Cá chép giòn không vậy giá bao nhiêu?

Cá chép giòn là cá nước ngọt, được  các chuyên gia lai giống giữa cá chép ta với cá chép giòn của Nga.  Khái niệm Cá chép giòn chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Hiện nay Cá chép giòn được nuôi ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Tuy chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng cá chép giòn đã trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích. Thịt cá chép giòn có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn, nếu so với cá chép ta, cá trắm, cá sông, ...  thì loại cá chép giòn có vị ngon vượt trội và rất thơm, đặc biệt cá chép giòn không có vị tanh mà lại dai và giòn tan rất hấp dẫn. Và bí quyết để cá chép giòn có mùi vị đặc trưng này chính là việc người nuôi sẽ cho cá ăn hạt đậu tằm khoảng 3-5 tháng trước khi thu hoạch. Chính điều đó đã tạo nên chất thịt thơm ngon, săn chắc và giòn tan.

Cá chép giòn có hình dạng không mấy khác biệt so với loại cá chép thường, tuy nhiên chúng có lớp da nhạt màu hơn, thân cá dài, thuôn hơn so với hình dáng cá chép thường. Khi thưởng thức thịt cá chép giòn, thực khách chắc chắn sẽ  nhận thấy được sự khác biệt rõ ràng mà các loại cá khác không có. Đó chính là lớp da cá giòn sần sật, thịt cá ngọt thơm, béo, thanh mát. Điểm đặc biệt nhất là loại cá chép giòn này khi nấu ở nhiệt độ cao như chiên giòn thì phần thịt không bị teo lại mà chúng trở nên dai, ngọt và từng thớ thịt vẫn giữ được vị béo ngậy của mình. Đôi nét về hạt đậu tằm dùng nuôi cá chép giòn tại Việt Nam Đậu tằm là thức ăn phải có trong quy trình nuôi cá chép giòn. Đậu tằm là thức ăn hữu cơ, thuần thiên nhiên giúp cá chép trở nên săn chắc và giảm mỡ trên da, giúp thịt cá ngon hơn. Hiện nay, kĩ thuật nuôi cá chép giòn với đậu tằm đang được nhân rộng và phổ biến ở nhiều nơi từ Bắc tới Nam. Nuôi cá chép giòn được nhân giống và nuôi trên sông được đánh giá là ít hao hụt, có lời nhanh. Cá chép giòn được nuôi và phát triển đầu tiên ở miền Bắc. Loại cá giòn này được tìm hiểu và đem về từ Nga. Giống cá này khác với cá thường do loại thức ăn cho cá đó là hạt đậu tằm. Giống cá thường, thịt cá mềm, dễ cắt. Riêng với giống cá chép giòn cho thịt cá khi qua chế biến săn chắc và có độ giòn hơn. Giống cá này nuôi dễ và tỉ lệ hao hụt chỉ chiếm 1%, doanh thu đạt được có lời nhiều hơn. Giống cá chép giòn thuần chủng từ Nga về Việt Nam là giống cá chép đen. Giống cá này hiện nay ở Việt Nam đã được lai giống với giống cá chép vàng, chép trắng,... tạo giống lai cá giòn mới. Ngoài cá chép giòn còn các loại cá khác cũng được sử dụng thực phẩm đậu tằm là thức ăn nuôi cá giúp thịt cá săn hơn và bán được giá hơn. Tại nhiều nhà hàng và khách sạn có tiếng, món cá giòn này đã trở thành đặc sản phổ biến. Với giá thành không quá cao mà cũng không quá rẻ, nhiều thực khách rất ưng ý và thích món cá mới lạ này. Thịt cá khi chế biến khác với cá thông thường bởi độ dai và giòn của thịt cá, người ta phải dùng dao hoặc kéo để cắt thịt cá chứ không thể dùng đũa để xẻ thịt. Thịt cá ngon được nhiều thực khách ưa chuộng và coi như là đặc sản. Đậu tằm là thức ăn chủ yếu trong nuôi cá giòn. Đậu tằm giúp cấu trúc thịt cá trở nên săn chắc hơn, không còn lượng mỡ thừa trong cá, giúp thịt cá ngon và ngọt hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn bổ dưỡng và thuần thiên nhiên. Đậu tằm giúp thay đổi cấu trúc thịt cá săn chắc nhưng không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người ăn và đảm bảo sạch và có lợi cho sức khoẻ. Theo Tiến Sĩ Kim Văn Vạn, thuộc Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam thì trong đậu tằm được đánh giá là nguồn thức ăn dinh dưỡng và đảm bảo an toàn về sức khoẻ. Trong đậu tằm, hàm lượng protein thô chiếm tới 31% và lượng lipid thô [tạo mỡ] chỉ chiếm chưa tới 0.5%, cùng với 8 loại axit amin cần thiết cho cá, còn có 49% hàm lượng tinh bột. Chính vì vậy thịt cá được thay đổi cấu trúc, tăng chất lượng thịt cá, giúp thịt cá có độ dai hơn và chắc giòn. Quy trình nuôi cá chép giòn được cho ăn với đậu tằm chiếm tỉ lệ chủ yếu, cho ăn cùng với thức ăn dặm công nghiệp, vẫn cho sản lượng và chất lượng đạt yêu cầu của người mua. Yêu cầu hiện nay trên thị trường khoảng 1,2 kg mới được coi là chất lượng. Hiện nay, cá được nuôi trong khoảng 9 tháng xen kẽ bằng đậu tằm và thức ăn dặm công nghiệp. Sau đó, chọn lọc cá có trọng lượng cỡ 1kg trở lên để vỗ béo riêng chỉ bằng đậu tằm, chất lượng cá sẽ tăng lên cao hơn, tầm trung mất thêm khoảng 3 tháng. Theo kinh nghiệm, để vỗ béo cá bằng đậu tằm cần khoảng 1,5 tấn đậu tằm cho 1 tấn cá, cá đạt trọng lượng cỡ 1,2kg -1,5 kg trên mỗi con.

