinh dầu từ cây thuốc này làm sản phẩm xoa bóp giảm đau. Đây là Công ty do người nông dân làm chủ và trực tiếp sản xuất. Ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, tinh dầu gừng tía được đưa vào các sản phẩm mỹ phẩm, dầu xoa bóp giảm đau được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Giờ đây, với các sinh viên Bộ môn Thực vật Dược [trường ĐH Dược Hà Nội], ấn tượng về người thầy của mình - TS. Trần Văn Ơn là lòng yêu khoa học và làm khoa học một cách nghiêm túc. TS. Trần Văn Ơn cho rằng, mình có được ngày hôm nay, một phần anh được đào tạo và rèn dũa của những người thầy lớn, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Thực vật học trong và ngoài nước, như PGS.TSKH Trần Công Khánh, GS. Vũ Văn Chuyên [trường Đại học Dược Hà Nội], GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn [Đại học Quốc gia Hà Nội], TS. Gary Martin [Anh], TS. Jeremy Russell Smith [Úc].

Hoàng Nhất

Nguồn: bienphong.com.vn/BaoBienPhong/32/382/382/13428/Vi-Tien-si-dau-tien-cua-nguoi-San-Chay/anbg.aspx

Cây Củ Dòm là một dược liệu quý có tác dụng tốt về chữa đau lưng, mỏi nhức chân, các bệnh lý xương khớp. PGS.TS Trần Văn Ơn – Trưởng Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội đã phát biểu:

“Dược liệu Củ dòm [Stephania Dielsiana] có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả và an toàn với dạ dày. Củ dòm đã được đồng bào người Dao sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc. Chữa các chứng đau nhức tê thấp, đau dạ dày, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Qua nghiên cứu cho thấy dịch chiết của Củ Dòm có tác dụng giảm đau, chống viêm cấp và mạn tính. Tương tự với cơ chế tác dụng của các thuốc giảm đau chống viêm NSAID. Hoạt chất L-tetrahydropalmatin trong dịch chiết củ Dòm có tác dụng an thần gây ngủ, giảm lo âu và chống trầm cảm.

Sau khi nghiên cứu về tác dụng cũng như điều kiện sống của loài cây này ở Hà Giang. Dưới sự tư vấn của trường Đại học Dược Hà Nội. Công ty Cổ phần Thung Lũng Dược Phẩm Xanh Việt Nam đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm như nhân giống và trồng thử nghiệm tại thôn Thanh Long, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ. Bước đầu cho thấy cây đã sinh trưởng tốt tại vùng đất này.

Với mong muốn chuẩn hóa nguồn dược liệu, phục vụ hoạt động sản xuất kinhh doanh. Công ty CP Thung Lũng Dược phẩm Xanh Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác với HTX phát triển dược liệu Thanh Long, huyện Quản Bạ và Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội trong việc xây dựng vùng trồng cây Củ Dòm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới. Việc ký kết hợp tác này sẽ góp phần làm tăng giá trị sản xuất trên 1 diện tích đất nông nghệp và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Ngày 20 tháng 12 năm 2020, tại Hội trường Lê Văn Thiêm, trường Đại học Dược Hà Nội đã diễn ra lễ công bố kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm Vương Thảo Kiện Cốt  từ tri thức bản địa dân tộc trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Trần Văn Ơn- Giảng viên cao cấp trường đại học Dược Hà Nội. Phối hợp thực hiện cùng Công ty CP Thung lũng Dược phẩm xanh Việt Nam tổ chức.

Hội nghị với sự tham gia của PGS.TS Trần Văn Ơn- Nguyên trưởng bộ môn Thực vật Dược. Giảng viên cao cấp của Đại học Dược Hà Nội, chuyên gia tư vấn OCOP. PGS.TSKH Trần Công Khánh. NCS.Ths. Bác sĩ YHCT Nguyễn Trường Nam cùng nhiều nhà khoa học khác.

Việt Nam là nước có tỉ lệ mắc bệnh xương khớp cao. 90% người trên 60 tuổi mắc vấn đề về xương khớp. 20% là tỷ lệ người trẻ thoái hóa khớp. Tập trung chủ yếu vào dân công sở. Quá trình điều trị thường kéo dài và có nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là các thuốc giảm đau chống viêm NSAID và STEROID giúp giảm đau nhanh. Nhưng các thuốc này lại gây tác dụng phụ như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy gan thận….

