Ca sĩ thanh thúy còn trẻ là ai?

Thanh Thúy – cái tên không còn xa lạ với khán giả màn ảnh vào những năm thập niên 1990. Không chỉ là một diễn viên Thanh Thúy còn ca hát với vai trò một ca sĩ chuyên nghiệp. Giọng hát trong trẻo, sâu sắc của cô khiến Thanh Thúy nhanh chóng nhận được nhiều tình cảm của khán giả.

Thanh Thúy gặt hái được nhiều thành công trong công việc

Năm 1994, Thanh Thúy theo đuổi ca hát chuyên nghiệp với giải nhất Tiếng hát Truyền hình TP HCM qua ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” [sáng tác: Nguyễn Đức Toàn]. Ba năm sau, chị tiếp tục đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát Truyền hình toàn quốc.Làm việc, hoạt động nghệ thuật nghiêm túc và mang lại nhiều thành công cho bản thân và đóng góp cho nền âm nhạc, điện ảnh nước nhà Thanh Thúy chính thức rời khỏi làng giải trí và đảm nhận chức vụ quan trọng.Cuối năm 2017, chị được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM.

Sau đó cô chuyên tâm với hoặt động quản lý

Thanh Thúy được bạn bè, đồng nghiệp vô cùng yêu mến về tài năng cũng như cách điều hành, lãnh đạo của mình.Thế nhưng người phụ nữ vừa có tài, có sắc lại hiếm khi chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, gia đình. Bởi không ai có thể có cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy. Thanh Thý cũng vậy cô và người chồng đầu tiên ly hôn sau khi có chung một cậu con trai vô cùng đáng yêu. Chấp nhận ly hôn Thanh Thúy phải mất nhiều thời gian để vượt qua quãng thời gian khó khăn.

Thế rồi cô cũng quen dần với cuộc sống làm mẹ đơn thân và hài lòng với những gì mình đang có. Thời gian chính cô dành cho công việc, cho việc chăm sóc con cái và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện để không còn thời gian nghĩ đến những mất mát đã qua trong tình cảm, hôn nhân.Thời gian sau Thanh Thúy gặp người đàn ông tốt, khiến cô yên tâm và có thể mở lòng nhiều hơn trong chuyện tình cảm, cuộc sống vì thế cô một lần nữa lại cho phép bản thân được yêu, được tin vào tình yêu nhiều hơn.

Chăm sóc con trai

Anh chính là chỗ dựa vững chắc của cô, cũng chính là người bạn biết lắng nghe, đồng cảm với vợ trong công việc cũng như cuộc sống: “Chồng tôi không làm cùng nghề nhưng hiểu và đồng cảm với tôi trong công việc lẫn cuộc sống. Tôi cảm thấy may mắn khi gặp được anh”, ca sĩ tâm sự. Thế nhưng Thanh Thúy không đặt quá nhiều vào cuộc hôn nhân của mình sự kỳ vọng cũng như niềm tin tuyệt đối như lần đầu kết hôn. Bởi lần này hôn nhân của cô là sự đồng cảm, thấu hiểu nhiều hơn là tình yêu lứa đôi thời trẻ dại.

Con trai Thanh Thúy chính là động lực giúp cô vượt qua mọi khó khăn và cố gắng nhiều hơn trong cuộc sống. Ngay từ nhỏ cậu nhóc đã bộc lộ nhiều khả năng nghệ thuật nhưng Thanh Thúy không ủng hộ con theo con đường đầy cám dỗ này. Cô mong con lớn lên sẽ trở thành người đàn ông trưởng thành, có trách nhiệm với gia đình, người khác và được sống với những niềm đam mê chính đáng của bản thân.

