Ca sĩ nhật phong quê ở đâu là ai?

Tác giả: Cường Phạm/Sức Khỏe Cộng Đồng

Bước ra từ thế giới ảo, Nhật Phong ngày càng khẳng định được tên tuổi với hàng loạt bản hit triệu views được khán giả yêu thích.

Từ ngôi sao mạng đình đám Nguyễn Thế Bình…

Nhật Phong tên thật là Nguyễn Thế Bình, sinh năm 1992 tại Lào Cai. Được đào tạo bài bản tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhật Phong cũng từng tham gia nhiều cuộc thi ca hát truyền thống như Sao Mai, Tiếng hát Truyền hình Hà Nội… nhưng chưa bao giờ vào được tới đêm chung kết.

“Có thể hồi đó Phong cũng như nhiều bạn trẻ được học hành bài bản về thanh nhạc, luôn hát một cách khuôn mẫu, chỉn chu như những gì được học mà chưa có được một màu riêng để gây ấn tượng với công chúng” - Nhật Phong chia sẻ.

Ca sĩ Nhật Phong nổi lên từ những bài cover trên mạng.

Nam ca sĩ từng có thời gian ngắn hoạt động ở Sài Gòn nhưng sau đó quyết định quay về Hà Nội và bắt đầu cover nhạc đăng lên mạng. Bắt đầu từ những buổi livestream trên Facebook cá nhân, Nhật Phong thu hút người nghe bằng cách cover ca khúc của người khác. Chàng ca sĩ trẻ hát rất nhiều thể loại âm nhạc để chiều lòng khán giả và sự phản hồi, góp ý chân tình của họ, cũng giúp Phong phần nào nhận ra thế mạnh âm nhạc của mình. Và cứ thế, những tình cảm chân thật giữa nghệ sĩ và khán giả được hình thành nhờ những cây cầu người ta vẫn thường gọi là “ảo” như Facebook, YouTube hay các trang chia sẻ nhạc.

Đến nay, dù không còn thường xuyên cover nhạc nhưng trang Facebook cá nhân của Nhật Phong đã có tới hơn 240 nghìn lượt theo dõi, mỗi trạng thái của nam ca sĩ cũng nhận được nhiều nghìn lượt tương tác từ khán giả và cộng đồng mạng.

… Đến ca sĩ triệu view mới nổi của showbiz Việt

Sau những vấp váp trong những ngày đầu dấn thân vào con đường nghệ thuật, Nhật Phong ngày càng trưởng thành, cũng như chính minh được tài năng của mình. Nam ca sĩ sinh năm 1992 đang là một trong những ca sĩ trẻ hot nhất V-Pop ở thời điểm hiện tại khi anh sở hữu hàng loạt ca khúc triệu views, nắm giữ những thứ hạng cao tại các bảng xếp hạng uy tín, vượt qua nhiều tên tuổi đình đám của showbiz.

Bắt đầu chuỗi thành công này là 2 ca khúc “Thằng hầu” và “Tướng quân”, góp phần giúp Nhật Phong đến gần hơn với khán giả. Tiếp nối những thành công đó, nam ca sĩ cũng vừa chinh phục khán giả với bản ballad ngọt ngào và đầy tự sự “Yêu một người tổn thương”.

Nhật Phong vụt sáng thành ca sĩ triệu view của showbiz nhờ hàng loạt hit đình đám.

Tính đến thời điểm hiện tại, ca khúc "Yêu một người tổn thương" của Nhật Phong đã đạt hơn 10 triệu lượt xem trên Youtube và liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng ca khúc "hot" nhất hiện nay trên BXH nghe nhạc trực tuyến, vượt qua những tên tuổi như Đạt G hay Mr Siro.

"Yêu một người tổn thương" là ca khúc do chính Nhật Phong sáng tác. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, lời bài hát như chính tâm sự của tác giả khi đem lòng yêu một cô gái từng chịu tổn thương trong chuyện tình cảm.

“Ca khúc này được Nhật Phong viết trong một đêm nằm mơ thấy mối tình cũ đang khóc. Vì thế, câu chuyện trong bài hát cũng chính là câu chuyện có thật của Phong khi người con gái mình dành tình yêu vẫn chưa quên được người cũ. Qua bài hát, Phong muốn truyền tải thông điệp tới những người đàn ông rằng khi yêu thì nên bỏ qua quá khứ của người con gái, và chấp nhận họ bằng sự bao dung”.