Thấu hiểu nỗi đau của người bệnh xương khớp. Sau 23 năm nghiên cứu, PGS.TS Trần Văn Ơn cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công dược liệu Củ dòm. Đây là dược liệu ưu việt trong bệnh xương khớp đặc biệt tác dụng tốt trong bệnh dạ dày. Ứng dụng thành công trong sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp Vương Thảo Kiện Cốt.

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Văn Ơn đã công bố nghiên cứu, phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp từ củ dòm và các tri thức bản địa dân tộc. Với các giá trị cốt lõi:

“Nguyên liệu chuẩn hóa- Minh chứng khoa học rõ ràng- Tác dụng hỗ trợ bệnh xương khớp hiệu quả”

Sản phẩm mang lại phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh xương khớp. Đặc biệt là những người mắc kèm bệnh lý dạ dày.

Theo nghiên cứu, 8 loại thảo dược quý: Hy thiêm, Ngũ gia bì, Thiên niên kiện, Củ dòm, Cốt toái bổ, Đẳng sâm, Đương quy, Kê huyết đằng đều có tác dụng giảm đau xương khớp tốt. Kết hợp tạo nên tác dụng hỗ trợ trừ phong thấp. Hỗ trợ bổ can thận và mạnh gân xương.

Kết hợp 8 loại dược liệu quý tạo nên sản phẩm giảm đau xương khớp tốt, hỗ trợ trừ phong thấp

Sản phẩm Vương thảo kiện cốt là sự kết hợp của toàn bộ các dược liệu quý trên. Kết quả của công trình nghiên cứu khoa học phát triển các đề tài nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Giúp phát triển các dược liệu quý thành các sản phẩm được nghiên cứu bài bản. An toàn, hiệu quả đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

  • Vương Thảo Kiện Cốt đã thể hiện rõ tác dụng giảm đau, chống viêm. Khả năng giảm số cơn đau quặn trong thời gian 25-30 phút. Giảm phản ứng viêm phù tương tự tác dụng của Aspirin.
  • Nghiên cứu trên dạ dày cho thấy: Vương Thảo Kiện Cốt không làm tăng số lượng cũng như giảm pH của acid dịch vị. Không ảnh hưởng đến chức năng và cấu tạo của dạ dày.

Kết quả này có ý nghĩa rất to lớn với người bệnh xương khớp. Đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc thêm bệnh viêm loét, xuất huyết dạ dày [do tác dụng phụ của các thuốc giảm đau chống viêm Tây y]. Sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả và an toàn với dạ dày sẽ giúp người bệnh phòng tránh được các rủi ro khi dùng thuốc tây.

Nhằm bảo tồn và đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng, ổn định. PGS.TS Trần Văn Ơn và công ty Thung lũng Dược phẩm xanh Việt Nam đã hợp tác cùng bà con tại Quản Bạ- Hà Giang xây dựng vùng trồng Củ dòm theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Với mong muốn mang đến sản phẩm hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân xương khớp. PGS.TS Trần Văn Ơn đã chuyển giao đề tài nghiên cứu cho Công ty Thung lũng Dược phẩm xanh Việt Nam [VNGPV]. VNGPV đã sản xuất thành công viên xương khớp Vương Thảo Kiện Cốt. Mang lại hy vọng mới trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả và an toàn.

 “Thực phẩm vảo vệ sức khỏe Vương Thảo Kiện Cốt tự hào là sản phẩm có nền tảng tinh hoa thảo dược từ tri thức bản địa dân tộc. Kết hợp cùng nghiên cứu khoa học và sản xuất từ nguồn nguyên liệu Việt chất lượng và quy trình sản xuất hiện đại ở nhà máy đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được ra đời để phục vụ cộng đồng. Đó cũng chính là tâm huyết của những nhà khoa học, đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ của công ty Thung lũng Dược phẩm xanh Việt Nam.”

Thông tin chi tiết xin liên hệ: 0868.126.288- 0967.583.488

TIN TỨC LIÊN QUAN:

VIÊN XƯƠNG KHỚP VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT HỖ TRỢ GIẢM ĐAU TRONG THOÁI HÓA KHỚP

PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CỦ DÒM ĐẠT CHUẨN TẠI QUẢN BẠ- HÀ GIANG

Video liên quan

Chủ Đề