Giấc mơ nghề của ca sĩ Thanh Thúy

NSƯT Thanh Thúy nói cuộc đời mình quá may mắn khi thừa hưởng quá nhiều điều tốt đẹp từ cha mẹ: Sự nghiêm khắc, tự lập của cha và sự sâu sắc từ mẹ. Điều đó giúp Thanh Thúy không gục ngã dù đôi lần gặp bất trắc

Chọn dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để làm live show ghi dấu ấn 21 năm sự nghiệp ca hát của mình quả là rất có ý nghĩa, nhất là đối với giọng ca gắn liền với nhiều ca khúc truyền thống cách mạng, thành danh từ những ca khúc dòng nhạc này như ca sĩ Thanh Thúy.

21 năm cho một đêm diễn

Không ồn ào như những ngôi sao nhạc trẻ nhưng chị luôn là một ca sĩ đắt sô, thậm chí không thể thay thế trong nhiều chương trình ca nhạc được dàn dựng nghiêm túc có chất lượng chuyên môn cao. Thanh Thúy đã thành công không theo cách bừng sáng nhưng bền vững trong đời sống âm nhạc. Đó cũng là phong cách làm nghề mà chị theo đuổi như chị tự nhận xét về mình: “Một nghệ sĩ được trui rèn bằng tác phong của người lính”.

NSƯT – ca sĩ Thanh Thúy

Đạo diễn Nguyễn Thành Vinh, người dàn dựng chương trình cho chị trong đêm diễn Dấu ấn Thanh Thúy, vào ngày 2-5 tại Nhà Thi đấu Nguyễn Du [TP HCM], cho biết xếp lịch làm việc với Thanh Thúy là một vấn đề nan giải vì chị bận quá. Không ai nghĩ giọng ca dòng nhạc truyền thống cách mạng, âm hưởng dân ca Nam Bộ lại đắt sô sự kiện đến thế.

Thanh Thúy cho biết chị ao ước có một đêm diễn riêng như bao ca sĩ khác, nhất là đã qua 21 năm theo nghề. “Tôi có thể đầu tư làm live show riêng cho mình bởi tôi không chịu nhiều áp lực về vấn đề tài chính nhưng tôi là người không giỏi khâu tổ chức, hậu cần. Tôi có thể làm được những việc lớn nhưng không chăm lo những điều nhỏ nhặt nên e sợ rằng đêm diễn sẽ khó thành công như mong đợi” – Thanh Thúy cho biết.

Thế nên, chị đã không tự làm live show cho riêng mình suốt 21 năm qua, chỉ đến bây giờ khi có một đơn vị tổ chức biểu diễn mời chị cùng phối hợp thực hiện, chị mới quyết định. Tuy nhiên, với chị: “Thước đo giá trị cuộc sống của một người không tính bằng thời gian mà bằng sự cống hiến và biết tự hài lòng. Ca sĩ là được hát, nhất là hát cho khán giả mình nghe. Tôi hài lòng vì mình đã có được những điều đó”.

Đứa con gái bướng bỉnh

Con thứ hai nhưng là con gái duy nhất trong nhà, từ nhỏ, Thanh Thúy rất được ba cưng chiều. “Đi đâu ông cũng đem con gái rượu theo hết trơn á!” – chị khoe. Và đó cũng là lý do chị chịu ảnh hưởng rất lớn từ ba mình, đặc biệt là khả năng ca hát. “Ba tôi hát ca cổ hay lắm! Ông dạy tôi khi tôi còn bé xíu”.


Thanh Thúy mê hát cải lương từ nhỏ. Hồi 5-6 tuổi, chị đã thuộc một mớ bài hát. Và chị cũng có tài hát cải lương, học bài hát và cách diễn xuất rất nhanh, dù chị chỉ cần xem các nghệ sĩ diễn qua truyền hình. Nhưng chị lại không thể bén duyên cải lương như mình từng khao khát. Có lần, chị nhờ ba lấy hồ sơ đăng ký dự thi Giọng hát ca cổ hay do Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM tổ chức nhưng chị lại không đủ can đảm đi thi. Chị rẽ sang cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP HCM và trở thành một ca sĩ tân nhạc như hiện tại. Dù vậy, niềm đam mê cải lương chưa bao giờ tắt trong chị. Chị tham gia vài vở diễn và được tán dương từ người làm nghề, đủ để chị có dũng khí theo đuổi sự nghiệp đạo diễn sân khấu. “Những vở diễn nhạc kịch là con đường tôi chọn sẽ đi khi bước chân vào sự nghiệp sân khấu, đây cũng là chọn lựa hợp lý nhất để thực hiện đam mê tân cổ nhạc của tôi” – Thanh Thúy tâm sự.