Với giọng hát ấm áp, lối hát tự sự, Nhật Phong hứa hẹn sẽ tiếp tục gây bão V-Pop trong thời gian sắp tới.

Trần Nhật Phong là một người ủng hộ trung tâm Thúy Nga về việc ủng hộ giữ gìn và bảo tồn văn hóa và nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, đồng thời là một nhân vật ảnh hưởng lớn đến truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ. Trong chương trình Paris By Night 127, ông là người đã cố vấn nội dung văn nghệ cho Nguyễn Ngọc Ngạn với tư cách khách mời gián tiếp.

Trần Nhật PhongTrần Minh Phong [tên khai sinh]Ông mặt đỏ [biệt danh do khán giả đặt sau khi cộng tác với Trang Thanh Lan]

Âu Dương Phong [biệt danh do Trương Quốc Huy đặt]

Nhà báoNgười cố vấn nội dung

Đạo diễn

Người ủng hộ trung tâm Thúy Nga

PBN TNMB Live Khác
0 0 0 0

- Lê Thị Tính [mẹ] [1939 - 2021]- Li Huệ Thanh [chị gái]- Li Chi Phát [anh trai, đã qua đời]- Li Huệ Anh [chị gái]- Li Huệ Minh [chị gái]- Lý Huấn Phi [anh trai]- Lý Huấn Long [anh trai]- Nghệ sĩ Phượng Mai [vợ]

- Trần Minh Vũ [em trai]

Tiểu sử

Trần Minh Phong sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, và cha ông là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ở một thời điểm nào đó sau năm 1975, gia đình Trần Nhật Phong định cư tại Hoa Kỳ. Ở một thời điểm nào đó trước khi tới Hoa Kỳ lần đầu tiên, ông từng giúp đỡ nhạc sĩ Ngọc Trọng vốn là em trai nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.

Thập niên 1980 - 2010

Trần Nhật Phong theo học đại học Columbia tại New York vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc như một diễn viên lồng tiếng cho những bộ phim của Hồng Kông và Đài Loan và học hỏi được rất nhiều điều hay từ những nhà viết kịch bản của Hồng Kông hay Đài Loan, do cơ chế tự do và sức sáng tác dồi dào và đôi khi mang đậm những triết lý nhân sinh của người gốc Á. Năm 1993, Trần Nhật Phong đến Hồng Kông - khi ấy vẫn còn là thuộc địa của Anh - ông từng sống và làm việc tại đây được vài tháng trước khi trở về Hoa Kỳ và định cư ở Quận Cam. Hồng Kông cũng là vùng lãnh thổ để lại cho ông nhiều ấn tượng nhất về lối sống của cư dân tại đây. Năm 1994, khi đã về định cư tại California, ông bước chân vào con đường nghệ thuật.

Trần Nhật Phong cũng có một thời gian làm MC vào cuối thập niên 1990 nhưng rồi phải giã từ nghề này vào năm 2001. Ông trở thành một nhà báo và người tổng hợp thông tin từ đầu thập niên 2000 cho đến nay. Năm 2012, ông cộng tác với đài BBC trong suốt năm năm với sự đồng thuận về quy tắc hoạt động, đến năm 2017, tức sau khi Donald Trump trở thành tổng thống thì ông quyết định chuyển sang trở thành Youtuber tư nhân với kênh PHONG TRAN tồn tại ít nhất từ năm đó cho đến nay.

Cuối năm 2016, Trần Nhật Phong và Phượng Mai mở một tiệm hủ tiếu, nhưng một thời gian sau đó ông ngừng kinh doanh quán này và tiếp tục công việc livestream đọc tin tức và bình luận về những hiện tượng chính trị xảy ra tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Một ngày ông thực hiện ít nhất 3 hoặc 4 livestream trên kênh PHONG TRAN, một lần để đọc tin tức Hoa Kỳ và Việt Nam, một lần để đọc tin tổng hợp gồm nhiều chủ đề khác nhau nhưng không thường xuyên, 2 livestream còn lại có tựa đề Houston Nhật Ký nhằm bình luận về những đề tài chọn lọc, và ông thường lên sóng vào khoảng 6 - 8 giờ sáng theo giờ Los Angeles, ngoài ra còn có chuyên mục Chương trình đặc biệt thực hiện vào sáng thứ 7, bình luận về những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt hải ngoại hay tình hình chính trị Việt Nam hoặc thế giới.

