Ca sĩ giang trường sinh năm bao nhiêu là ai?

Trường Giang tên Thật là Võ Trường Giang, sn 1983 quê ở Quảng Nam nhưng lớn lên ở Đồng Nai. Chiều cao thật của Trường Giang khoảng 1m7, vì nghệ thuật không buông tha nên tới giờ Giang vẫn đang là người của công chúng, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tại sân khấu nụ cười mới.

Bạn đang xem: Danh hài trường giang sinh năm bao nhiêu

Tiểu sử và sự nghiệp của MC, danh hài Trường Giang

Danh hài trường giang sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?

Trường Giang tên khai sinh là Võ Vũ Trường Giang, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1983 tại Long Thành, Đồng Nai, là con kế út trong một gia đình nghèo khó có sáu anh chị em [bốn trai, hai gái]. Cha mẹ và họ hàng nội ngoại của Trường Giang quê quán ở Tam Kỳ,Quảng Nam. Học hết trung học phổ thông, Trường Giang thi vào trường Sư Phạm Đồng Nai nhưng không thành công. Sau đó, anh đăng ký học trường Sân Khấu Điện Ảnh nhưng nhiều lần bị đuổi học vì không có tiền đóng học phí. Năm 2007, sau một lần đóng thế vai quần chúng của một người bạn, anh được cố nghệ sĩ Hữu Lộc phát hiện và gia nhập sân khấu kịch Nụ Cười Mới.

Trường Giang cao bao nhiêu met?

Facebook cá nhân của Trường Giang: //www.facebook.com/DanhHaiTruongGiang

Sự nghiệp của Trường Giang bắt đầu khá muộn

Qua một số năm miệt mài ở Nụ Cười Mới, tháng 7 năm 2011 đánh dấu bước ngoặt nghề nghiệp của Trường Giang, khi anh được nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mời viết kịch bản và diễn trong tiểu phẩm hài Khó ở liveshow Bước Chân Miền Trung. Trong vai diễn Mười Khó, anh gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả qua hình ảnh ông già Quảng Nam khó tính nhưng rất duyên dáng, hài hước. Sau vai diễn này, tên tuổi của Trường Giang bắt đầu được công chúng biết đến, anh thực hiện nhiều minishow ăn khách, diễn chung với các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Chí Tài, Trấn Thành, Việt Hương… và tham gia các chương trình truyền hình thực tế.

Nghệ thuật không buông tha Trường Giang….

Xem thêm: Trịnh Thăng Bình Sinh Năm - Tiểu Sử Ca Sĩ Trịnh Thăng Bình

Ít ai biết MC Trường Giang từng thi rớt trường sân khấu điện ảnh và bị buộc thôi học vì không có tiền đóng học phí. Anh nghe lời bạn thi vào trường Sân khấu điện ảnh nhưng không thành, anh học hệ B vừa học vừa làm, trải qua đủ các nghề từ bán nước suối đến chạy bàn quán nhậu để kiếm tiền đi học. Nghệ thuật không buông tha’, năm 2006 anh về cộng tác cho sân khấu Nụ cười mới, diễn các vai nhỏ, diễn lót nhưng may mắn được đứng chung sân khấu với những tên tuổi lớn như nghệ sỹ hài Hoài Linh, Chí Tài…, được học thêm nhiều điều trong cách diễn xuất cộng với cái duyên sân khấu, cái tâm yêu nghề và sự cố gắng không ngừng. Trường Giang khiến khán giả cười nhiều hơn mỗi khi anh xuất hiện, khán giả nhớ đến anh nhiều hơn với hình ảnh ‘ông già Mười Khó’ nói tiếng Quảng Nam.

Những tiểu phẩm hài hay nhất của Trường Giang từ trước tới giờMười KhóOsin Là Ông NộiThần ĐènOan GiaLệ Tủm đi thiVợ Chồng Thằng ĐậuChuyện Đời [Ông Tào Ông Lao]Vợ Ơi! Anh Muốn Có ChồngChuyện Tình Không TuổiNguy Hiểm Luôn Rình RậpAi Sợ Ai [sân khấu Nụ Cười Mới]Bụi Đời Teen [sân khấu Nụ Cười Mới]

Ganh hài Trường Giang và bạn gái Nhã Phương… phim giả tình thật?