Người ta bảo con thứ trong gia đình thường có chút trái nết, một chút nổi loạn. Chị cũng là con thứ. Con thứ cộng với “máu” nghệ sĩ nên chẳng ngại phá cách, thử nghiệm. Hơn 10 năm trước, lên sân khấu hát Cô gái mở đường như đang hát một bản tình ca, chị thể hiện ca khúc truyền thống cách mạng như kiểu hát nhạc pop, thêm chút nhún nhảy và pha cả đọc rap trong phần trình diễn, khán giả vừa bất ngờ vừa ngạc nhiên nhưng thích thú. Bên cạnh sự thú vị, cũng có không ít sự phản đối vì thấy lạ quá, không quen được.

Ngay trong album Thúy hát, chị cũng cho thấy một hình ảnh Thanh Thúy hoàn toàn khác lạ. Nhún nhảy, trẻ trung thay vì hình ảnh ca sĩ Thanh Thúy quen thuộc với những ca khúc truyền thống cách mạng hào hùng như trước. Người phản đối đầu tiên chính là ba chị. “Thấy ông không thèm nói chuyện với tôi, hỏi mãi, ông bảo: “Tao thấy bây làm vậy không được à nha!”. Tôi biết ông giận lắm. Phải nói mãi, ông mới chịu hiểu và chấp nhận” – chị kể. Và cuối cùng, ba chị cũng phải nhượng bộ phần nào cô con gái thứ có chút ương bướng giống hệt mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét: “Thanh Thúy lồng ghép tính mềm mại uyển chuyển của nhạc pop vào sự hùng tráng của nhạc đỏ khi thể hiện. Điều đó giúp cho ca khúc nhạc đỏ gần gũi và cũng dễ nghe hơn với khán giả chưa từng trải nghiệm thực tế cuộc sống. Có lẽ, Thanh Thúy là ca sĩ hiếm hoi làm được điều ấy khi những phá cách trong cách hát của cô làm hài lòng người nghe”.

Hài lòng với những gì đang có

Chị bảo cuộc đời mình quá may mắn khi thừa hưởng quá nhiều điều tốt đẹp từ cha mẹ. Đó là sự nghiêm khắc, tự lập của cha và sự sâu sắc từ mẹ. Điều đó giúp Thanh Thúy không gục ngã dù đôi lần gặp bất trắc ở đường đời. “Lần đò” đầu, chị đón nhận cả niềm hạnh phúc vô bờ lẫn hụt hẫng và vỡ vụn. Lúc đó, chị hoang mang nghĩ rằng “Hạnh phúc là thứ khó kiếm tìm”. Và rồi, chị như khép chặt lòng mình vì sợ, vì ám ảnh đau đớn. May mắn, một người đàn ông khác đưa chị vào bến bờ hạnh phúc mới. Chị bảo ở tuổi này, mình tin có “duyên” ở đời. Mọi thứ đều là duyên và cuộc đời chị bước qua những chặng đường khác nhau cũng được sắp đặt bởi chữ duyên.

“Sau những truân chuyên, điều giá trị nhất và cũng là nỗi lo lớn nhất của tôi chính là hạnh phúc gia đình. Có lẽ mọi thứ phải thật giản dị thì sự vững bền mới tồn tại. Trong tình yêu hay hạnh phúc gia đình, mình phải biết hài lòng với những gì mình có. Điều đó sẽ gắn chặt mọi thứ, biến thành yêu thương” – NSƯT – ca sĩ Thanh Thúy quan niệm.