Khoảng năm 2017 - 2018, Trần Nhật Phong quen biết MC Ngọc Hân, người hiện đang cộng tác với đài VietFaceTV và trung tâm Thúy Nga - trước đó ông cũng đã quen biết với Tô Văn Lai vốn là nhà sáng lập của trung tâm Thúy Nga.

Cộng tác với trung tâm Thúy Nga năm 2018

Tháng 3 năm 2018, trung tâm Thúy Nga gặp phải một đoàn người biểu tình phản đối trung tâm Thúy Nga về việc cộng tác với đài truyền hình Vĩnh Long vốn là một trong những cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, và chính Trần Nhật Phong đã đứng ra giải quyết việc này giùm cho Tô Ngọc Thủy không vì tư tình giữa ông với Thúy Nga, mà là vì muốn bảo vệ cho thành trì cuối cùng của sân khấu văn nghệ hải ngoại dù có một số ca sĩ đã về Việt Nam và được chính quyền chiếu cố cấp phép biểu diễn.

Ngày 29 tháng 4 năm 2018, Trần Nhật Phong xuất hiện trong hậu trường thực hiện chương trình Paris By Night 125 thực hiện về chủ đề nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nhằm mục đích cố vấn nội dung cho MC Nguyễn Ngọc Ngạn, trong đó có vấn đề về việc cựu nghị sĩ John McCain đối với chính sách đưa những quân - cán - chính Việt Nam Cộng hòa qua Hoa Kỳ theo diện HO của tổng thống Ronald Reagan và George H. W. Bush - Trần Nhật Phong cho rằng thông tin về John McCain có có công lớn trong chính sách trên là sai, khi Nguyễn Ngọc Ngạn hỏi là có cần đính chính không thì Trần Nhật Phong trả lời là không cần thiết nhưng với trách nhiệm của một người nổi tiếng, nhà văn cần phải cáo lỗi nhưng ông đã không làm điều này trong suốt chương trình.

Vài tháng sau, khi trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 127 có sự xuất hiện của trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh cùng với nữ nghệ sĩ Phượng Mai, ông đã cố gắng giải thích rõ cho Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên về ý nghĩa của trích đoạn, cụ thể là màn tế chồng của Bà Trưng [rót rượu xuống dưới], nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn lại không mang điều này để chia sẻ với khán giả, và điều này đã khiến Trần Nhật Phong bất bình.

2019 - nay

Vào cuối tháng 12 năm 2019, khi Nguyễn Ngọc Ngạn bị lên án bởi cộng đồng người Việt hải ngoại về việc nói khống việc 50,000 người Mỹ "trốn" sang Canada, Trần Nhật Phong đã đưa những câu chuyện nói trên ra chia sẻ với dư luận và kết luận ông là người không hiểu rõ những giá trị nghệ thuật và chính trị Hoa Kỳ, nạn nhân của vòng xoáy của ngành giải trí và là người đã tiếp tay cho sự sai lệch của truyền thông cánh tả tại Hoa Kỳ.

Năm 2020, Trần Nhật Phong công bố ủng hộ tổng thống Donald Trump tái đắc cử và phản đối phong trào khủng bố Black Lives Matter và Antifa vì những người tổ chức các phong trào đó được đào tạo theo chủ nghĩa Marxist vốn là tiền thân của chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 2020, ông tuyên bố ngừng sử dụng Facebook vì Facebook đã can dự vào kết quả bầu cử thông qua hệ thống fact-check nhằm tạo thông tin sai lệch về tổng thống Trump và ông chủ yếu được nhìn thấy trên Youtube.