Chúng tôi là chợ cá lớn nhất miền bắc, chuyên thu mua và bán buôn, bán lẻ các loại cá, thuỷ hải sản nước ngọt với giá rẻ tận gốc. Đóng cá tươi sống, đông lạnh cho các tỉnh Bắc, Trung, Nam trên toàn quốc và chuyên cung cấp cá cho các doanh nghiệp, trường học…

Lợi thế khi mua hàng của chúng tôi::

  • – Là sản phẩm sạch 100%, nuôi tự nhiên, tại các con sông, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy kiểm dịch đối với từng xe hàng, từng đơn hàng.
  • – Giá rẻ tận gốc và luôn luôn cung cấp đầy đủ với số lượng lớn nhỏ.
  • – Chất lượng tuyệt đối, cá sống 100% khi đến tay bạn.

 

Với các loại cá: Cá trắm đen, cá trắm giòn, cá chép giòn, cá tầm, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá lăng, cá nheo, cá rô phi, cá quả, cá mè hoa, cá mè trắng, cá trê, cá rô phi…

.

Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

  • – Cá chép giòn là loài cá đặc biệt, có nguồn gốc từ việc lai ghép giữa cá chép ta với giống cá giòn của Nga và Hungari để tạo ra một giống cá lai mới, đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi của nó.

 

[Hướng dẫn mổ cá chép giòn]

 

Môi trường sống

  • – Trước kia cá chép giòn được nuôi và nhập chủ yếu tại Nga, nhưng hiện nay chúng ta đã nuôi thành công cá chép giòn trên địa bàn An Giang, Lâm Đồng ở phía nam và các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hoà Bình… nơi có những con sông lớn, đã  mở ra cơ hội mới cho ngư dân phát triển kinh tế.
  • – Để nuôi cá chép giòn ngoài cá loại thức ăn trong tự nhiên thì riêng đối với cá chép giòn chúng còn có một loại thực ăn vô cùng đặc biệt. Thứ chúng tôi muốn nói đến ở đây chính là hạt đậu tằm, một loại hạt đậu có màu đỏ. Thời kỳ đầu những người nuôi cá chép giòn phải nhập đậu tằm từ Nga, sau chuyển sang mua của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều. Hiện tại nhiều địa phương đã trồng được loại đậu tằm này, và nổi tiếng nhất phải nói đến Lâm Đồng, việc trồng thành công loại đậu này làm giảm chi phi nuôi cá cũng đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho cá.
  • – Đậu tằm là thức ăn nuôi cá chép giòn bổ dưỡng và thuần thiên nhiên. hàm lượng protein thô chiếm tới 31% và lượng lipid thô [tạo mỡ] chỉ chiếm chưa tới 0.5%, cùng với 8 loại axit amin cần thiết cho cá, còn có 49% hàm lượng tinh bột. Chính vì vậy thịt cá được thay đổi cấu trúc, tăng chất lượng thịt cá, giúp thịt cá có độ dai hơn và chắc giòn.