Đậm chất lính

Cái chất lính ở Thanh Thúy không chỉ là tác phong luôn “sẵn sàng” lên đường phục vụ công chúng bằng chuyên môn của mình mà còn ở tinh thần tiến công. Học đạo diễn và cao học thanh nhạc chính là thể hiện tinh thần đó. Chị vừa tốt nghiệp khoa đạo diễn sân khấu mà vở diễn Huyền thoại tình yêu, do chị làm đạo diễn, sẽ ra mắt vào ngày 21-5. Đây là vở diễn nhạc kịch tận dụng ưu thế ca hát lẫn vai trò đạo diễn sân khấu mà chị vừa tốt nghiệp. Chị cho biết vở diễn này cũng được đầu tư để tham gia Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc ở Bạc Liêu, tổ chức vào tháng 8 tới với sự tham gia của các nghệ sĩ Quế Trân, Lê Tứ và Tấn Giao. Đó là chưa kể chị cũng đang ở giai đoạn cuối của chương trình cao học thanh nhạc tại Nhạc viện TP HCM.

Là thiếu tá quân đội, Phó đoàn trưởng Đoàn Văn công Quân khu 7, Thanh Thúy hoạt động theo đúng tác phong và kỷ luật của lính. Chị thường nhận lệnh đi phục vụ ca hát chỉ đôi ba giờ trước khi lên đường. Thời gian còn lại, chị dành cho lớp học, tham gia các chương trình biểu diễn khác.

Ca sỹ Thanh Thúy: “Hạnh phúc còn tùy duyên”

Không chỉ là NSƯT, Thanh Thúy còn là một diễn viên, ca sỹ thuộc hàng ngôi sao được nhiều người yêu mến trong giới giải trí. Nói như vậy, bởi những ca sỹ đi theo dòng nhạc chính thống [để được phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND] có sự khác biệt rõ rệt với những ca sỹ giải trí. Ở Thanh Thúy, có sự dung hòa nhất định. Chị là một nghệ sỹ đa năng?

Có lẽ thế. Tôi thích ca hát và đóng phim. Nhưng tôi nghĩ, mình chỉ làm tốt khi hát và đóng phim thôi, những công việc khác tôi chỉ làm để thử sức mình.

Chị trúng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TpHCM khóa 8. Điều này có thể hiện, Thanh Thúy còn có tham vọng với chính trị?
Tôi vinh dự được Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TpHCM, Ủy ban mặt trận Tổ quốc thành phố tin tưởng đề cử tôi ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân TpHCM và đã được cử tri tín nhiệm bỏ phiếu bầu vào cơ quan này. Tôi không ôm tham vọng với chính trị. Tôi chỉ làm chính trị theo cách của mình. Ví dụ như, tôi đóng góp bằng những sản phẩm âm nhạc tốt, tôi đóng góp ý kiến trên các diễn đàn về văn hóa nghệ thuật, tham gia nhiều chương trình mang tính chất xã hội… Tôi mong có thể góp sức nhỏ của mình để các hoạt động nghệ thuật ngày càng có giá trị chân, thiện, mỹ.

Trên thực tế, thời gian qua báo chí và công chúng phản ứng khá dữ dội về việc nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc, và hàng loạt những sản phẩm nghệ thuật kém chất lượng… Là đại biểu của Hội đồng Nhân dân TpHCM, theo chị, những “vấn nạn” trên có thể chấn chỉnh như thế nào?

Theo tôi, điều quan trọng nhất phải nằm ở ý thức của mỗi nghệ sỹ. Tất nhiên, các nhà quản lý phải khẳng định được vai trò, trách nhiệm của mình. Tôi nghĩ, chúng ta cần phải luật hóa các hoạt động nghệ thuật. Ở đó, mọi quy định, mọi điều luật phải rõ ràng, cụ thể. Ví dụ về việc ăn mặc phản cảm, phải có luật quy định rõ ràng, như thế nào là ngắn, như thế nào là hở, hở đến đâu sẽ bị cấm, ngắn như thế nào bị cho là phản cảm?!