Năm 2021, Trần Nhật Phong tổ chức một sự kiện đòi lại tác quyền cho những tác phẩm nghệ thuật của các nhạc sĩ trước và sau năm 1975, nhân việc một số nhạc sĩ đã bị các tổ chức tại Việt Nam lừa gạt lẫn ép buộc giao tác quyền những tác phẩm của họ với danh nghĩa bảo vệ bản quyền, dẫn đến chúng bị kiểm soát hoàn toàn dưới những bàn tay nối dài của chính quyền cộng sản Việt Nam [cụ thể là tổ chức VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam] và nhiều nghệ sĩ đã không thể biểu diễn những tác phẩm đó trên các nền tảng khác nhau như Facebook và Youtube - chính bản thân trung tâm Thúy Nga cũng từng bị ảnh hưởng từ những vụ tranh chấp bản quyền này khi các chương trình Paris By Night từ 111 đến 129 đều không có nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và nhạc của Hoàng Thi Thơ không xuất hiện trên Spotify. Sự kiện trên đã thu hút rất nhiều giới văn nghệ sĩ nổi tiếng trong cộng đồng tham gia, bao gồm nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, Ngọc Trọng vốn cũng là nạn nhân của vụ tranh chấp tác quyền [dù nhạc của họ chưa hẳn bị cấm cửa hoàn toàn trên các nền tảng mạng xã hội], ca sĩ Hương Lan, Mỹ Lan, họa sĩ kiêm thi sĩ Trịnh Cung,... Ngày 23 tháng 9 năm 2021, Trần Nhật Phong có mặt trong buổi tiệc mừng kênh N10Tv đạt nút vàng của Trương Quốc Huy.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2022, Trần Nhật Phong ra thông báo tuyển diễn viên trong các livestream của mình. Tháng 4 năm 2022, Trần Nhật Phong lên tiếng đả kích phát ngôn của diễn viên hài Quang Minh về bộ phim Qua Bển Làm Chi và phát ngôn cho rằng 10 người Việt ở hải ngoại thì 9.5 người muốn về Việt Nam vì đã tiếp tay cho cộng sản Việt Nam bôi nhọ cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như nghề nail tại đây.

Quan điểm của Trần Nhật Phong về trung tâm Thúy Nga

Tích cực

Trần Nhật Phong cho rằng trung tâm Thúy Nga, cùng với trung tâm Asia thực hiện rất tốt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 [đây chính là lý do ông ủng hộ trung tâm Thúy Nga thực hiện các chương trình Paris By Night, đặc biệt là những chương trình chủ đề vinh danh các nhạc sĩ trước năm 1975], trong đó trung tâm Thúy Nga tập trung vào nhạc tình và nhường mảng nhạc lính cho trung tâm Asia. Năm 2018, ông đặc biệt dành sự quan tâm đối với chương trình Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới thực hiện nhằm tưởng nhớ đến nhạc sĩ - đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Đông, đó chính là lý do ông có mặt tại hậu trường chương trình này với vai trò cố vấn nội dung.

Bản thân ông cũng phải công nhận rằng một số ca sĩ đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga khi về nước làm giám khảo một số chương trình do đài Truyền hình Vĩnh Long tổ chức đã thu hút rất nhiều khán giả và làm sống dậy lại những ca khúc nhạc vàng cũng như một phần lớn của nền văn hóa miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đến mức hầu như từ Bắc vào Nam người ta đều hát nhạc vàng, dẫn đến gây phá sản một phần lớn mục đích xóa sổ nền văn hóa tốt đẹp của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Tiêu cực

Trần Nhật Phong không đồng tình với việc trung tâm Thúy Nga và đài VietFaceTV thực hiện chương trình gây quỹ cho phong trào Stop Asian Hate vì phong trào này do đảng Dân chủ lập ra và có mục đích gây chia rẽ giữa các sắc tộc cùng sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và ông cho rằng chương trình đó được thực hiện nhằm mục đích trục lợi từ tấm lòng của người Việt hải ngoại.

Đồng thời, ông cũng không đồng ý về việc trung tâm Thúy Nga độc quyền về những hình ảnh trong tang lễ của Phi Nhung đối với các cơ quan truyền thông chân chính tại hải ngoại vì các cơ quan đó cũng cần những hình ảnh đó để đưa tin.

Các mối quan hệ

Trần Nhật Phong có nhiều mối quan hệ với các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trong đó có nhiều người đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga và những người ủng hộ chủ nghĩa cánh hữu cũng như phong trào Make America Great Again trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Danh tiếng và lý luận của ông đủ mạnh để trở thành đối trọng khó lường của những người Việt ủng hộ đảng Dân chủ hay đi theo chủ nghĩa cánh tả cũng như chủ nghĩa cộng sản tại Hoa Kỳ.

Tên nhân vật Cách mà Trần Nhật Phong gọi người đó
Hoàng Kiều Trọc phú
Nam Lộc Nhạc Bất Quần
Hùng "Cửu Long" Thần "tưng"
Ngô Kỷ Đại gia homeless
Nguyễn Cao Kỳ Duyên Con mắm
Phượng Mai Nữ hoàngThủ tướng

Trưng Trắc

Phạm Duy Bố

Phượng Mai

Phượng Mai là phu nhân của Trần Nhật Phong. Ông có nhiều lần xuất hiện trong những hình ảnh gia đình thân mật của Phượng Mai.