 

 

Đặc điểm của cá chép giòn

  • – Thịt cá chép giòn có độ dai, săn và giòn đúng nghĩa với tên của con cá [bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được sự khác biệt]. Thịt cá chép giòn rất chịu lửa, khi chiên thịt không teo tóp mà chắc, đặc vẫn giữ được hương vị đặc trưng của cá ngọt thanh, đậm và béo. Thực khách khi thưởng thức món ăn từ cá chép giòn thường rất thích thú vì rất lạ miệng vì cá dễ ăn và không có mùi tanh.
  • – Độ thơm ngon, giòn của cá chép lai giòn tỷ lệ thuận với trọng lượng. Do đó, ở trọng lượng từ 2kg trở lên, cá giòn càng thơm ngon do độ giòn càng cao.

 

Giá trị dinh dưỡng

Có sự khác biệt rõ rệt về giá trị dinh dưỡng giữa cá chép giòn và cá chép thường.

  • – Thành phần collagen trong cơ thịt cá chép giòn [colla 1 và colla 2] cao hơn so với cá chép thường lần lượt là 5 và 2,8 lần. Hàm lượng canxi trong cá chép giòn cao hơn 17,5% so với cá chép thường
  • – Axit amin trong cá chép giòn rất phong phú.Hàm lượng các Axit amin thiết yếu và các axit amin thơm [phenylalanine tyrosine] trong 100g thịt cá chép giòn lần lượt là 6,70g và 6,61g chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,88% và 39,70% trong tổng hàm lượng axit amin
  • – Tổng lượng axit amin trong 100g trọng lượng của cá chép giòn là 16,8g chỉ thấp hơn cá Hồi [17,7g] một chút và cao hơn Lươn 14,5%.Hàm lượng axit amin thiết yếu trong 100g thịt cá chép giòn là 6,7g gần bằng cá Hồi [7,22g] và cao hơn Lươn [5,46g]. Hàm lượng axit amin thơm là 6,61g cũng gần ngang bằng với cá Hồi [6,73g] và cao hơn Lươn [5,38].Từ so sánh đó có thể thấy giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao – ngang ngửa với cá Hồi và Lươn là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thuộc loại cao.

 

Phân biệt cá chép giòn với cá chép thường

  • – Về diện mạo, cá chép giòn không mấy khác biệt so với cá chép thường. Ngoài phần da nhạt màu hơn, mình cá dài, thuôn hơn so với hình dáng có phần tròn trịa của cá  thường.
  • – Đặc điểm dể nhận biết nhất là cá giòn có khối lượng nặng gấp 1,5 lần so với cá cùng loại, khi đặt con cá lên tay cá không giãy mạnh như cá thường mà chỉ hơi cong đuôi vì thịt cá chắc, người cá rất cứng. Khi cắt từng khúc cá người đầu bếp sẽ thấy cắt cá rất khó vì thịt cá chắc, muốn cắt phải dùng nhiều lực.

 

Món ngon từ cá chép giòn

  • – Cách chế biến cá chép giòn cũng giống như chế biến cá chép thường. Thông thường cá chép hay được các gia đình chế biến thành các món như: Lẩu cá chép, cá chép nấu cháo, cá chép hấp, cá chép kho, cá chép giòn om dưa, cá chép hấp bia…
  • – Ngoài ra đối với cá chép giòn chúng ta còn có thể chế biến những món ăn đặc trưng như: Cá chép giòn chiên xù, cá chép giòn nướng, cá chép giòn rán, …

Chủ Đề