Cơ quan quản lý nghệ thuật cũng nên chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho nghệ sỹ về những giá trị thật sự của cái đẹp, về nền tảng của văn hóa dân tộc. Mỗi nghệ sỹ phải ý thức được, họ là người của công chúng, họ được yêu mến, bởi vậy, họ phải có trách nhiệm cống hiến những sản phẩm âm nhạc tốt, cống hiến những hình ảnh đẹp đến với công chúng. Việc xây dựng hình ảnh đẹp là điều nghệ sỹ cần hướng tới. Nhưng, đẹp đến đâu, đẹp như thế nào, lại tùy thuộc vào trình độ, vào ý thức của mỗi nghệ sỹ.

Theo chị, điều khó quản lý nhất đó là… trình độ của nghệ sỹ?

Đã là nghệ sỹ, ai cũng có cái tôi cá tính. Nghệ sỹ lại rất nhạy cảm. Bởi vậy, công việc quản lý các hoạt động nghệ thuật không đơn giản. Có những nghệ sỹ cá tính rất mạnh, họ mặc một bộ đồ- dù ai cũng chê xấu, nhưng họ vẫn thấy đẹp! Đẹp so với chính cá tính của họ.
Sẽ phải Luật hóa các hoạt động nghệ thuật. Nhưng phải cần đến lộ trình xây dựng, và ở đó, mỗi nhà quản lý nghệ thuật cần đến sự quan tâm, cảm thông, gần gũi nhất định với nghệ sỹ để hiểu cá tính, “chất nghệ sỹ” của họ, tôi cho là như vậy.

Thanh Thúy khá “im lặng” sau quãng thời gian đóng phim Đại gia đình. Chị ít đóng phim hơn, cũng ít chạy sô âm nhạc hơn… Chị sợ bị lẫn vào trong đám đông hỗn loạn ngoài kia của giới showbiz?

Sau Đại gia đình, tôi có tham gia thêm 2 bộ phim khác là Trong mắt em và Mắt bướm. Tôi cũng chuẩn bị ra mắt 2 album mới về nhạc cách mạng và dân gian đương đại. Quả thực, tôi ít đóng phim hơn, và ít đi diễn sô hơn, lý do chỉ vì bận quá. Khi trở thành đại biểu Hội đồng Nhân dân TpHCM, tôi tham gia nhiều cuộc họp hơn, lại đi học thêm khóa Đạo diễn Sân khấu tại ĐH Sân khấu Điện ảnh TpHCM…

Tôi không sợ bị lẫn vào đám đông vì tôi cho rằng, mỗi nghệ sỹ đều có phong cách riêng, có vị trí riêng. Nếu bạn tài năng, bạn có tâm với nghề, bạn luôn có vị trí riêng cho dù sân khấu âm nhạc phức tạp đến mức nào đi nữa. Ví như Tùng Dương, Mỹ Linh, Lê Cát Trọng Lý… họ ra album lúc nào cũng được chú ý.

Bận rộn với nhiều công việc, chị dành thời gian như thế nào cho con trai?

Thường cuối tuần, tôi không nhận sô, và luôn dành thời gian cho con trai. Bé năm nay lên lớp 6 rồi. Cuối tuần nào hai mẹ con cũng đi ăn, đi chơi, đi xem phim… Tôi và con như hai người bạn, luôn chuyện trò, tâm sự về mọi thứ. Đôi khi tôi thấy mình như trẻ con vì sống trong thế giới của bé.

Bé rất tự hào vì có mẹ là nghệ sỹ. Nếu ở trường, thầy cô, bạn bè yêu mến mẹ, bé sẽ về khoe với mẹ ngay. Bé cũng đã tham gia ca hát trong trường. Giọng hát cũng được lắm. Tôi cho bé học thêm Piano. Mẹ không định hướng gì cả, cứ để con lựa chọn đường đi cho mình. Hai mẹ con tôi gần gũi, nên dẫu bận đến mấy, sự kết nối giữa hai mẹ con cũng không bao giờ rời rạc.

Thanh Thúy và con trai

Video liên quan

Chủ Đề