49 Ngày là phim điện ảnh mà Trường Giang và Nhã Phương cùng đóng vai chính với nhiều hình ảnh đẹp và lãng mạn không thua kém phim Hàn. Không chỉ thân thiết trong những cảnh quay mà sau hậu trường, Trường Giang cũng rất chu đáo chăm sóc Nhã Phương như “người yêu” trong phim. Chính điều này đã dấy lên nghi án Trường Giang phim giả tình thật với Nhã Phương.

Tin tức mới nhất về MC, danh hài Trường Giang, diễn viên Nhã Phương sẽ được congai9.com tiếp tục cập nhật ở các bài viết sau, mời bạn đón đọc.

tu khoa

trường giang và nhã phương mới nhấtnhã phương tỏ tình trường giangtruong giang nha phuong moi nhatchuyện tình nhã phương trường giang

Trong những nam danh ca nhạc vàng nổi tiếng nhất trước năm 1975, ngoài tứ trụ mà ai cũng biết thì còn có các ca sĩ khác như Thái Châu, Thanh Phong, Phương Đại, Trung Chỉnh, và được yêu mến nhiều nhất có lẽ là Giang Tử – người ca sĩ một đời gắn bó với âm nhạc, một đời rong ruổi đây đó để mang tiếng hát trầm ấm đặc biệt của mình đến khắp mọi miền.

Ca sĩ Giang Tử tên thật là Nguyễn Văn Giang, sinh năm 1942 tại Thái Thụy, Thái Bình. Nhiều nơi ghi thông tin ông sinh năm 1944 tại Hải Phòng là không đúng, theo con trai của ca sĩ Giang Tử thì ông chỉ theo gia đình đến Hải Phòng vào lúc khoảng 8 tuổi, khi cha của ông đến thành phố cảng để dạy học. Tại đây, Giang Tử được theo học trường Tây, sau đó vài năm thì cả gia đình chuyển vào Sài Gòn năm 1954 và sinh sống ở ngã ba Ông Tạ – một khu vực tập trung rất nhiều gia đình di cư.

Cha của Giang Tử theo nghề giáo và muốn con nối nghiệp, nhưng ông lại mê văn nghệ và thường theo bạn bè rong chơi. Khoảng năm 14-15 tuổi, Giang Tử được cho theo học nhạc sĩ Y Vân – được ông mô tả là người thầy rất dễ thương, vui tính, hết lòng với học trò. Sau đó Giang Tử còn được danh ca Duy Trác hướng dẫn thêm về thanh nhạc. Duy Trác nổi tiếng với những bài tình ca lãng mạn, nên cũng dễ hiểu khi biết rằng thời gian đầu của sự nghiệp, Giang Tử thường hát các ca khúc trữ tình – tiền chiến của các nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý, Phạm Đình Chương… Đó là những năm cuối thập niên 1950 khi ông mới 16,17 tuổi.

Do tính tình phóng khoáng và thích la cà đây đó cùng bạn bè nên từ khi trước khi vào nghề, ông được bằng hữu đặt cho cái tên Giang Tử – với ý nghĩa một người lãng tử tên Giang. Năm 1963, ông vào quân ngũ, phục vụ bên Tâm lý chiến và thường đi hát ở các tiền đồn. Từ lúc này ông bắt đầu chuyển qua hát nhạc vàng và nhạc về người lính.

Đôi song ca Hai Con Lạc Đà

Đây cũng là thời gian Giang Tử chơi thân với ca sĩ cùng tuổi là Chế Linh, thuê nhà trọ để ở chung bên Phú Nhuận, cùng đi diễn và hát song ca với nhau, thường được gọi là song ca Hai Con Lạc Đà. Sự kết hợp đặc biệt này có được là nhờ nhạc sĩ Y Vũ [cùng học nhạc với Giang Tử trước đó] gợi ý. Ông kể lại:

“Bài song ca đầu tiên mà Chế Linh và Giang Tử hát chung là một sáng tác của Chế Linh: “Nỗi Buồn Sa Mạc”. Tựa của bài hát này đã gợi cho Chế Linh và Giang Tử một cái tên chung khi hát song ca để có kỷ niệm. Hai đứa ngồi bàn bạc và chọn tên “Hai con lạc đà” mang ý nghĩa của sự chịu đựng. Con lạc đà thường vượt qua sa mạc mênh mông cần phải có sự chịu đựng dẻo dai. Lúc đó, cũng có một chút tâm linh và dị đoan, mình nghĩ đặt tên như vậy sẽ có sự bền bỉ, nhờ vậy, sự kết hợp song ca của hai đứa sẽ được kéo dài.”