Bản thân ông thi thoảng cũng xuất hiện trong series chương trình Nghệ Thuật Kim Cổ trên kênh Youtube của chính nữ nghệ sĩ.

Duyên Anh

Nhà văn Duyên Anh là một người anh kết nghĩa của Trần Nhật Phong.

Tô Ngọc Thủy

Trần Nhật Phong đã đứng ra giải quyết vụ scandal tháng 3 năm 2018 giùm cho Tô Ngọc Thủy không vì tư tình giữa ông với Thúy Nga, mà là vì muốn bảo vệ cho thành trì cuối cùng của sân khấu văn nghệ hải ngoại dù có một số ca sĩ đã về Việt Nam và được chính quyền chiếu cố cấp phép biểu diễn.

Ngọc Hân

Trần Nhật Phong quen biết Ngọc Hân như một MC từ trước khi ông ngừng sử dụng Facebook vào cuối năm 2020. Trong một phong trào kêu gọi mở cửa các tiệm nail do người Việt quản lý, Ngọc Hân mặc áo màu đen và được Trần Nhật Phong nhắc nhở về việc màu đen là biểu trưng cho phong trào khủng bố Black Lives Matter và Antifa, một phong trào mà hầu hết người Việt sống tại Hoa Kỳ đều không ủng hộ vì chúng lấy chủ nghĩa Marxist làm tư tưởng chủ đạo và đã gây ra cái chết của ít nhất 7 người trong cộng đồng.

Trang Thanh Lan

Trần Nhật Phong từng cộng tác với Trang Thanh Lan để thực hiện một video tiểu phẩm có nội dung châm biếm hành động của bà Phương Hằng, người lúc đó đang lên tiếng đả kích "thần y" Võ Hoàng Yên và được rất nhiều lượt xem livestream. Nhờ vậy mà Trần Nhật Phong có biệt danh do khán giả của Phượng Mai và Trang Thanh Lan đặt là "ông mặt đỏ" vì lớp trang điểm màu đỏ được sử dụng trên mặt của ông trong tiểu phẩm đó.

Một số những văn - nghệ sĩ lão thành tại cộng đồng hải ngoại

Trần Nhật Phong quen biết những văn - nghệ sĩ lão thành trong cộng đồng người Việt hải ngoại thông qua series các chương trình Nghệ Thuật Kim Cổ của Phượng Mai, và họ cũng là những người ủng hộ Trần Nhật Phong trong việc đấu tranh đòi lại tác quyền âm nhạc cho những nhạc sĩ tại hải ngoại và ở Việt Nam.

Trương Quốc Huy

Trần Nhật Phong quen biết Trương Quốc Huy từ giữa thập niên 2010 vì anh vốn từng là tù nhân chính trị tại Việt Nam. Ông xem anh giống như một người em thân thiết vì hai người cùng làm việc trong giới truyền thông chính trị tại hải ngoại và cùng có tư tưởng ủng hộ tổng thống Donald Trump cùng đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

Những Youtuber ủng hộ chủ nghĩa cánh hữu tại Hoa Kỳ

Trần Nhật Phong đánh giá cao sức ảnh hưởng của các Youtuber cánh hữu ở Hoa Kỳ như Trương Quốc Huy, Huy Đức "Thần sấm sét", Ngô Kỷ, Nam Quan - Tiến Dũng,... vì các cơ quan truyền thông cánh tả gốc Việt không thể nào cạnh tranh lại những người trên do những khả năng tổng hợp, chọn lọc và công bố tin tức ưu việt và thu hút người xem của họ cũng như việc họ đã ủng hộ tổng thống Donald Trump cũng như phong trào Make America Great Again.

Những người làm việc cho đài SBTN

Trần Nhật Phong coi đài SBTN là một đài đi theo truyền thông cánh tả, lợi dụng các quy tắc mạng xã hội để ngăn chặn những tiếng nói đối lập với họ. Và chính vì việc họ đã đánh phá phong trào Make America Great Again rất nhiều trong khoảng mùa bầu cử năm 2020 nên ông khẳng định rằng họ chính là đối thủ của ông cũng như những người ủng hộ chủ nghĩa cánh hữu tại Hoa Kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề