Ca sĩ thanh hằng lệ hằng đoàn chuẩn là ai?

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Chị Nga, con gái NSƯT Lê Hằng, xác nhận với VietNamNet: "Mẹ tôi mất lúc 19h50' ngày 18/3 hưởng thọ 87 tuổi. Bà mất do bệnh nặng. Mẹ tôi bị ung thư đã lâu". Hiện tại, chị Nga đang làm việc với nhà tang lễ để lo hậu sự cho mẹ. Khi có thông tin chính thức về đám tang, chị sẽ thông báo đến mọi người.

Nhan sắc của NSƯT Lê Hằng thời trẻ.

NSƯT Lê Hằng tên thật là Lê Lệ Hào, sinh năm 1935 tại Thanh Trì, Hà Nội trong một gia đình dân nghèo thành thị. Năm 1953, bà trở thành quán quân cuộc thi hát do Đài phát thanh TP. Hà Nội tổ chức rồi chính thức theo sự nghiệp ca sĩ từ đó. 

Nghệ danh đầu tiên của bà là Thanh Hằng, đến cuối năm 1955 mới chính thức đổi thành Lê Hằng. Vì vậy, khán giả mến mộ bà thường nhớ tới ca sĩ Thanh Hằng như một nàng thơ đi vào huyền thoại của tân nhạc Hà thành tiền chiến và cả một Lê Hằng là NSƯT, danh ca nhạc đỏ thập niên 1960.

Nghệ sĩ Lê Hằng năm 73 tuổi.

Thời trẻ, Lê Hằng thanh sắc vẹn toàn. Bà hát hay, nhan sắc kiều diễm, tính tình lại nhẹ nhàng, dễ mến. Bà là nàng thơ, nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết nên ca khúc Tà áo xanh đi vào âm nhạc. Nghĩa là, “người con gái có đôi môi cá vàng” lúc nào cũng mặc áo xanh chính là Lê Hằng hay ca sĩ Thanh Hằng ngày ấy.

Dù rằng, ngày ấy Lê Hằng rất vô tư. Ban đầu, bà và Đoàn Chuẩn làm việc với nhau như ca sĩ và chủ rạp phim. Sau này, khi biết tình cảm của cố nhạc sĩ dành cho mình, Lê Hằng âm thầm rút lui chứ không tiến tới vì Đoàn Chuẩn đã có vợ. Bà luôn biết ơn ông đã viết ca khúc Tà áo xanh từ mình nhưng không bao giờ hát vì nếu hát thì chẳng khác gì tự ca ngợi bản thân.

Sau này, khi trở thành Lê Hằng của văn công sư đoàn 312, sự nghiệp của bà rẽ sang các ca khúc cách mạng hoặc dân ca như Xuân về hoa nở, Trước ngày hội bắn, Ru con, Trăng sáng đôi miền, Gửi anh lính bờ Nam, Lời anh vọng mãi ngàn năm... Ít ai biết, bà còn hát Opera, từng trình diễn hợp xướng Aria Cô Sao, Em nghĩ sao không ra và Tha thiết tự do - 3 trích đoạn trong nhạc kịch Cô Sao của Đỗ Nhuận.

NSƯT Lê Hằng hát 'Trước ngày hội bắn'

Gia Bảo

Toàn cảnh sự kiện NSND Hoàng Dũng qua đời, thông tin đám tang, những vai diễn ấn tượng.

NSƯT Lê Hằng [1935 - 2021] là nghệ danh một nữ ca sĩ Việt Nam.

Lê HằngTên khaisinhNghệ danhSinhMấtDòng nhạcNghề nghiệpNăm hoạt động
Lê Lệ Hảo [黎麗好]

  • Thanh Hằng

22 tháng 10 năm 1935
Tổng Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
18 tháng 3, 2021[2021-03-18] [85tuổi]
Hà Nội, Việt Nam
Nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, dân ca
Ca sĩ, kịch sĩ
1953 - 2021

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Sự nghiệp
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết
    • 4.1 Tài liệu
    • 4.2 Tư liệu

Lịch sửSửa đổi

Bà sinh ngày 22 tháng 10 năm 1935 tại tổng Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, Bắc Kỳ, bấy giờ thuộc Liên bang Đông Dương, với nguyên danh Lê Lệ Hảo [黎麗好]. Thuở nhỏ, do hoàn cảnh túng bấn nên cô bé Lệ Hảo bỏ học sớm đi đan len thuê để phụ gia đình.

Đầu thập niên 1950, Lê Lệ Hảo xin vào hãng điện kịch của nhạc sĩ Mạnh Cường, phụ trách lồng tiếng cho các phim kịch rối. Năm 1953, Đài phát thanh Hà Nội [do các nhạc sĩ Vũ Khánh và Thẩm Oánh thành lập năm 1952 trên cơ sở chi nhánh Đài phát thanh Pháp Á] mở cuộc thi tuyển ca sĩ cho đài tại trụ sở 58 Quán Sứ. Nhạc sĩ Tu Mi phát hiện giọng ca Lê Lệ Hảo bèn khuyên cô ghi danh dự thi, không ngờ chiếm thủ khoa với bài Đêm xuân dạ khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, từ đấy được vào biên chế Đoàn văn tác vụ Quốc gia Việt Nam. Lê Lệ Hảo chuyển hẳn sang làm ca sĩ với nghệ danh Thanh Hằng[1]. Thời gian này, Thanh Hằng, Minh Đỗ và Tâm Vấn là những giọng ca nữ thượng hạng tại các phòng trà và vũ trường Hà Nội.

Từ đấy, Thanh Hằng là giọng ca quen thuộc ở các sân khấu lớn Majestic, Eden, Olympia, Ciro's. Nhưng cũng nhờ làn sóng điện, giọng ca Thanh Hằng bắt đầu được giới văn nghệ chú ý. Theo một số hồi tưởng của bạn hữu cùng thời, bà quen và có mối tình thầm lặng với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, tuy nhiên hai người chỉ giữ chừng mực vì bấy giờ ông đã có gia đình riêng. Điểm trọng yếu, Đoàn Chuẩn coi Thanh Hằng là nàng thơ mới của mình để sáng tác hàng loạt ca khúc trứ danh từ khi mới quen nhau tới lúc ông tạ thế. Thậm chí sau ngày nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đi khá lâu, hậu thế còn khám phá thêm nhiều ca khúc chưa được ông công bố mà coi Thanh Hằng là điểm tựa âm nhạc[2].

Sau Hiệp định Genève, Thanh Hằng không di cư. Những năm đầu, bà vẫn là một trong những giọng ca vàng ở các sân khấu Long Biên, Đại Đồng, Tháng Tám, Công Nhân... Sinh hoạt văn nghệ thời này còn tương đối thoáng, nghệ sĩ được tự do biểu diễn tuy rằng phải mượn danh nghĩa một đoàn thể nào được cấp phép. Thanh Hằng thường được coi là gương mặt tiêu biểu nhất tại rạp Đại Đồng [số 46 Hàng Cót] bấy giờ do nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thuê mặt bằng, thường diễn với ban Lúa Vàng mỗi thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần.

Khi sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra, văn nghệ miền Bắc bị cưỡng bách quốc hữu hóa. Thanh Hằng bèn đổi nghệ danh là Lê Hằng, gia nhập Đoàn văn công Sư đoàn 312 do tướng Trần Độ trực tiếp quản lý biểu diễn, sau đó lại chuyển sang Đoàn văn công Quân khu Việt Bắc. Giai đoạn này bà chủ yếu hát dân ca để tránh dị nghị.

Năm 1961, Lê Hằng cùng Trịnh Quý đột nhiên nổi tiếng với ca cảnh Trước ngày hội bắn, trên nền một ca khúc mang âm hưởng dân tộc H'Mông. Tiết mục đoạt 3 huy chương tại Hội diễn văn nghệ toàn miền Bắc năm 1962, riêng Lê Hằng được giải vàng. Năm 1965 bà lại đoạt huy chương bạc với bài Trăng sáng đôi miền.

Năm 1968, bà được chọn đi lưu diễn tại Liên Xô, Indonesia, Nhật Bản. Năm 1971 lại sang Chile. Theo hồi ức của bà với tác giả Nguyễn Trương Quý khi soạn sách Một thời Hà Nội hát, trong một dịp công du Việt Nam thập niên 1960, tổng thống Sukarno đã có ý định hỏi cưới bà khi được nghe giọng ca, tuy nhiên lúc đó bà không hồi đáp vì đã có gia đình riêng.

Các giai đoạn sau, tên tuổi Lê Hằng thường gắn với những ca khúc dân ca, nhạc đỏ và bước đầu tham gia một số vở nhạc kịch. Bà vào cả chiến trường B3 biểu diễn cho cán bộ chiến sĩ hỏa tuyến.

Từ cuối thập niên 1980, do chính sách Đổi Mới, nghệ sĩ Lê Hằng bắt đầu ca diễn trở lại những ca khúc tiền chiến, đặc biệt là các bài nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đề tặng bà. Sau khi hồi hưu, bà lại tham gia đóng một số phim truyền hình.

Nghệ sĩ Lê Hằng tạ thế đêm 18 tháng 03 năm 2021 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [Hà Nội] do tuổi cao sức yếu[3].

Sự nghiệpSửa đổi

Tôi biết ông ấy sáng tác ca khúc đó cho tôi vì tôi hay rất hay mặc áo xanh. Tôi từng đến nhà ông ấy, ra ngoài ban công đứng và hỏi ông: "Sao mùa xuân mà lá vẫn rơi thế nhỉ?". Bài hát ông viết về tôi, tôi rất cảm ơn. Tuy nhiên, bảo hát thì tôi không hát. Người ta viết về mình, mà mình lại ca ngợi nó thì không được. Thế nên tôi để cho người khác hát.
— Nghệ sĩ Lê Hằng[4]

  • Bảy sắc cầu vồng
  • Bên hàng dương tôi hát
  • Bế Văn Đàn sống mãi
  • Chiều đợi chờ
  • Chim poong kle
  • Cô gái hái chè
  • Cô Sao [Cô Sao, Em nghĩ sao không ra, Tha thiết tự do]
  • Câu hò bên bờ Hiền Lương
  • Dừng chân bên suối
  • Đêm xuân dạ khúc
  • Đóng nhanh lúa tốt
  • Gửi anh lính bờ Nam
  • Gửi gió cho mây ngàn bay
  • Hà Nội của ta
  • Hương lúa đồng quê
  • Khúc ly ca
  • Khúc nhạc chiều mơ
  • Lời anh vọng mãi ngàn năm
  • Lời Bác Hồ rung chuyển bốn phương
  • Nổi lửa lên em
  • Nổi trống lên rừng núi ơi
  • Quán giang hồ [nhạc kịch Thẩm Oánh]
  • Quảng Bình quê ta ơi
  • Quê hương [Hoàng Giác]
  • Ru con
  • Sóng Cửa Tùng [hợp xướng]
  • Suối Mường Hum còn chảy mãi
  • Suối ngàn đổ về sông rộng [ca cảnh, vai thiếu nữ H'Mông Sùng Hoa]
  • Tan tác
  • Tây Nguyên bất khuất
  • Thanh niên vui mở đường
  • Thắm hoa núi rừng
  • Thu quyến rũ
  • Thu tàn
  • Tình mơ
  • Tình xuân
  • Trăng sáng đôi miền
  • Trước ngày hội bắn
  • Từ hơi ấm lòng bàn tay
  • Xuân về hoa nở

Tham khảoSửa đổi

  • Đoàn Chuẩn - Từ Linh
  • Tâm Vấn
  • Trịnh Quý

Liên kếtSửa đổi

  1. ^ Ý nghĩa là ánh trăng tròn
  2. ^ Bài ca bị xé: Một gói nho khô một cánh pensée
  3. ^ Một nàng thơ đã từ trần
  4. ^ Khi Hà Nội giữ một tà áo xanh

Tài liệuSửa đổi

  • Nguyễn Trương Quý, Một thời Hà Nội hát, Nhà xuất bản Trẻ, chi nhánh Hà Nội, 2018.

Tư liệuSửa đổi

  • Cuộc đời giai nhân nức tiếng Lê Hằng
  • Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ Lê Hằng - một khúc quanh ngoạn mục
  • Nàng thơ huyền thoại đã qua đời

Video liên quan

Chủ Đề