Thời gian sau đó, ông ký độc quyền thu âm cho Hãng đĩa Dư Âm của nhạc sĩ Ngọc Sơn, sau đó nữa là Hãng Dĩa Việt Nam của bà Sáu Liên. Bà kể lại: “Chúng tôi thấy Giang Tử là giọng ca triển vọng nên quyết định lăng – xê ca sĩ này, để anh song ca với nhiều nữ ca sĩ thời đó: Hương Lan, Trang Mỹ Dung, Yến Linh, Giáng Thu… Dẫu sớm khẳng định tên tuổi nhưng Giang Tử không kiêu căng, ỷ lại mà cần mẫn làm việc. Mỗi khi thu âm xong một ca khúc đều lắng nghe ý kiến của “đàn anh” trong nghề”.

Trong sự nghiệp trước năm 1975, Giang Tử được yêu thích với các ca khúc Chia Ly, Gặp Lại Cố Nhân, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ, Nó Và Tôi… đặc biệt là bài Căn Nhà Màu Tím khi song ca với nữ ca sĩ Giáng Thu.


Click để nghe Giang Tử và Giáng Thu song ca Căn Nhà Màu Tím

Giang Tử lập gia đình với một nữ ca sĩ cũng thuộc tâm lý chiến quê ở Long Xuyên và có 4 người con, trong đó người con gái út định cư tại Mỹ và sau này là người bảo lãnh ông sang sống cùng, và người con trai duy nhất là Trương Đông từng tham gia cuộc thi hát Bolero vào năm 2017. Mời  bạn nghe lại ca khúc Căn Nhà Màu Tím của Trương Đông hát cùng vợ, giọng của anh rất giống cha của mình:


Click để nghe

Sau năm 1975, Giang Tử ở lại Sài Gòn và tham gia một số đoàn ca nhạc như đoàn kịch nói Kim Cương, đoàn Hương Miền Nam, đoàn của bầu Duy Ngọc.

Trong suốt cuộc đời của mình, nghề duy nhất của Giang Tử chỉ là đi hát và ông không làm bất cứ việc gì khác. Từ sau năm 1975 là thời điểm rất khó khăn với các văn nghệ sĩ miền Nam, Giang Tử vẫn đi theo các đoàn hát khắp mọi miền. Đến năm 1995, dòng nhạc trẻ bùng nổ ở trong nước, dòng nhạc vàng và nhạc quê hương bị “kỳ thị”, một phần nữa là hầu hết các đồng nghiệp cùng thời với Giang Tử đã sang định cư ở hải ngoại, nên ông tạm thời nghỉ hát, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện ở một số sân khấu hát phụ diễn.

Năm 2010, Giang Tử được con gái bảo lãnh sang Mỹ, ông liên lạc với những người bạn cũ và được ca sĩ Phương Hồng Quế giới thiệu lên hát ở Asia bắt đầu từ chương trình Asia 65 và rất được yêu thích với tiết mục song ca Giọt Buồn Không Tên với Phương Hồng Quế. Ông không ký độc quyền với trung tâm nào nên đã xuất hiện thường xuyên trên cả 3 trung tâm lớn Asia, Thúy Nga và Vân Sơn.


Click để nghe Giang Tử – Phương Hồng Quế hát Giọt Buồn Không Tên

Những năm cuối đời, Giang Tử được chẩn đoán ung thư vòm họng, nhưng do đam mê ca hát nên ông vẫn đi biểu diễn. Vào cuối tháng 5 năm 2014, tức là chưa đầy 4 tháng trước khi mất, ông vẫn tham gia biểu diễn và ghi hình cho chương trình Paris By Night 111. Đến những ngày cuối đời, bệnh chuyển biến quá nhanh nên ông đã ra đi vào ngày 16 tháng 9 năm 2014.

Có thể nói Giang Tử là một trường hợp đặc biệt, khi mà khoảng thời gian cuối đời của ông cũng là lúc mà sự nghiệp trở nên rực sáng nhất, hơn cả thời đỉnh cao của dòng nhạc vàng là trước năm 1975. Ông đã hát và nổi tiếng cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.

 Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Video liên quan

Chủ Đề